Nhóm giải pháp thông tin tuyên truyền, nâng cao vai trò, nhận thức của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 98 - 100)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Các giải pháp tăng cường công tác dồn điền đổi thửa ở huyện Yên Thủy

4.4.1. Nhóm giải pháp thông tin tuyên truyền, nâng cao vai trò, nhận thức của

4.4.1.1. Thông tin tuyên truyền

tố ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện, triển khai, trong đó phải kể đến nhận thức của người dân, một đặc điểm của nông dân Việt Nam là tính bảo thủ, trình độ văn hóa còn thấp vì vậy người dân còn chưa nhận thức hết được vai trò ý nghĩa của công tác dồn điền đổi thửa, chính điều này đã gây ra một khó khăn không nhỏ cho công tác dồn điền đổi thửa vì vậy để tháo gỡ điều này thì phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động nông dân để mọi người hiểu chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước thông qua các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, như: mở chuyên mục, chuyên đề, phổ biến kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo và cả những tồn tại, hạn chế để rút kinh nghiệm. Tổ chức quán triệt, học tập và thảo luận sâu sắc nội dung thực hiện đổi điền, dồn thửa, tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp trong thời kỳ mới, để mọi cán bộ, đảng viên và quần chúngnhân dân nhận thức rõ việc thực hiện đổi điền, dồn thửa là góp phần phát triển nông nghiệp, đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới.

4.4.1.2. Tổ chức hội thảo, tập huấn

Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về công tác dồn điển đổi thửa với các chủ đề như:

- Vai trò, tầm quan trọng của việc dồn điền đổi thửa - Cách thức tiến hành dồn điền đổi thửa

- Định hướng phát triển sản xuất sau dồn điền đổi thửa

- Tập huấn cho người dân về kỹ thuật nuôi trồng các giống mới phù hợp với định hướng phát triển của địa phương.

- Lợi ích của dồn điền đổi thửa

Bên cạnh việc tập huấn nâng cao nhận thức của người dân về công tác dồn điền đổi thửa, chính quyền các cấp cần có sự phối hợp với các cơ quan chuyên môn như các Viện nghiên cứu, Trường Đại học, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tổ chức các cuộc hội thảo về định hướng phát triển sau dồn điền đổi thửa. Định hướng phát triển sản xuất hàng hóa, những thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp khi ruộng đất không còn bị manh mún, nhỏ lẻ.

4.4.1.3. Nâng cao nhận thức của người dân

Hoạt động dồn điền đổi thửa muốn thành công thì hoàn toàn dựa vào cộng đồng, cộng đồng tham gia bao giờ cũng mang lại kết quả tốt đẹp và tốn ít chi phí

nhất. Để cộng đồng tham gia vào hoạt động dồn điền đổi thửa thì đầu tiên phải làm tốt công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của người dân, giúp người dân hiểu về tầm quan trọng của việc dồn điền đổi thửa, xóa bỏ tâm lý e ngại, lo lắng về sự ổn định hay không của chính sách ruộng đất khi làm DĐĐT, cũng như giúp họ địnhhướng sản xuất trong tương lai sau DĐĐT là một việc làm rất quan trọng.

Để làm được điều này trước hết, cấp ủy, chính quyền các cấp huyện, xã thảo luận và ban hành chủ trương, phương án, kế hoạch triển khai thực hiện. Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, HộiPhụ nữ và các đoàn thể nhân dân các cấp, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, tổ chức vận động đoàn viên, hội viên, quần chúng nhân dân trực tiếp tham gia thực hiện. Nâng cao nhận thức của người dân có thể thông qua các hoạt động cụ thể sau:

4.4.1.4. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong công tác dồn điền đổi thửa

Việc đưa người dân tham gia vào các công việc chung của cộng đồng có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn tới kết quả và hiệu quả của công việc. Ngoài ra khi người dân được làm chủ, được trực tiếp tham gia vào làmc ác công việc thì họ sẽ càng hiểu rõ về dồn điền đổi thửa hơn dẫn đến sẽ có ý thức hơn trong việc sử dụng và bảo trì kết quả của dồn điền đổi thửa sau này. Vì vậy mà Chính quyền cấp huyện, xã cần phát huy vai trò tích cực làm chủ của nhân dân, dân biết dân bàn dân làm dân kiểm tra.

Để làm tốt công tác này, cấp huyện, xã cần tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu và đồng thuận với chủ trương của địa phương một cách hết sức bài bản và khoa học. Để người dân hiểu được “Dồn điền đổi thửa” xuất phát từ chính nhu cầu của họ, mang lại lợi ích cho họ.

Trong quá trình triển khai thực hiện, vận dụng phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”, từ khâu lập đề án và lập phương án dồn điền đổi thửa đến tổ chức thực hiện từng hoạt động, nhất là việc thực hiện quy hoạch về giao thông, thủy lợi. Chính quyền địa phương, Ban chỉ đạo thực hiện công tác dồn điền đổi thửa cần tạo điều kiện để người dân tham gia, gợi ý phương án thực hiện để dân góp ý nhằm khẳng định vai trò chủ thể của người dân, từ đó tạo được lòng tin, sự đồng thuận và đóng góp tích cực trong quá trình thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 98 - 100)