Phương án thực hiện dồn điền đổi thửa đã thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 76 - 81)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa tại huyện Yên Thủy

4.1.4. Phương án thực hiện dồn điền đổi thửa đã thực hiện

Bước 1: Quán triệt chủ trương và công tác chuẩn bị

a. Tổ chức tuyên truyền quán triệt

- Tháng 01 năm 2014 UBND huyện Yên Thủy đã tiến hành hội nghị quán triệt chủ trương dồn điền đổi thửa với thành phần như Bí thư, Chủ tịch UBND, HĐNĐ, UBMTTQ, hội nơng dân huyện, các phịng ban có liên quan thuộc huyện ủy và UBND huyện, Bí thư đảng ủy và chủ tịch UBND các xã, trưởng các cơ quan, đồn thể có liên quan.

Từ tháng 03 năm 2014 đến tháng 6 năm 2014 có 5/13 xã làm thí điểm đã tổ chức Hội nghị quán triệt chủ trương từ Đảng ủy, UBND, HĐND, UBMTTQ, các đoàn thể, cán bộ HTX, đội sản xuất, cán bộ thơn.

Các thơn xóm thực hiện cũng đã mở hội nghị quán triệt chủ trương gồm các thành phần gồm Chi ủy chi bộ, trưởng phó thơn, phụ trách các đồn thể trong thôn như thanh niên, phụ nữ, nông dân, mặt trậnvà toàn thể bà con nhân dân.

Ban chỉ đạo DĐĐT xã (Trưởng ban và các thành viên)

Ban đồn điền đổi thửa xã (Trưởng ban và các thành viên)

- Đến nay trên địa bàn toàn huyện đã được tổ chức tuyên truyền bằng các hình thức như đài, báo, thơng báo, vận động trong nhân dân để tạo sự đồng tình cao trong nội bộ thơn xóm. Phải coi đây là một cuộc vận động chính trị, tư tưởng sâu sắc, rộng khắp trong tồn Đảng, tồn dân, khơng được xem nhẹ công tác này.

b. Công tác chuẩn bị

Ban chỉ đạo dồn điền đổi thửa huyện Yên Thủy, ban thực hiện dồn điền đổi thửa các xã, các tổ cơng táccủa các thơn xóm đã chuẩn bị được:

+ Thu thập được các văn bản của Nhà nước, các Nghị quyết, văn bản của nhà nước, cấp trên.

+ Hồ sơ, tài liệu, bản đồ về đất đai, dân số…. + Chuẩn bị nguồn kinh phí thực hiện.

Bước 2: Điều tra khảo sát diện tích, loại đất dồn đổi.

- Tiến hành thu thập toàn bộ tài liệu, bản đồ, sổ sách hiện có của xã liên quan đến công tác dồn điền, đổi thửa.

+ Bản đồ, sổ mục kê, biểu thống kê, sổ giao nhận diện tích đất nơngnghiệp. + Danh sách các hộ sử dụng đất, đã chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng, chia tách, thừa kế đất nơng nghiệp (nếu có).

- Điều tra hiện trạng: Trên cơ sở tài liệu bản đồ, sổ sách thu thập, tổ chức điều tra thống kê diện tích đất nơng nghiệp của xã, xác định hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của từng hộ gồm: số lượng thửa, diện tích, loại đất, diện tích giao ổn định lâu dài (bao gồm cả diện đã nhận chuyển nhượng hợp pháp), diện tích thuê, đấu thầu thuộc quỹ đất cơng ích, đất nơng nghiệp. Điều tra những trường hợp được chia ruộng nay khơng cịn nhu cầu sản xuất, vận động, thuyết phục để họ tự nguyện trả ruộng cho xã hoặc chuyển nhượng cho hộ có nhu cầu (tổng hợp theo biểu mẫu điều tra).

- Điều tra, thống kê và niêm yết công khai định suất nhận ruộng theo Nghị định 64/CP và Chỉ thị 10.

- Tiến hành điều tra, thống kê chi tiết tất cả diện tích đất cần thiết phải tiền hành dồn điền đổi thửa trên địa bàn 5 xã làm thí điểm. Tại xã Đồn Kếtdiện tích cần thiết phải dồn đổi là 501,88 ha, Ngọc Lương là 574,27 ha, Lạc Lương 845,9 ha, Yên Trị 591,2 ha, Yên Lạc là 613,01 ha.

cây hàng năm trên địa bàn 5 xã.

- Bản đồ hoặc sơ đồ ruộng đất theo hiện trạng cần thiết phải dồn đổi, diện tích, danh sách các hộ dồn đổiphải được niêm yết công khai tại từng thôn.

Bước 3: Xây dựng quy hoạch đất đai, giao thông, thủy lợi.

- Tài liệu quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết sản xuất nông nghiệp đã được duyệt, Đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới (bản đồ, thuyết minh hoặc đề án quy hoạch…).

- Xác định vùng diện tích đất cơng ích 5%:

- Căn cứ vào quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, cả 5/5 xã đã tiến hành lập quy hoạch giao thông thủy lợi nội đồng, quy hoạch sản xuất và lựa chọn phương án thực hiện cho phù hợp với phương án chuyển đổi ruộng đất.

Bước 4: Tổ chức cho nông dân tự đăng ký chuyển đổi ruộng đất cho nhau

Cơng khai hố nội dung quy hoạch, phương án chia ruộng

Niêm yết các bản đồ quy hoạch, phương án chia ruộng tại các nơi công cộng để tồn bộ nhân dân biết và tìm hiểu cụ thể hơn.

Các xã đã phát động nhân dân tự đăng ký chuyển đổi ruộng đất cho nhau giữa các hộ theo quy hoạch của địa phương ưu tiên cho bố con,anh em, dòng họ, hàng xóm láng giềng theo diện tích của từng hộ, kết quả đạt được như sau:

Bng 4.5. Tình hình t dồn đổi ruộng đất ca các hTT Tên xã TT Tên xã Tổng diện tích đất SX nơng nghiệp (ha) Tổng số hộ SX nông nghiệp(hộ) Số hộ tự dồn đổi (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Xã Ngọc Lương 574.27 1.685 198 12 2 Xã Lạc Lương 845.90 1.246 128 10 3 Xã Đoàn Kết 501,88 1.079 109 11 4 Xã Yên Lạc 613.01 1.210 69 6 5 Xã Yên Trị 591.52 1.298 146 11

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Tùy từng loại ruộng, đất, điều kiện sản xuất có nhiều khó khăn ưu tiên cho các hộ nhận gọn 1 thửa, một vùng và cho làm thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy hoạch nếu số người đăng ký nhận ruộng có tổng diện tích tương

ứng với loại đất này; sau đó tập hợp tại và thể hiện trên bản đồ (sơ đồ) diện tích đã đăng ký tự chuyển đổi để dân biết thực hiện.

Bước 5: Bình nhóm đất, xác định hệ số chuyển đổi “K” và khoanh vùng nhóm đất theo hệ số chuyển đổi

Sau khi các hộ tự dồn đổi cho nhau, diện tích ruộng cịn lại trên cơ sở diện tích đất nơng nghiệp thực hiện dồn đổi theo từng vùng sản xuất đã được quy hoạch, UBND xã chỉ đạo các thôn họp dân để bình nhóm đất theo vùng sản xuất đã được quy hoạch phù hợp với điều kiện đất đai của từng địa bàn, đưa nhóm đất đã bình lên sơ đồ, so sánh, cân nhắc, chỉnh sửa và thống nhất niêm yết cơng khai.

Ví dụ: Nhóm 1: Loại đất tốt, gần, điều kiện sản xuất thuận lợi tương ứng

hệ số K = 0,8 về diện tích.

Nhóm 2: Loại ruộng tốt, nhưng xã, điều kiện sản xuất thuận lợi kém hơn

so với nhóm 1 tương ứng với hệ số K = 0,9 về diện tích.

Nhóm 3: Loại ruộng trung bình tương ứng với hệ số K = 1 về diện tích. Nhóm 4: loại ruộng xấu, nhưng gần tương ứng với hệ số K = 1,2 về diện tích. Nhóm 5: loại ruộng xấu, nhưng xa tương ứng với hệ số K = 1,5 về diện tích.

Tổ chức cơng khai dự kiến (khoanh vùng, khoảnh và hệ số “K” trên bản đồ) tại thôn để lấy ý kiến nhân dân hoặc họp dân để thảo luận, bàn bạc thống nhất theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số. Trên cơ sở đó hồn chỉnh lại việc khoanh định các vùng, khoảnh sản xuất và ghi rõ hệ số “K” tương ứng tại các khu vực đó theo ý kiến thống nhất của nhân dân. Đây là căn cứ chính thức để tính tốn diện tích cho từng hộ.

Ví dụ: Hộ ơng B theo tiêu chuẩn được giao là 0,5 ha nếu ông B nhận (hoặc bốc thăm vào) nhóm đất có hệ số “K” = 0,8 thì sẽ tương ứng với diện tích là: 0,5 ha x 0,8 = 0,4 ha

Nếu ông nhận (hoặc bốc thăm vào) nhóm đất có hệ số “K” = 1,2 sẽ tương ứng với diện tích là: 0,5 ha x 1,2 = 0,6 ha

Khuyến khích các hộ có khả năng đầu tư tự nguyện nhận diện tích đất xa, xấu để cải tạo.

Kết quả là sau khi tính tốn hệ số, diện tích từng loại đất của từng khu vực các hộ gia đình trong các xã đã tự chuyển đổi và bình xác định được diện tích, vị trí đất của hộ mình trên hồ sơ, bản đồ sau khi đã trừ đi diện tích đất quy hoạch giao

thơng, thủy lợi nội đồng, quy hoạch sản xuất, đất cơng ích (đất 5%). Các xã Ngọc Lương, Lạc Lương, Lạc Thịnh, Yên Trị đã tiến hành chuyển đổi được 85-91% diện tích. Riêng xã Yên lạc mới thực hiện chuyển đổi được 60% diện tích cần chuyển đổi. Bng 4.6. Tình hình dồn đổi ruộng đất ca các h TT Tên xã Tổng diện tích đất SX nơng nghiệp (ha) Tổng số hộ SX nơng nghiệp(hộ) Số hộ hồn thành dồn đổi(hộ) Tỷ lệ (%) 1 Xã Ngọc Lương 574.27 1.685 1.521 90 2 Xã Lạc Lương 845.90 1.246 1.102 88 3 Xã Đoàn Kết 501,88 1.079 927 86 4 Xã Yên Lạc 613.01 1.210 723 60 5 Xã Yên Trị 591.52 1.298 1.102 85

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Bước 6: Chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn giao ruộng ngồi thực địa

Tổ cơng tác của từng thôn cùng hộ sử dụng đất tiến hành đo đạcxác định diện tích, xác định vị trí, cắm mốc, bàn giao ruộng cho từng hộ trên cơ sở bản đồ đã bốc thăm để giao đất ngoài thực địa.

Lập biên bản giao đất ngoài thực địa và phiếu trích đo thửa đất để làm cơ sở hồn thiện hồ sơ địa chính và cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bước 7: Hồn chỉnh hồ sơ địa chính và cấp lại giấy chứng nhận quyển sử dụng đất

Trên cơ sở phương án dồn điền đổi thửa, căn cứ vào phiếu nhận ruộng, biên bản giao, nhận ruộng đất của từng hộ ngoài thực địa, Ban chỉ đạo xã có trách nhiệm giúp UBND xã hoàn chỉnh, thiết lập hồ sơ đất đai theo quy định hiện hành về hướng dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ như:

- Hồn thiện hệ thống bản đồ địa chính đất đai mới. - Lập hồ sơ đăng ký đất đai, đơn xin cấp GCN-QSD đất. - Xét duyệt hồ sơ. Hoàn thiện hồ sơ. In giấy chứng nhận. - Ký và bàn giao GCN cho người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 76 - 81)