Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 63 - 65)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

- Bao gồm các tài liệu, số liệu, báo cáo thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, dân số, lao động, việc làm, năng suất, hiệu quả sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thu nhập trên địa bàn. Tài liệu, số liệu, bản đồ về đất đai, giao thông, thủy lợi…. các Luật, Nghị định, Thông tư và các văn bản đã được ban hành có liên quan, các văn bản chủ trương, chính sách, qui định về chương trình dồn điền đổi thửa. Tình hình thực hiện cơng tác dồn điền đổi thửa kể từ khi được triển khai thực hiện tại huyện Yên Thủy ác kết quả ban đầu

- Các thông tin thứ cấp được thu thập tại UBND các xã, các phịng ban có liên quan, UBND huyện Yên Thủy, các Sở Ban, ngành của tỉnh Hịa Bình và và số liệu được cơng bố tại các cơ quan Trung ương.

3.2.2.2 Thông tin sơ cấp

- Chọn địa bàn nghiên cứu: Đến nay Yên Thủy mới thực hiện được 5/13 xã nên đề tài lựa chọn cả 5 xã để nghiên cứu, trong đó có 4 xã đã hoàn thành việc dồn điền đổi thửa và 1 xã đang triển khai thực hiện công tác này được 60%.

- Đối tượng khảo sát và phương pháp khảo sát:

+ Chọn 45 hộ ở 4 xã đã hoàn thành dồn điền đổi thửa và 15 hộ ở xã đang triển khai hoạtđộng này để phỏng vấn. Các hộ lựa chọn đảm bảo có ở đủ các qui mơ diện tích khác nhau, ở các nhóm hộ khác nhau (hộ thuần nông, hộ kiêm). Các hộ được khảo sát thông qua phiếu phỏng vấn được thiết kế sẵn.

+ Thảo luận và phỏng vấn sâu các cán bộ địa phương bao gồm cán bộ phịng Tài ngun và mơi trường huyện, cán bộ địa chính xã, ban chỉ đạo thực hiện chương trình dồn điền đổi thửa ở địa phương.

+ Phỏng vấn: Phỏng vấn số liệu lãnh đạo UBND huyện, phòng Tài nguyên và môi trường huyện, lãnh đạo UBND xã, cán bộ địa chính xã, trưởng thơn.

+ Khảo sát các bên có liên quan khác trong chương trình dồn điền đổi thửa như hội nông dân, hội cựu chiến binh...

- Nội dung khảo sát

+ Thông tin chung về hộ/người được phỏng vấn.

+ Nguồn lực đất đai và các nguồn lực khác của địa phương, của hộ.

+ Thực trạng việc dồn điền đổi thửa đang được triển khai tại địa phương, tại hộ.

+ Kết quả của việc dồn điền đổi thửa tại địa phương, tại hộ.

+ Tình hình sản xuất nơng nghiệp của hộtrước và sau khi dồn điền đổi thửa. + Các thuận lợi, khó khăn khi triển khai việc dồn điền đổi thửa ở địa phương, ở hộ.

+ Các ý kiến đánh giá của người được phỏng vấn về nguyên nhân thành công, các vấn đềở địa phương, ở hộtrước và sau khi thực hiện DĐĐT.

+ Các định hướng, đề xuất, kiến nghị… của địa phương, của hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 63 - 65)