Nhận thức của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 96 - 97)

Tư tưởng lạc hậu, cổ hủ của người nông dân đã ăn sâu vào tiềm thức từ rất lâu đời, từ việc góp ruộng vào HTX, rồi giao ruộng về cho hộ theo định suất, khoán 10, giao đất sản xuất nông nghiệp theo Nghị định 64, bây giờ lại dồn đổi thửa thành vùng sản xuất tập trung, tâm tư của người nông dân băn, giao động. Một mẫu ruộng ở bảy, tám khu đồng, cao có, thấp có, chân 2 vụ lúa một vụ màu, lại có chân chuyên trồng mà bây giờ dồn vào liệu còn đủ diện tích, với đủ loại chân lúa, chân màu hay không, rồi dồn vào cánh đồng mẫu lớn canh tác phải theo quy hoạch chung. Cánh đồng lớn làm máy thì trâu bò nhà tôi chơi à, tóm lại bà con quen nếp cũ, ruộng ai nhà ấy làm, thích trồng, cấy giống gì tự mình quyết, bà con chưa hiểu, chưa tin làm cánh đồng mẫu lớn có lợi cho nên tuyên truyền, thuyết phục là việc quan trọng đầu tiên chi bộ phải làm.

Do vậy quá trình thực hiện dồn điền đổi thửa cần có sự tham gia vào cuộc của tất cả các cấp, ban nghành, đoàn thể, đặc biệt là sự tham gia tích cực của người dân để làm cho người dân nhận thức được những thuận lợi, những thay đổi của việc dồn điền đổi thửa và lợi ích lâu dài của người dân.

Qua điều tra cho thấy có tới 83% người dân được hỏi cho biết họ sẵn sàng tham gia thực hiện dồn điền đổi thửa, nhưng cũng có tới 15% trong tổng số hộ được hỏi đã trả lời họ chưa sẵn sàng tham gia. Bộ phận những người dân này vẫn còn có thái độ bảo thủ, e ngại sợ nhận phải những thửa ruộng xấu, không tiện canh tác, tưới tiêu.

Bảng 4.20. Các khó khăn của nhóm tác nhân trong DĐĐT BCĐ Lạc Lương Đoàn Kết Yên Trị

Cấp huyện

- Dân lo ngại vì tỉnh mới làm đều chỉnh ruộng đất, tiếp sau DĐĐT.

- Nhiều xã đã có 5 - 7

thửa/hộ rồi nay không muốn làm nữa

- Nhiều thôn đã chuyển đổi sang trồng màu nên không dồn đổi được.

- Nhận thức của cán bộ, nhân dân một số xã chưa thông.

- Không có nhiều kinh phí để hỗ trợ các xã.

Cấp

- Một bộ phận nhân dân và cán bộ sợ bị rủi ro khi

sản xuất trên mảnh ruộng

to.

- Nhiều hộ đã tự dồn đổi rồi hoặc có ruộng gần đường nên không muốn dồn đổi.

- Kinh phí ít.

- Ruộng đất đã được phép chuyển làm trang trại nên không dồn đổi được.

- Một số cán bộ còn ngại khó, chỉ đạo không quyết tâm.

- Không có kinh phí để hỗ trợ thêm cho các cơ sở.

-Ruộng đất không đồng đều.

- Thiếu nhiều tài liệu về địa

chính.

Cấp

thôn

- Nhận thức của dân hạn chế, nhiều người không muốn DĐĐT.

- Nhiều cán bộ thôn chưa

thông.

- Thù lao cho người đi làm thấp.

- Vì diện tích phải DĐĐT còn

ít nên dân không

nhiệt tình với chủ trương này .

- Nhận thức của dân hạn chế, nhiều người không muốn DĐĐT.

- Nhiều cán bộ thôn chưa thông.

- Thù lao cho người đi làm thấp.

Nông dân

- Sợ rủi ro khi gắp thăm. - Lo lắng về tiêu thụsản phẩm.

-Thừa lao động

- Sợ rủi ro khi gắp thăm

- Thiếu vốn để sản xuất

Nguồn: Tổng kết quảđiều tra (2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 96 - 97)