Q trình tích tụ đất đai và dồn điền đổi thửa của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 31 - 34)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Q trình tích tụ đất đai và dồn điền đổi thửa của một số nước trên thế giới

- Ở Mỹ

Sản xuất nông nghiệp ở Mỹ điển hình là kinh tế trang trại, sản xuất nơng sản hàng hóa phát triển ở trình độ cao. Tất cả các yếu tố từ đầu vào đến đầu ra đều là hàng hóa. Mục tiêu trong sản xuất nơng nghiệp không phải là tự cấp tự túc mà là hàng hóa bán trên thị trường trong và ngoài nước với khối lượng lớn. Chính phủ Mỹ luôn quan tâm đến việc phát triển ngành nông nghiệp. Chính phủ tạo điều kiện cho các hộ sản xuất nơng nghiệp có thể mua đất, thuê đất để sản xuất trên quy mơtrang trại. Vì vậy sản phẩm nông nghiệp chủ yếu được sản xuất từ trang trại. Tồn nước Mỹ có khoảng 2,3 triệu trang trại. Trong đó trang trại gia đình có quy mơ khoảng 195 ha chiếm hơn 90% (chiếm khoảng 60 – 65% diện tích đất canh tác); 10% trang trại cịnlại có quy mơ lớn khoảng 850 ha chiếm 35 – 40% diện tích đất canh tác. Trong 2,3 triệu trang trại nói trên thì có khoảng 15 – 20% trang trại điều hành bằng máy vi tính để điều tiết nguồn dinh dưỡng cho cây trồng, vật nuôi. Đây là yếu tố hàng đầu để khoảng 5% dân số của nước Mỹ tham gia sản xuất nông nghiệp nhưng họ không những vẫn đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm cho đất nước mà còn xuất khẩu ra các nước trên thế giới, các mặt hàng nông sản của Mỹ có thể cạnh tranh với các nước có nền nơng nghiệp lớn (Tơn Gia Hun và Nguyễn Đình Bồng, 2006).

- Ở Trung Quốc

Một thực tế là ruộng đất ở Trung Quốc rất manh mún, mỗi nông hộ sử dụng một khoảnh đất nhỏ, bình quân 0,67 héc ta/hộ gia đình. Những nơng dân ra thành phố kiếm việc làm - đã lên tới 200 triệu người trong những năm vừa qua - phải nhờ người thân canh tác những khoảnh ruộng đó hoặc bỏ ruộng hoang mà khơng thể bán đi được. Vì chưa trả đất canh tác lại cho nhà nước, những công nhân nhập cư này vẫn bị coi là nơng dân và chỉ có thể làm những cơng việc đơn giản, có mức lương thấp. Trong khi đó, ở thành phố, cư dân đơ thị từ lâu đã được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất không hạn chế và rất nhiều người giàu lên rất nhanh cùng với sự sôi động của thị trường đất đơ thị. Mặt khác, chính quyền địa phương thường xun có những quyết định ảnh hưởng xấu người nơng dân.

1978 - 1984 và giai đoạn hai từ 1985 - 1990 sau đó đề ra phương hướng phát triển nông nghiệp nông thôn cho thập kỷ 90. Cách thực hiện cải cách nông nghiệp của nước này trong những năm qua là khốn ruộng đất cho các hộ nơng dân theo nguyên tắc: Thứ nhất, tôn trọng nguyện vọng của quần chúng nhân dân, không được áp đặt. Hai là, phải đảm bảo theo nguyên tắc số lượng và giá trị ngang bằng (nghĩa là những phải qui đổi theo hệ số để đền bù về mặt kinh tế). Chỉ thị số 18 năm 1990 của Trung quốc quy định “ổn định quan hệ ruộng đất nhận khốn khơng có nghĩa là khơng cho phép có sự điều chỉnh về mảnh ruộng và số lượng ruộng khốn, những thửa ruộng q phân tán, khơng thuận tiện cho việc canh tác thì có thể căn cứ nguyện vọng quần chúng mà điều chỉnh”.

Theo xu hướng cạnh tranh của nền kinh tế thị trường đặc biệt là trong nông nghiệp, Trung quốc đang tiến hành chủ trương dồn điền đổi thửa. Nước này dự kiến sẽ tăng thêm được 1,7 triệu ha đất trồng trọt tính tới năm 2020 thơng qua việc dồn điền đổi thửa hiện nay. Công tác tăng cường hiệu quả cho nông nghiệp đang được chính phủ Trung Quốc quan tâm chặt chẽ trong thời gian gần đây, do một diện tích đất rất lớn đã bị đơ thị hố, chuyển đổi mục đích sử dụng trong những năm cơng nghiệp hố.

Hiện nay Trung quốc tiếp tục chuẩn bị ra dự thảo cải cách ruộng đất theo hướng tự do hóa thị trường và hạn điền sử dụng đất canh tác cho nông dân từ 30 năm hiện nay lên 70 năm như với đất ở. Điều này sẽ tạo động lực mới cho công cuộc tích tụ ruộng đất phát huy hiệu quả cao (Tơn Gia Hun và Nguyễn Đình Bồng, 2006).

- Ở Đài Loan

Chính sách ruộng đất hợp lý sẽ khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tự nhiên này, nhấtlà ở những nước mà nơng nghiệp cịn chiếm vị trí chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân. Ở Đài Loan, khi nông nghiệp phát triển, ruộng đất hạn hẹp đã cản trở nông dân kinh doanh lớn, Chính phủ Đài Loan đã đưa ra chủ trương khuyến khích nơng dân "chung nhau kinh doanh", "uỷ thác kinh doanh"; "thay mặt kinh doanh" .v.v để tập trung ruộng đất đạt tới quy mô cần thiết của nơng nghiệp hàng hố, khai thác có hiệu quả hơn nguồn tài nguyên đất đai hạn hẹp, thúc đẩy tăng cường nông nghiệp với tốc độ khoảng 4%/năm trong suốt thời gian từ 1952 – 1981.

Năm 1993 Đài Loan công bố Luật phát triển nông nghiệp trong đó có cơng nhận phương thức sản xuất ủy thác của các hộ nơng dân, có nghĩa là Nhà

nước công nhận quyền chuyển quyền sử dụng đất cho các hộ khác nhưng chủ cũ vẫn được thừa nhận quyền sở hữu. Ước tính đã có 75% số trang trại áp dụng phương thức này nhằm mở rộng quy mơ ruộng đất để sản xuất. Ngồi ra để mở rộng quy mô các trang trại, trong cùng thơn xóm cịn tiến hành các hoạt động hợp tác như làm đất, mua bán chung một số vật tư, thiết bị máy móc nơng nghiệp. Nhưng lại khơng chấp nhận phương thức tập trung ruộng đất, lao động để sản xuất (Tơn Gia Hun và Nguyễn Đình Bồng, 2006).

- Ở Nhật Bản

Những năm 1960, mỗi hộ nơng dân Nhật có nhiều thửa đất phân tán, xa nhau quy mô mỗi thửa chỉ từ 500 m2 – 1.000 m2, sản xuất nông nghiệp chủ yếu sử dụng lao động thủ cơng và sức kéo gia súc, vì thế tạo ra bất bình đẳng lớn về thu nhập giữa lao động nông nghiệp và lao động của các ngành khác. Để phát triển nền nơng nghiệp, năm 1961 Chính phủ Nhật Bản đã ban hành Luật cơ bản về nông nghiệp. Một trong ba mục tiêu chính của Luật cơ bản nơng nghiệp là đưa nông nghiệp từ quy mô nhỏ lên quy mơ lớn.

Việcchuyển đổi là khó khăn phức tạp vì vậy có nơi làm dần từng bước, lúc đầu từ 500 m2 – 1.000 m2, sau vài năm lên 2.000 m2, vài năm sau lên 3.000 m2.

Kết quả là khoảng 2 triệu ha trong 2,7 triệu ha đất trồng lúa nước đã được xử lý, chuyển đổi. Số còn lại chủ yếu là đất trồng cỏ. Trước chuyển đổi bình qn một hộ có 3,4 thửa ruộng, sau khi chuyển đổi còn 1,8 thửa. Việc xử lý chuyển đổi đất nông nghiệp đã làm tăng hiệu suất của máy nông nghiệp, tăng sức sản xuất của đất đai, làm tăng năng suất lao động của người nông dân, tạo điều kiện phát triển hàng hóa để nâng cao sức cạnh tranh của nơng nghiệp. Vì vậy, cùng những yêu cầu khác, việc chuyển đổi xử lý đất nơng nghiệp đã góp phần quan trọng đưa năng suất lúa từ 3.000 kg gạo/ha năm 1960, lên 6.000 kg gạo/ha năm 1992. Hiện nay, việc chuyển đổi xử lý ruộng đất được tiếp tục khuếch trương lên 1ha hoặc 2 ha, có thể lên tới 3 ha hoặc 6 ha, tiến gần đến quy mô thửa ruộng của nước Mỹ (Tôn Gia Huyên và Nguyễn Đình Bồng, 2006).

- Ở Hà Lan

Cơ sở của nền nông nghiệp Hà Lan là các trang trại gia đình theo chế độ tư hữu. Tỷ lệ sở hữu đất có tương đối lớn, các trang trại thuê đất sản xuất kinh doanh chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Nhưng do quỹ đất nhỏ, bình quân đất theo đầu người ít, việc mở

rộng quy mơ trang trại không dễ, biện pháp khả thi vẫn nhờ một phần vào đất thuê. Hà Lan là nước có nền kinh tế thị trường hồn chỉnh, đảm bảo các chủ trang trại có tồn quyền quyết định hoạt động sản xuất và quyền định đoạt tài nguyên của mình, khuyến khích chủ trang trại hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận tối đa. Thoạt đầu là kinh tế tiểu nông, sản xuất tự cấp, tự túc, hiệu suất rất thấp, kinh tế hàng hóa phát triển, vốn được tích lũy, kinh tế hộ tiểu nơng chuyển dần sang hộ sản xuất hàng hóa nhỏ, tiếp đó chuyển sang hộ sản xuất chun mơn hóa, rồi dần dần chuyển thành trang trại lớn hiện đại, sản xuất vì lợi nhuận, tạo nên kinh tế tổng hợp “nông – công – thương”. Ngày nay, nền tảng của sức cạnh tranh quốc tế của nông nghiệp Hà Lan là những tổ hợp nơng – cơng – thương, trong đó tế bào cấu thành những tổ hợp này chính là những trang trại gia đìnhtràn đầy sức sống.

Việc mở rộng quy mô trang trại dựa vào 2 chính sách của nhà nước.

Một là,chính sách mua và thuê đất (ở Hà Lan có 2 loại hình sở hữu đất, đất tư hữu

được múa bán, đất công hữu do nhà nước đầu tư quai đê lấn biển thì cho thuê thời gian dài). Hai là, chính sách khuyến khích trang trại làm ăn kém được giải thể.

Sự phát triển của nền kinh tế Hà Lan thúc đẩy chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp đã làm cho số lượng trang trại bớt dần. Năm 1950, cả nước Hà Lan có 400.000 trang trại, đến năm 1980 còn 14.500, năm 1990 còn 12.500, năm 2000 chỉ còn khoảng 100.000. Số lao động nông nghiệp từ 1959 đến 1980, giảm được một nửa, từ đó đã giảm nhanh số lượng nơng dân và lực lượng nông dân làm nông nghiệp không hiệu quả đều rời khỏi nông nghiệp, lọc lại trong nông nghiệp là lực lượng nông dân làm ăn giỏi, đam mê với nghề nông, ham muốn lập nghiệp, làm giàu từ nghề nông. Đây là một nguyên nhân quan trọng đảm bảo hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh tranh của nông nghiệp Hà Lan hơn hẳnnhiều nước khác trên thế giới (Tơn Gia Hun và Nguyễn Đình Bồng, 2006).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 31 - 34)