Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 102 - 103)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Các giải pháp tăng cường công tác dồn điền đổi thửa ở huyện Yên Thủy

4.4.3. Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực

4.4.3.1. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ

- Năng lực của đội ngũ cán bộ nông nghiệp của các địa phương hiện nay phần lớn đã qua đào tạo từ sơ cấp trở lên, có tay nghề, tuy nhiên họ đang phải thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm mỗi cán bộ thường phải làm một vài lĩnh vực. Chính vì vậy cán bộ cơ sở phải luôn được đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực của mình. Việc nâng cao năng lực cho cán bộ có thể thực hiện thơng qua hai hình thức: Đào tạo và đào tạo lại và bản thân mỗi cán bộ tự nâng cao trình độ, chương trình đào tạo phải được xây dựng cho phù hợp với nhiều loại cán bộ khác nhau (cấp huyện, cơ sở). Công tác tổ chức đào tạo phải được tổ chức thường xuyên. Phân loại chất lượng cán để có cơ sở xây dựng kế hoạch và nội dung đào tạo cho phù hợp.

- Ngồi ra nên có hình thức đào tạo chéo những cán bộ có trình độ trồng trọt thìbồi dưỡng về quản lý kinh tế và những cán bộ đã có kiến thức thị trường, về quản lý kinh tế thì cần đào tạo chuyên sâu hơn.

4.4.3.2. Đào tạo kỹ thuật, dạy nghề cho lao động nông thôn

- Đào tạo theo nhu cầu và phù hợp với từng nhóm hộ, đối tượng hộ. Trước hết cần tiến hành đánh giá nhu cầu đào tạo của các nhóm đối tượng nơng dân

(Nơng dân sản xuất trang trại, nông dân khá giàu, nông dân nghèo, nông dân sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm...) và áp dụng phương pháp đào tạo phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng.

- Mỗi đối tượng nơng dân đều có mục tiêu riêng do đó cần đặt ra một mục tiêu riêng trong đào tạo cụ thể. Với đối tượng nông dân là hộ trung bình, hộ nghèo quy mơ sản xuất nhỏ, thiếu vốn...thì cần tập huấn về kỹ thuật mới, kiến thức cơ bản vềthị trường, chính sách, giúp hộ huy động vốn, tập trung nguồn lực tiến tới sản xuất lớn hơn. Với hộ khá, giàu, hộ trang trại đã bước đầu tiến hành sản xuất hàng hóa thì cần tập trung đào tạo các kiến thức về sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường, đi từ dễ đến khó gắn với tình hình sản xuất của địa phương các nội dung cụ thể là: Các kiến thức kỹ thuật cao sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật bảo quản chế biến... hướng dẫn nông dân ký kết các hợp đồng, biết tiếp thị nơng sản các hình thức tiêu thụ nơng sản, kênh tiêu thụ trong Marketing, cách nghiên cứu thị trường. Về các phương pháp tính tốn: Phương pháp hạch toán và kinh doanh trang trại, phương pháp hạch toán kinh tế...

Đào tạo cho nông dân phải gắn với nhu cầu thực tế của nông dân, gắn với sản phẩm mà nơng dân đã và có thể tạo ra hướng nơng dân sản xuất theo hướng đáp ứng những mặt hàng mới trên thị trường. Ngồi việc hỗ trợ nơng dân sản xuất và tiêu thụ tốt những sản phẩm hiện có cịn phải tìm hướng sản xuất sản phẩm mới mà nông dân chưabiết và một trong những nguyên tắc là trang bị cho nông dân những kiến thức cần thiết để họ tự mình tham gia vào thị trương, tự tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làm ra có như vậy sản xuất hàng hóa mới đem lại hiệu quả và bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 102 - 103)