Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác dồn điền đổi thửa ở huyện Yên Thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 93 - 98)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác dồn điền đổi thửa ở huyện Yên Thủy

4.3.1. Chtrương chính sách và các qui định v dồn điền đổi tha

Việc thực hiện dồn điền đổi thửa trước tiên dựa trên các chính sách, quy định của Nhà nước, đảm bảo cho điều kiện tổ chức và thực hiện công tác dồn điền đổi thửa một cách phù hợp và hiệu quả. Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mình, để thực hiện nhất quán chủ trương chính sách của Chính phủ theo Quyết định số 800/QĐ-TTg về tiếp tục thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Huyện ủy, UBND huyện và xã đã tổ chức thành lập Ban chỉ đạo dồn điền đổi thửa, phát động phong trào, đề xuất, ban hành các cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện và thực tiễn sản xuất của địa phương, tạo hành lang pháp lý nhằm hướng dẫn các địa phương thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa. Ngoài ra đối với từng xã thực hiện, dựa vào tình hình thực tế của từng cơ sở, cấp chính quyền xã để điều chỉnh cho phù hợp. Trong quá trình triển khai UBND huyện Yên Thủy đã ban hành các văn bản chỉ đạo ở từng thời điểm cụ thể, sát thực với tình hình của cơ sở để thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra. Định kỳ hàng quý, 6 tháng, 01 năm và cả giai đoạn, các xã báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện về Ban Chỉ đạo huyện (qua các phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông

thơn, Phịng Tài ngun và Mơi trường) và qua đó UBND huyện tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện dồn điền, đổi thửa trên địa bàn nhằm đánh giá tiến độ, kết quả của dồn điền đổi thửa cũng như kết quả sản xuất sau dồn điền đổi thửa. Từ đó nhằm tìm ra những phương hướng mới cho giai đoạn dồn đổi sau.

Thực tế cho thấy mặc dù đã có những chủ trương do Tỉnh, Huyện ban hành nhưng cho đến nay vẫn chưa có một văn bản cụ thể nào hướng dẫn các bước thực hiện dồn điền đổi thửa từ Trung ương. Điều này khiến cho người dân chưa thực sự an tâm và vẫn còn tâm lý e ngại, không tin tưởng khi công tác này do địa phương tự làm. Theo điều tra cho thấy có đến 10% trong tổng số phiếu điều tra nơng hộ cho rằng cần có cơ chế chính sách rõ ràng, có phương án thực hiện dồn điền đổi thửa cụ thể hơn và những quy định ở địa phương là chưa phù hợp, có đến 2% khơng có ý kiếnhoặc phản đối. Công tác dồn điền đổi thửa được thực hiện dựa trên sự tự nguyện của người dân và theo sự đồng thuận của số đông nông hộ, nhưng rõ ràng nếu chỉ cần một hộ không đồng thuận cũng đã tạo thành cản trở đối với tiến độ của công tác này.

Bng 4.18. Ý kiến ca nông h vcông tác DĐĐT

Nội dung phỏng vấn và ý kiến của nông hộ Số ý kiến(hộ) Tỷ lệ (%)

Số hộ được phỏng vấn 60 100

1.Lý do dồn đổi của gia đình là gì

- Tiện cho sản xuất, canh tác

- Theo phong trào địa phương

- Không ý kiến 50 6 4 83 10 7

2. Gia đình có đồng ý với phương án dồn điền đổi thửa của địa phương

- Số hộ trả lời đồng ý - Số hộ trả lời không đồng ý - Số hộ khơng có ý kiến 52 2 6 87 3 10

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2017)

4.3.2. Công tác chđạo và qun lý

Sau 3 năm thực hiện công tác dồn điền đổi thửa thí điểm tại 5 xã của huyện Yên Thủy cho thấy trong q trình triển khai vẫn cịn những tồn tại bất cập trong việc thực hiện những chủ trương chính sách của dồn điền đổi thửa. Qua

điều tra cho thấy mặc dù dựa trên những chủ trương, chính sách của Tỉnh và Huyện đề ra nhằm hướng dẫn các bước thực hiện công tác dồn điền đổi thửa, nhưng trên thực tế có một số nơi đã làm tắt, hoặc khơng bám sát đúng quy trình đã khiến cho tiến độ dồn điền đổi thửa bị chậm lại. Đơn cử như trường hợp của xã Yên Trị, thực hiện dồn điền đổi thửa từ năm 2015 lấy một xóm làm thí điểm và sau đó thực hiện trên tồn xã, nhưng cho đến nay mặc dù đã dồn điền đổi thửa được 9/9 xóm nhưng chính thơn được xã lấy làm thí điểm dồn điền đổi thửa lại đang phải thực hiện dồn đổi lại lần nữa do vẫn cịn có những hộ có 5-7 thửa, chưa đạt yêu cầu 2-4 thửa như kế hoạch đề ra. Điều này đã khiến cho tiến độ dồn điền đổi thửa của toàn xã bị chậm lại, gây tốn kém và giảm lòng tin của dân.

Dồn điền đổi thửa đã hình thành nhiều cánh đồng mẫu, nhiều mơ hình kinh tế hiệu quả giúp nông dân thuận tiện canh tác, tăng hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, sự nóng vội trong quá trình triển khai thực hiện dồn điền đổi thửa tại một số thônđã gây bức xúc trong nhân dân vì trong q trình thực hiện do khơng thực hiện đúng quy trình và khơng minh bạch rõ ràng đã không thỏa mãn được nguyện vọng đúng đắn của người dân đối với dồn điền đổi thửa.

Ở một số nơi, cán bộ lãnh đạo có những diện tích đất nằm ở vùng “bờ xôi ruộng mật”, bộ phận lãnh đạo khác có biểu hiện chiếm dụng đất dơi dư, bán trái phép đất rau xanh nên khi có chủ trương dồn điền đổi thửa, bộ phận cán bộ này đã không nhiệt huyết khi tham gia chỉ đạo, thậm chí cịn ngầm tun truyền sai về mục đích của cơng tác dồn điền đổi thửa, khuấy động một bộ phận người dân vốn không sẵn sàng tham gia vào công tác này đã khiến cho tiến độ dồn đổi diễn ra chậm.

Bng 4.19. Ý kiến ca các cp chính quyền và người dân

STT Phân cấp Ý kiến

1 Cấp huyện Phù hợp với chủ trương, đường lối, xu thế của thị trường, thúc đẩy phát triển KTXH tại địa phương

2 Cấp xã Phù hợp với chủ trương, thúc đẩy kinh tế, thực hiện được tuy nhiên cịn có những khó khăn.

3 Cấp thôn Thuận tiên cho sản xuất và phát triển kinh tế, khó khăn trong cơng tác vận động thực hiện.

4 Người dân Đại đa số đồng tình ủng hộ, tuy nhiên phải đảm bảo công bằng, công khai, dân chủ trong q trình thực hiện.

Cơng tác dồn điền đổi thửa là một việc làm rất khó do đụng chạm tới quyền lợi của hầu hết các hộ dân và phải tiến hành một khối lượng rất nhiều công việc: từ xây dựng phương án, kế hoạch triển khai, tổ chức tuyên truyền, họp ở nhiều cấp, nhiều nội dung, đo đạc, chia đất, gắp thăm, lên bản đồ, cấp hồ sơ giấy tờ… nên nhìn chung cán bộ địa phương đều ngại, khơng muốn làm. Chính vì vậy, nếu xã nào tổ chức thành cơng cơng tác dồn điền đổi thửa thì rõ ràng trình độ, năng lực tổ chức thực hiện các nội dung chương trình xây dựng nơng thơn mới của cán bộ xã đó đã được nâng lên rõ rệt

4.3.3. Nhn thc của người dân

Tư tưởng lạc hậu, cổ hủ của người nông dân đã ăn sâu vào tiềm thức từ rất lâu đời, từ việc góp ruộng vào HTX, rồi giao ruộng về cho hộ theo định suất, khốn 10, giao đất sản xuất nơng nghiệp theo Nghị định 64, bây giờ lại dồn đổi thửa thành vùng sản xuất tập trung, tâm tư của người nông dân băn, giao động. Một mẫu ruộng ở bảy, tám khu đồng, cao có, thấp có, chân 2 vụ lúa một vụ màu, lại có chân chuyên trồng mà bây giờ dồn vào liệu cịn đủ diện tích, với đủ loại chân lúa, chân màu hay khơng, rồi dồn vào cánh đồng mẫu lớn canh tác phải theo quy hoạch chung. Cánh đồng lớn làm máy thì trâu bị nhà tơi chơi à, tóm lại bà con quen nếp cũ, ruộng ai nhà ấy làm, thích trồng, cấy giống gì tự mình quyết, bà con chưa hiểu, chưa tin làm cánh đồng mẫu lớn có lợi cho nên tuyên truyền, thuyết phục là việc quan trọng đầu tiên chi bộ phải làm.

Do vậy quá trình thực hiện dồn điền đổi thửa cần có sự tham gia vào cuộc của tất cả các cấp, ban nghành, đoàn thể, đặc biệt là sự tham gia tích cực của người dân để làm cho người dân nhận thức được những thuận lợi, những thay đổi của việc dồn điền đổi thửa và lợi ích lâu dài của người dân.

Qua điều tra cho thấy có tới 83% người dân được hỏi cho biết họ sẵn sàng tham gia thực hiện dồn điền đổi thửa, nhưng cũng có tới 15% trong tổng số hộ được hỏi đã trả lời họ chưa sẵn sàng tham gia. Bộ phận những người dân này vẫn cịn có thái độ bảo thủ, e ngại sợ nhận phải những thửa ruộng xấu, không tiện canh tác, tưới tiêu.

Bảng 4.20. Các khó khăn của nhóm tác nhân trong DĐĐTBCĐ Lạc Lương Đoàn Kết Yên Trị BCĐ Lạc Lương Đoàn Kết Yên Trị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cấp huyện

- Dân lo ngại vì tỉnh mới làm đều chỉnh ruộng đất, tiếp sau DĐĐT.

- Nhiều xã đã có 5 - 7

thửa/hộ rồi nay khơng muốn làm nữa

- Nhiều thôn đã chuyển đổi sang trồng màu nên không dồn đổi được.

- Nhận thức của cán bộ, nhân dân một số xã chưa thơng.

- Khơng có nhiều kinh phí để hỗ trợ các xã.

Cấp

- Một bộ phận nhân dân

và cán bộ sợ bị rủi ro khi sản xuất trên mảnh ruộng

to.

- Nhiều hộ đã tự dồn đổi rồi hoặc có ruộng gần đường nên không muốn dồn đổi.

- Kinh phí ít.

- Ruộng đất đã

được phép chuyển làm trang trại nên không dồn đổi được.

- Một số cán bộ cịn ngại khó,

chỉ đạo khơng quyết tâm.

- Khơng có kinh phí để hỗ trợ

thêm cho các cơ sở.

-Ruộng đất không đồng đều.

- Thiếu nhiều tài liệu về địa

chính.

Cấp

thơn

- Nhận thức của dân hạn chế, nhiều người không muốn DĐĐT.

- Nhiều cán bộ thôn chưa

thông.

- Thù lao cho người đi làm thấp.

- Vì diện tích phải DĐĐT cịn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ít nên dân khơng

nhiệt tình với chủ trương này .

- Nhận thức của dân hạn chế, nhiều người không muốn DĐĐT.

- Nhiều cán bộ thôn chưa thông.

- Thù lao cho người đi làm thấp.

Nông dân

- Sợ rủi ro khi gắp thăm. - Lo lắng về tiêu thụsản phẩm.

-Thừa lao động

- Sợ rủi ro khi gắp thăm

- Thiếu vốn để sản xuất

Nguồn: Tổng kết quảđiều tra (2017)

4.3.4. S phi hp vận động của các ban ngành, đồn thể

Cơng tác tun truyền vận động có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc thực hiện dồn điền đổi thửa, làm tốt công tác này sẽ tạo ra sự dân chủ, đồng thuận trong nhân dân, tạo tiền đề giúp công tác này được diễn ra nhanh hơn và thuận lợi hơn, tránh được tư tưởng e ngại, trông chờ, ỷ lại. Công tác tuyên truyền vận động được huyện Yên Thủy chú trọng và được coi là nhiệm vụ tối quan trọng của Ban chỉ đạo. Đối tượng tuyên truyền, vận động là tất cả các tầng lớp nhân dân mà đi đầu là cán bộ, đảng viên, phân công các cán bộ đảng viên làm cơng tác tun truyền tại cơ sở, gia đình đảng viên phải noi gương làm trước.

tuyên truyền vận động ở một số xã, thơn, xóm trên địa bàn huyện đã được thực hiện rất tốt, tạo sự đồng thuận trong dân, nhưng ngược lại có một số nơi cơng tác này chưa được chú trọng đẩy mạnh, cán bộ lãnh đạo chỉ đạo cho qua việc nên đã không giúp cho người dân hiểu được những lợi ích và mục đích lớn mà dồn điền đổi thửa mang lại. Bên cạnh đó cán bộ lãnh đạo xã, thơn thường làm tắt khơng thực hiện đúng quy trình khikhơng lập bản quy hoạch giao thông thủy lợi nội đồng để người dân có thể thấy rõ được ruộng đồng được quy hoạch giao thông nội đồng ra sao, nên đã mất rất nhiều thời gian để vận động thuyết phục được người dân từ bỏ được tư tưởng e ngại sợ trúng phải ruộng xấu, không thuận lợi tưới tiêu…

Mặc dù được xác định là khâu then chốt tạo tiền đề thuận lợi cho công tác dồn điền đổi thửa và phải được các cấp, các nghành trong huyện thực hiện tập trung lãnh đạo chỉ đạo triển khai một cách đồng bộ đa dạng các hình thức tuyên truyền như tổ chức họp thơn, xóm, các hội thảo chuyên đề , qua phương tiện thông tin đại chúng… nhưng trên thực tế việc tuyên truyền trên địa bàn huyện chỉ được thực hiện chủ yếu thông qua các cuộc họp thơn xã, trong khi đó tiếp cận thơng tin từ hệthống loa truyền thanh các cấp lại tỏ ra kém hiệu quả do các mục về dồn điền đổi thửa không được phát thường xun.

4.3.5. Yếu t tài chính

Có thể nói đây là một trong những yếu tố khá quan trọng khiến cho tiến độ dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện bị chậm lại. Hiện nay nguồn vốn đầu tư cho công tác dồn điền, đổi thửa ở mỗi xã rất lớn, (bình quân khoảng từ 500-1.000 triệu đồng), trong khi ngân sách của huyện cịn khó khăn, mới hỗ trợ từ 200-400 triệu đồng cho 1 xã, kinh phí cần phải huy động nhân dân đóng góp rất lớn nên khó khăn khi triển khai thực hiện.

Ngồi việc chi phí cho hoạt động của ban chỉ đạo các cấp từ huyện đến thơn, xóm, kinh phí thực hiện phân chia đào đắp lại hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng là lớn nhất, sau đó đến kinh phí quy hoạch,đo đạc, lập bản đồ, hồ sơ đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các chi phí khác.

4.4. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC DỒN ĐIỀN ĐỔI THA HUYN YÊN THY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 93 - 98)