Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 62 - 63)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường

3.1.4.1. Thuận lợi

- Yên Thủy là huyện tiếp giáp với 3 vùng lãnh thổ: Tây Bắc bộ - Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Nằm ở vị trí cửa ngõ kiểm sốt tuyến giao thơng huyết mạch đường Hồ Chí Minh chạy qua-quốc lộ 12B nối vùng Tây bắc với quốc lộ 1A, tiếp giáp với 2 vùng kinh tế lớn có dân số đơng (vùng Đồng bằng sông Hồng và bắc Trung bộ), lực lượng lao động có tay nghề dồi dào, thường xuyên tiếp cận với các công nghệ mới và khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, khả năng tài chính lớn... là những tiềm năng thuận lợi có thể khai thác, kêu gọi đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong địa bàn huyện.

- Địa hình n Thủy khá đa dạng, có núi đá vơi cao và dốc đứng, có rừng rậm và đồi xen kẽ, có thung lũng, đồng bằng... đã tạo cho huyện Yên Thủy khả năng phát triểnmột nền kinh tế tổng hợp cả nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), lâm nghiệp, kinh tế vườn đồi, công nghiệp vật liệu xây dựng (VLXD), thương mại dịch vụ, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

- Quỹ đất chưa được khai thác còn nhiều, nguồn lực lao động dồi dào, người dân Yên Thuỷ có truyền thống thâm canh các sản phẩm nơng nghiệp có chất lượng cao và ổn định về năng suất, sản lượng và chất lượng hàng hố như: Cam, chè, lạc, đậu, khoai... đã từng có thời gian dài người dân ở đây phát triển nghề trồng bông tạo nguyên liệu, tự sản xuất sợi vải dệt hàng thổ cẩm.

- Huyện còn 4/13 xã thuộc Vùng 3 (vùng đặc biệt khó khăn), là: Lạc Hưng, Bảo Hiệu, Lạc Lương, Lạc Sỹ; hiện nay Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi, quan tâm đầu tư đối với vùng này. Bên cạnh đó các xã Vùng 3 có nhiều tiềm năng về đất đai, thiên nhiên ưu đãi nên cần có kế hoạch để khai thác các tiềm năng này.

3.1.4.2. Những hạn chế và thách thức

- Tài nguyên đất: Phong phú và đa dạng, tuy nhiên việc khai thác sử dụng còn manh mún trong phạm vi hộ gia đình, chưa có quy hoạch và đầu tư để mở rộng sản xuất, tạo ra các vùng chuyên canh có quy mơ hạng trung và hạng lớn, ổn định sản phẩm để tạo ra thương hiệu cho địa phương, chưa được thống nhất đầu tư có trọng tâm, trọng điểm ở diện rộng.

- Lực lượng lao động: Dồi dào nhưng chưa được đào tạo tay nghề để đáp ứng với nhu cầu hiện tại cũng như việc cung ứng lao động cho xã hội.

- Vị trí địa lý: huyện nằm trong vùng có địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thuỷ văn khơng thuận lợi. Nhất là nguồn nước cho sản xuất nơng nghiệp cịn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên - nắng thì hạn, mưa thì ngập úng và bị rửa trơi nhiều.

- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Còn rất nhiều hạn chế như: chất lượng hệ thống đường giao thông nông thôn (đường huyện, đường xã, liên xã, đường thôn bản...); chất lượng hệ thống cung cấp điện năng, thơng tin bưu điện, vùng phủ sóng viễn thơng; hệ thống mương máng thuỷ lợi (UBND huyện Yên Thủy, 2016).

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 62 - 63)