Hệ thống các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn giống trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 105 - 115)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Sóc Sơn

4.3.2. Hệ thống các giải pháp

4.3.2.1. Giải pháp về khoa học công nghệ trong chăn nuôi lợn sinh sản

Nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản xuất và hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất. Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ, nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới, các qui trình kỹ thuật tiến bộ được đưa vào sản xuất đã làm tăng năng suất của các yếu tố sản xuất, làm hạ giá thành sản phẩm nên hiệu quả kinh tế có xu hướng tăng lên. Phát triển chăn nuôi lợn cũng đòi hỏi sự đầu tư đồng bộ về con giống, chuồng trại, thiết bị và thức ăn chăn nuôi có chất lượng cao. Vì vậy, để ngành chăn nuôi lợn phát triển cần cần tập trung giải quyết một số vấn đề về sau:

* Giống

Với cơ chế thị trường hiện nay, vấn đề về giống không phải là khó khăn như trước của người chăn nuôi nữa, nhưng việc chọn giống như thế nào và ở đâu là vô cùng quan trọng với hộ chăn nuôi. Nếu người chăn nuôi biết lựa chọn giống tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, môi trường địa phương, quy mô chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi của gia đình thì sẽ thu được hiệu quả kinh tế tốt hơn sau mỗi chu kỳ sản xuất.

Nhằm tăng cường cải tạo chất lượng đàn giống và làm tốt công tác quản lý giống, cần làm tốt công tác quy hoạch sản xuất và cung ứng giống tốt, coi trọng xây dựng đàn nái nền, loại bỏ những giống xấu. Con giống phải được thích nghi hoá mới đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt cho năng suất và chất lượng cao. Phát triển chăn nuôi lợn bền vững cần phải chú ý tăng về mặt số lượng đi đôi với chất lượng, cần nâng cao chất lượng giống cho đàn lợn.

Hiện nay, ở huyện chủng loại giống lợn rất phong phú như: Lợn ngoại, lợn lai kinh tế, lợn nội... các giống này có xuất xứ từ các thương gia trong và ngoài huyện mang ở các địa phương khác về giống từ người chăn nuôi, giống từ các trại con giống trong huyện, từ các công ty thức ăn gia súc, trung tâm khuyến nông huyện... Như vậy việc lựa chọn mua giống ở đâu là vô cùng khó với người chăn nuôi.

Để giải quyết vấn đề này cần phải có sự tham gia của các cơ quan quản lý Nhà nước và cán bộ khuyến nông, cán bộ thú y cơ sở để cung cấp giống đảm bảo chất lượng, mở các lớp tập huấn kỹ thuật chọn giống cho các hộ hoặc khuyến khích các hộ tự gây giống để chăn nuôi nhất là giống cho các hộ chăn nuôi lợn thịt hướng nạc và lợn thịt xuất khẩu.

tượng các hộ nông dân sử dụng giống mua từ các hộ gia đình không đạt tiêu chuẩn. Các hộ nông dân phải nhạy bén, năng động, học hỏi, thông tin cho nhau, không tham rẻ mua giống trôi nổi không rõ nguồn gốc trên thị trường để lựa chọn được giống tốt, kích thích chăn nuôi phát triển. Tuy nhiên theo thực trạng điều tra nhận thấy đa số các hộ chăn nuôi quy mô nho đa số tự nhân giống nái, rất ít mua và nhập giống lợn nái từ bên ngoài. Nếu không có phương pháp kĩ thuật hiện đại thì ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn giống. Vì vậy trong thời gian tới hộ nông dân cần phải liên kết lại với nhau và thường xuyên tham gia các buổi chia sẻ kinh nghiệm giữa các hộ, trang trại với nhau trong và ngoài vùng.

Phòng khuyến nông huyện cần tiếp tục làm tốt công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật về cải tạo, lai tạo giống lợn; đẩy mạnh mạng lưới thụ tinh nhân tạo. Liên kết với các doanh nghiệp nuôi lợn nái siêu nạc cấp bố mẹ để cung cấp giống cho hộ chăn nuôi.

Xây dựng cơ sở sản xuất giống lợn ngoại: Xây dựng các điểm sản xuất giống lợn trên địa bàn để cung cấp con giống, các vùng chăn nuôi lợn nái ngoại trong nhân dân nhằm thực hiện xã hội hoá việc sản xuất giống lợn ngoại theo hướng hàng hoá.

Với các hộ nông dân: phải nhạy bén, năng động, học hỏi, thông tin cho nhau, mua giống tốt rõ nguồn gốc trên thị trường tạo điều kiện khuyến khích chăn nuôi phát triển.

* Về thức ăn

Trên thị trường hiện nay thức ăn cho chăn nuôi lợn là rất phong phú và đa dạng. Rất nhiều công ty, trung tâm, cơ sở cung cấp các loại thức ăn sẵn cho mỗi loại lợn ở từng giai đoạn sinh trưởng. Nhưng vấn đề đặt ra là giá của các loại thức ăn này ở mức cao. Đây chính là một trong những yếu tố làm tăng chi phí trung gian, giảm hiệu quả chăn nuôi. Trong khi đó, Sóc Sơn là vùng có nhiều sản phẩm phụ từ trồng trọt, do vậy hộ hoàn toàn có khả năng tự chế biến thức ăn, cho đàn lợn của mình; từ đó giảm được chi phí mua thức ăn, tận dụng được sản phẩm từ nông nghiệp của hộ, tăng giá trị sản xuất nhất là đối với các loại lợn thịt chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp. Vì vậy, các hộ nên kết hợp pha trộn giữa thức ăn công nghiệp với thức ăn từ các sản phẩm phụ trong trồng trọt nhằm tăng giá trị sản xuất. Phát triển phương thức chăn nuôi theo hướng sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp và qua chế biến. Nguyên liệu và thức ăn chăn

nuôi phải được kiểm soát, đảm bảo chất lượng trước khi sử dụng cho vật nuôi. Đối với thức ăn chăn nuôi công nghiệp phải có nguồn gốc nơi sản xuất, nhà cung cấp, có nhãn mác chất lượng, bao bì quy cách theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn được cơ quan quản lý nhà nước công nhận.

Các hộ chăn nuôi lợn cần chú ý là phải sử dụng thức ăn, các chất dinh dưỡng, phụ gia và kháng sinh trong khẩu phần cho ăn phải đảm bảo nhu cầu sinh trưởng, phát triển, sản xuất của lợn và an toàn thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Huyện cần tăng cường việc kiểm tra, thanh tra chất lượng thức ăn chăn nuôi; xây dựng qui hoạch các vùng sản xuất nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhất là cho lợn như vùng sản xuất ngô, đậu tương... Tập huấn, hướng dẫn nông dân chế biến các phụ phế phẩm của nông nghiệp để tăng nhanh nguồn thức ăn cho chăn nuôi lợn.

* Về thú y, phòng trừ dịch bệnh

Hiện nay vấn đề dịch bệnh đang là thách thức lớn cho ngành chăn nuôi của tỉnh nói chung và chăn nuôi lợn của huyện nói riêng. Việc phòng trừ dịch bệnh trên đàn lợn tốt sẽ tạo điều kiện để chăn nuôi bền vững phát huy hiệu quả hơn. Nhu cầu về sản phẩm của chăn nuôi lợn là rất lớn, nhưng trước thực tế người tiêu dùng nên các sản phẩm sạch nên các hộ chăn nuôi cần có biện pháp phòng trừ dịch bệnh cho đàn lợn của mình. Vừa để đảm bảo đồng vốn của mình bỏ ra cho chăn nuôi được thu về vừa đảm bảo chất lượng đàn lợn đáp ứng nhu cầu thị trường.

Cần tăng cường hệ thống quản lý, kiểm soát, giám sát chủ động và bị động để cảnh báo về tình hình dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh; Thực hiện công tác giám sát chủ động xác định sự lưu hành của vi rút lở mồm long móng, tai xanh để đề xuất cảnh báo và thực hiện các biện pháp khống chế dịch phù hợp.

- Tiêm phòng các loại bệnh thường gặp theo độ tuổi của vật nuôi thông qua sự vận động của cán bộ khuyến nông cơ sở và ý thức của chính hộ chăn nuôi, nhất là các loại bệnh nguy hiểm.

- Tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết cho hộ chăn nuôi đảm bảo chăn nuôi có hiệu quả.

Với địa bàn rộng lớn cùng với dịch bệnh phức tạp như hiện nay, mạng lưới cán bộ thú y như vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của chăn nuôi trong toàn huyện; khi có dịch lớn xảy ra khả năng khoanh vùng và loại trừ nhanh chóng

dịch bệnh hầu như vẫn chưa làm được. Vì vậy, các hộ chăn nuôi vẫn gặp nhiều khó khăn trong công tác phòng và chữa bệnh cho đàn gia súc. Để đàn lợn phát triển khoẻ mạnh, tăng trưởng tốt và hạn chế tối đa khả năng mắc bệnh thì cần phải thực hiện:

- Biện pháp phòng chống dịch bệnh:

+ Xây dựng quy trình vệ sinh thú y cho các hộ chăn nuôi, xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh, xử lý tốt chất thải chăn nuôi.

+ Các hộ chăn nuôi lợn phải tiêm phòng định kỳ, tiêm phòng bổ sung cho đàn lợn nhất là đối với các loại bệnh nguy hiểm như: Lở mồm long móng, tụ huyết trùng, dịch lợn tả, đóng dấu lợn, liên cầu khuẩn, bệnh tai xanh... Nếu xảy ra ổ dịch cần báo ngay cho cán bộ thú y cơ sở để kịp thời xử lý tránh lây lan ra diện rộng.

+ Tăng cường vắc-xin phòng bệnh cho đàn lợn. Ngoài ra cần hướng dẫn người chăn nuôi biết các phương pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp cho gia súc, gia cầm.

+ Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra thú y nghiêm ngặt tại các cơ sở giết mổ và chế biến thịt lợn. Coi trọng vệ sinh dịch tể và an toàn thực phẩm coi đây là công tác hàng đầu. Tăng cường và đầu tư thích đáng cho các hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm trong chế biến sản phẩm chăn nuôi lợn. Kiểm soát giết mổ và có qui trình chuẩn cho giết mổ lợn.

+ Mặt khác cần tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát việc buôn bán, vận chuyển thuốc thú y ở các cơ sở, dịch vụ thú ý, giúp cho các hộ chăn nuôi có lượng thuốc bảo đảm chống được các mầm bệnh.

+ Hỗ trợ chi phí phòng dịch bệnh trên đàn lợn cho hộ nông dân: Thực hiện chính sách tiêm phòng vacxin bắt buộc đối với đàn gia súc; có chế độ đãi ngộ đối phù hợp cho cán bộ thú y tham gia các hoạt động phòng, chống những dịch bệnh có tính chất nguy hiểm: liên cầu khuẩn, tai xanh, lở mồm long móng...

* Về kỹ thuật

Hộ chăn nuôi cần mạnh dạn đầu tư thêm về thức ăn cũng như việc phòng và điều trị bệnh ở lợn, tránh tình trạng quá tận dụng mà sử dụng những thức ăn ôi thui, chua mốc ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất sinh sản của lợn

quan tâm hơn nữa kỹ thuật đỡ đẻ cho lợn, vệ sinh cho lợn trước và sau khi đẻ. Về chăm sóc lợn con, khẩu phần ăn phải đảm bảo dinh dưỡng và hợp vệ sinh, thường xuyên quan sát nhận biết các biểu hiện khác thường ở lợn để có biện pháp xử lý kịp thời.

Cán bộ khuyến nông cơ sở phải gần gũi với dân, nắm bắt nhu cầu mong muốn của người dân, phổ biến các kỹ thuật đơn giản, dễ áp dụng để phù hợp điều kiện về vốn của dân

Về chính quyền địa phương: tổ chức tiêm phòng theo đúng định kỳ và đảm bảo liều lượng, tuyên truyền, vận động người chăn nuôi tham gia đầy đủ và tự giác hơn nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc tiêm phòng.

Cán bộ thú y cần nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như tay nghề, tạo điều kiện để họ học thêm, nâng cao chuyên môn và tay nghề hơn nhằm phục vụ tốt hơn công tác phòng và điều trị bệnh ở lợn cho hộ chăn nuôi.

Những hộ QM nhỏ cần học hỏi và hợp tác với hộ QM lớn hơn nhằm hỗ trợ nhau về kỹ thuật chăn nuôi, đồng thời hỗ trợ nhau về vốn để áp dung tốt hơn tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

4.3.2.2. Giải pháp về vốn

Vốn là yếu tố quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất của bất cứ một loại chăn nuôi theo mô hình nào. Có thể thấy rằng hầu hết các hộ chăn nuôi ở huyện dù chăn nuôi theo hướng, quy mô, loại lợn nào cũng đều khó khăn về vốn, nhất là việc mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp nên khi điều tra hầu hết các hộ đều có nhu cầu vay vốn sản xuất. Thực tế hiện nay, việc cho vay vốn của ngân hàng không còn khó khăn, các thủ tục vay vốn cũng đơn giản hơn rất nhiều; nhưng người nông dân vẫn khó khăn khi tiếp cận các nguồn vốn từ ngân hàng, do khan hiếm tiền mặt, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, lãi suất cao và số tiền được vay ít với thời gian ngắn, do tài sản thế chấp của hộ quá thấp so với nhu cầu vay của ngân hàng. Vì vậy, để tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi mở rộng quy mô sản xuất chúng tôi đề nghị một số giải pháp cụ thể như sau:

- Cần tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi vay vốn với lượng vốn phù hợp với phương án kinh doanh, quy mô chăn nuôi của hộ và thời gian vay dài hơn. Tài sản thế chấp của các hộ vay chăn nuôi bằng 1/3 lượng vốn xin vay để đầu tư

vào sản xuất.

- Cải tiến cơ chế cho vay, đảm bảo người chăn nuôi có thể được vay tối thiểu 80% vốn đầu tư theo dự án phát triển chăn nuôi.

- Tiếp tục phát huy vai trò của các đoàn thể: quỹ hội phụ nữ, quỹ hội nông dân, quỹ tiết kiệm... tại các địa phương để góp vốn cho sản xuất.

- Tổ chức thành lập các hiệp hội chăn nuôi nhằm hợp tác, hỗ trợ vốn cho nhau cùng phát triển sản xuất.

- Tăng cường mối liên kết giữa người chăn nuôi với các thành phần có liên quan đến sản phẩm của ngành như xin ký hợp đồng bao tiêu nguyên liệu chăn nuôi của các công ty thức ăn chăn nuôi hoặc hợp đồng cung cấp sản phẩm cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu (hộ có nhu cầu giết mổ, nhà máy chế biến, thương gia thu gom xuất khẩu...) nhằm huy động vốn vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao đồng thời đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.

- Đặc biệt với các hộ tự huy động vốn (vốn sẵn có và vốn của bà con anh em) kết hợp với các chuyên gia kỹ thuật nhằm sử dụng đồng vốn cho đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra khuyến khích các thành phần kinh tế tìm các nguồn vốn liên doanh, vốn 100% vốn nước ngoài và các dự án tài trợ của nước ngoài.

Để phát huy hiệu quả vốn tự có cũng như đồng vốn đi vay khi đầu tư vào chăn nuôi các hộ cần:

- Xác định rõ chăn nuôi là ngành sản xuất hàng hoá, cần không ngừng học hỏi kiến thức, kỹ thuật trong chăn nuôi lợn, mạnh dạn đưa công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm cho hiệu quả kinh tế cao nhất với mức đầu vào thấp nhất.

- Thường xuyên theo dõi tình hình biến động của thị trường đầu vào cũng như thị trường tiêu thụ qua các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài huyện qua hệ thống loa, đài, sách báo... để có thể áp dụng các quy mô nuôi và thời điểm xuất bán sản phẩm hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Thực hiện tốt khâu hạch toán giá thành bằng cách ghi chép thu, chi thường xuyên, rõ ràng để từ đó có thể đưa ra quyết định đầu tư có hiệu quả nhất.

- Thực hiện tốt công tác vệ sinh trong ăn uống và chuồng trại của lợn, nhằm hạn chế khả năng mắc bệnh truyền nhiễm cho đàn lợn, tránh ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng, ưu tiên đầu tư xử lý chất thải bằng hố

biogas, kết hợp phát triển kinh tế VAC.

4.3.2.3. Giải pháp về nguồn lực

Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quyết định, đảm bảo sự thành bại của công tác quản lý chăn nuôi cũng như trình độ của hộ chăn nuôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn giống trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 105 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)