Diễn giải ĐVT Nái nội Nái lai Nái ngoại
1. Tuổi phối giống lứa đầu Tháng 7 7,2 7,5
2. Số con đẻ ra còn sống/lứa Con 8,32 9,45 9,76
3. Số lứa/nái/năm Lứa 2,23 2,34 2,44
4. Thời gian cai sữa Ngày 38 40 41
5. Thời gian xuất chuồng Ngày 82 78 75
6. Trọng lượng xuất chuồng BQ/con Kg 9,5 11,5 10,2 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)
4.1.2.6. Kết quả và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn giống ở các hộ điều tra
a. Chi phí đầu tư trong chăn nuôi lợn giống * Chi phí đầu tư trong chăn nuôi lợn nái
Để đánh giá hiệu quả kinh tế nói chung và chăn nuôi lợn giống nói riêng chúng ta không thể không quan tâm tới quá trình chăn nuôi của các hộ, bên cạnh tính toán thu nhập của hộ, cần xác định được tất cả các loại chi phí đầu tư cho chăn nuôi bao gồm chi phí thụ tinh, thức ăn, điện nước, công cụ dụng cụ, khấu hao giống và khấu hao chuồng trại, đặc biệt chi phí thức ăn ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi
Qua bảng số liệu ở trên cho ta thấy mức độ đầu tư chi phí của các hộ chăn nuôi là khác nhau. Chi phí trung gian ở mức quy mô khác nhau là khác nhau, hộ quy mô nhỏ có chi phí trung gian cao nhất, sau đó đến hộ quy mô vừa và thấp nhất là hộ quy mô lớn. Như chúng ta đã biết thì để chăn nuôi lợn giống thì chi
phí đầu tư nhiều nhất vẫn là chi phí thức ăn, chi phí thức ăn trong chăn nuôi chiếm tỷ lệ 90,62% tổng chi phí trung gian. Đối với những hộ chăn nuôi với quy mô lớn do tổng mức chi phí thức ăn là rất lớn nên hộ chăn nuôi cần phải cân nhắc cẩn thận khi cho ăn làm sao đảm bảo dinh dưỡng cho lợn mẹ và con mà chi phí thức ăn lại tiết kiệm được hoặc không quá cao, nhưng khi được điều tra và xem xét thì nếu chia cho đầu lợn nái và lứa lợn con thì chi phí chăn nuôi của nhóm hộ này là nhỏ nhất mà vẫn đạt hiệu quả trong chăn nuôi. Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là do các hộ chăn nuôi ở quy mô lớn cho lợn ăn cả cám công nghiệp, đầu tư nhiều hơn nên lợn lớn nhanh hơn, khả năng tăng trọng cao hơn, do đó rút ngắn được thời gian nuôi/lứa so với quy mô vừa và nhỏ.