Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn giống trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 58 - 62)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

Huyện Sóc Sơn là một trong những nơi đông dân cư nhất của thành phố Hà Nội, theo số liệu thống kê của huyện năm 2014 toàn huyện có 265.914 người. Và có 57.306 hộ gia đình, trong đó có 88% là hộ nông nghiệp. Bình quân mỗi hộ có 4,64 khẩu, 2,85 lao động. Lao động toàn huyện năm 2014 có 163.620 người, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 79%. Lao động nông nghiệp trong những lúc nông nhàn thường đi làm thuê trong khi các nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn của huyện vẫn phải sử dụng một số công nhân không có hộ khẩu thường trú tại huyện.

Bảng 3.3. Cơ cấu dân số và lao động của huyện qua ba năm 2014 - 2016 Chỉ tiêu ĐVT Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) I. Dân số Người 256.269 100,00 260.943 100,00 265.914 100,00 1. Nông nghiệp Người 220.508 86,05 224.643 86,09 226.180 85,06 2. Phi nông nghiệp Người 35.761 13,95 36.300 13,91 39.734 14,94 II. Tổng số hộ Hộ 55.189 100,00 56.182 100,00 57.306 100,00 1. Nông nghiệp Hộ 49.670 90,00 50.011 89,02 50.429 88,00 2. Phi nông nghiệp Hộ 5.519 10,00 6.171 10,98 6.877 12,00 III. Lao động LĐ 153.394 100,00 158.242 100,00 163.620 100,00 1. Nông nghiệp LĐ 124.249 81,00 126.625 80,02 129.260 79,00 2. Phi nông nghiệp LĐ 29.145 19,00 31.617 19,98 34.360 21,00 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Sóc Sơn (2016) Chất lượng lao động của Sóc Sơn chưa cao. Toàn huyện mới có 0,002% lực lượng lao động đạt học vị tiến sỹ, 0,02% là thạc sĩ, trình độ đại học chiếm

1,6%, trình độ cao đẳng chiếm 1,4%, trung học chuyên nghiệp chiếm 3,5%. Lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất lớn chiếm 93,48%. Đây là một khó khăn lớn trong việc tiếp thu những kỹ thuật nuôi, trồng mới được phổ biến ở huyện.

Về đời sống nhân dân: thu nhập bình quân /người/năm tăng từ 2,3 triệu năm 2007 lên 2,8 triệu năm 2009, tổng thu ngân ngân sách do huyện quản lý hàng năm có sự tăng trưởng đáng khá. Sự nghiệp văn hóa, xã hội phát triển, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc đổi mới.

3.1.2.2. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật

Muốn phát triển kinh tế thì xây dựng cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước, như vậy mới phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của một vùng kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho công cuộc XĐGN. Trong mấy năm gần đây hệ thống điện, đường, trường, trạm của huyện đã được Thành phố và UBND huyện quan tâm đầu tư, cụ thể là:

* Hệ thống đường giao thông

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, giao thông bao giờ đóng vai trò quan trọng hiện nay huyện Sóc Sơn được thành phố Hà Nội quan tâm đã chú trọng nâng cấp nhiều tuyến đường trục chính và mở rộng các con đường đi tới các thôn, xã đặc biệt là các xã trung tâm huyện. Giao thông đi lại dễ dàng tạo đà cho kinh tế phát triển.

Do vị trí địa lý của huyện nằm ở phía bắc thủ đô Hà Nội nên Sóc Sơn có nhiều đường giao thông chạy qua (đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, quốc lộ số 2, số 3, đường 16 sang Bắc Ninh, đường 131, đường 35), quốc lộ 18 từ Nội Bài đi cửa khẩu Bắc Luân - Quảng Ninh, ngoài ra Sóc Sơn còn có sân bay quốc tế Nội Bài. Toàn huyện có 104 km đường liên xã, 306 km đường liên thôn, 39 km đường sông. Trong năm 2001 đã trải nhựa hoàn toàn số đường do huyện quản lý. Các tuyến liên thôn, liên xã được bê tông hoá 12,5 km và trải cấp phối 100%. Năm 2003 huyện chi từ ngân sách cho xây dựng và sửa chữa hết 16,5 tỷ đồng. Hệ thống đường giao thông được xây dựng và kiện toàn sẽ tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế – xã hội của huyện, góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

* Hệ thống điện

Hiện nay 100% số xã của huyện được sử dụng điện lưới quốc gia, đến cuối năm 2003 đã cải tạo, nâng cấp và làm mới được 46 trạm biến áp với tổng công suất 8.320 KVA. Hệ thống điện hạ thế giao cho các HTX dịch vụ quản lý, đảm bảo thuận lợi cho việc sử dụng cũng như tránh thất thoát điện năng. Năm 2003, huyện đã đầu tư 43,89 tỷ đồng để duy tu, sửa chữa và xây dựng hệ thống điện.

* Y tế-văn hoá

Sóc Sơn có 26 trạm y tế, mỗi trạm y tế có một bác sỹ, 7 y tá và y sỹ, ngoài ra còn có một trung tâm y tế và hai phòng khám đa khoa ở Trung Giã và Kim Anh đảm bảo chăm sóc sức khoẻ kịp thời cho nhân dân, trung bình có 2,5 bác sỹ/01vạn dân.

26/26 xã và thị trấn có hệ thống đài truyền thanh kịp thời phổ biến nhiệm vụ kinh tế - xã hội, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cho nhân dân. Bên cạnh đó còn làm tốt việc tuyên truyền nội dung thông báo mùa vụ, dịch hại, sâu bệnh, công tác XĐGN, giáo dục nếp sống văn hoá mới cho nhân dân.

* Hệ thống thuỷ lợi

Do đặc điểm địa hình phức tạp cho nên Sóc Sơn đang cố gắng xây dựng và cải tạo hệ thống thuỷ lợi ngày càng hoàn chỉnh. Nguồn nước tưới của huyện được cung cấp từ sông Cà Lồ, sông Công, sông Cầu và 26 hồ, đập lớn như: hồ Đồng Quan, Kèo Cà, Đồng Đẽn... sẵn sàng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Trong mấy năm gần đây huyện đã làm được 63,6 km kênh mương bê tông, đang hoàn thiện và đưa vào sử dụng hồ chứa nước Đồng Đò có dung tích lớn đảm bảo nước tưới cho các xã vùng gò đồi và vùng tây bắc của huyện. Đây là sự khởi đầu cho quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn của địa phương.

* Xoá phòng học cấp 4

Đến năm 2005 huyện đã nâng cấp, xây mới 642 phòng học, cơ bản xoá xong phòng học cấp 4 ở cấp tiểu học và trung học cơ sở với tổng kinh phí đầu tư là 203 tỷ đồng. Ngoài ra, huyện còn dành thêm gần 32 ha đất để xây dựng và mở rộng trường mới góp phần nâng cao cơ sở vật chất cho việc dạy và học.

3.1.2.3. Một số kết quả sản xuất kinh doanh của toàn huyê ̣n

Trong nhiều năm liên tục được sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung đầu tư của thành phố cho huyện Sóc Sơn, thông qua các công trình đề án công tác lớn, các phong trào sôi nổi của quần chúng nhân dân và đổi mới phương pháp lãnh đạo. Do đó huyện Sóc Sơn đã đạt được kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế và được thể hiện qua bảng 3.4

Bảng 3.4. Giá trị sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện qua 3 năm 2014 - 2016 qua 3 năm 2014 - 2016

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số lượng (tr đ) cấu (%) Số lượng (tr đ) cấu (%) Số lượng (tr đ) cấu (%) Tổng giá trị sản xuất 1.015.129 100,00 1.132.713 100,00 1.271.588 100,00 1. Nông - lâm - thủy sản 317.148 31,24 331.911 29,30 342.155 26,91 2. Công nghiệp – XD 516.502 50,88 609.125 53,78 723.304 56,88 3. Thương mại, dịch vụ 181.479 17,88 191.677 16,92 206.129 16,21

Thu nhập BQ/người/năm 5,1 5,4 5,8

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Sóc Sơn (2016) Trong những năm vừa qua kinh tế huyện Sóc Sơn phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và liên tục, bình quân qua 3 năm GTSX tăng 11,58%. Cơ cấu kinh tế giữa các nghành có sự chuyển dịch mạnh mẽ, tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản giảm từ 31,24% năm 2014 xuống còn 26,91% năm 2016. Tỷ trọng nghành Công nghiệp – XD tăng từ 50,88 năm 2014 lên 56,88% năm 2016.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (TTCN), thương mại, du lịch, dịch vụ, vận tải có sự tăng trưởng khá. Năm 2014 đạt 516,502 tỷ đồng chiếm 50,88% trong cơ cấu, năm 2016 đạt 723,304 tỷ chiếm 56,88%, bình quân qua 3 năm tốc độ phát triển đạt 117,93%. Sự cố gắng phát triển của ngành là động lực quan trọng trong vấn đề tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện. Đây là hướng đi mới đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch.

Về tình hình sản xuất nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng các loại cây trồng là 22349 ha trong đó cây lương thực là 18536 ha, cây thực phẩm 1045 ha, cây công nghiệp 2113 ha, năng suất lúa đạt 42 tạ/ha; về chăn nuôi thú y:

Trong chỉ đạo về chăn nuôi thú y giữ ổn định và tăng nhanh số đầu gia súc, gia cầm, tiêm phòng đạt kết quả cao, không để xảy ra dịch bệnh gia súc, gia cầm. Năm 2016 tổng đàn trâu là 5650 con, tổng đàn bò là 27982 con, tổng đàn lợn là ... con, tổng đàn gia cầm 994700 con. Hầu hết các hộ dân chăn nuôi với số lượng ít và thức ăn sử dụng chủ yếu là thức ăn tự nhiên và tận dụng phế phụ phẩm của ngành trồng trọt như: lúa, ngô, khoai, sắn… vì vậy năng suất chưa cao. Tuy nhiên, một số hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư vốn cho chăn nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, chăn nuôi theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp, chăn nuôi theo hướng trang trại nên đă rút ngắn thời gian nuôi, tăng năng suất, đem lại hiệu quả kinh cao. Nhờ vậy năm 2016trong tổng GTSX, ngành nông - lâm - thủy sản đạt 342,155 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 26,91%, trong đó ngành trồng trọt đạt 196,023 tỷ đồng bằng 57,29%, ngành chăn nuôi 37,9%, ngành lâm nghiệp chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu 4,81%. Tốc độ tăng trưởng bình quân qua 3 năm là 4,6%/năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn giống trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 58 - 62)