Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn giống
2.1.5.1. Yếu tố khách quan
a. Yếu tố tự nhiên và cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi
- Yếu tố tự nhiên
Việc phát triển chăn nuôi lợn được dựa trên những điều kiện tự nhiên như về thời tiết khí hậu, điều kiện môi trường như nếu như thời tiết quá hà khắc thì lợn cũng không có được môi trường thuận lợi chính vì vậy môi trường điều kiện
tự nhiên là nhiệt độ giao khoảng từ 22-330C, đây là thời điểm thuận lợi nhất và
cũng là điều kiện mà lợn ít mắc dịch bệnh cũng như khả năng tăng trọng cao. Điều kiện trên giúp cho lợn phát triển cả về thể trọng lẫn sức đề kháng, khi lợn không mắc bệnh sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân.
Độ ẩm trong không khí cao cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng do đó cần có sự kiểm tra giám sát kỹ vì độ ẩm trong không khí quá cao có thể làm giảm khả năng động dục của con giống. Giảm chất lượng sơ sinh sống/ổ.
Điều kiện về diện tích đất cũng là yếu tố quan trọng giúp mở rộng quy mô diện tích đất để chăn nuôi.
Yếu tố quan trọng trong điều kiện tự nhiên đó là nguồn nước vì nước không chỉ là nước uống hàng ngày cho lợn, mà nó còn là nhu cầu tắm cho lợn trong những ngày hè nóng, nguồn nước còn được dùng để vệ sinh chuồng trại đảm bảo vệ sinh thú y hạn chế dịch bệnh cho lợn giống, đặc biệt trong thời gian nái mẹ đang nuôi con.
Qua những tác động trên cho thấy yếu tố tự nhiên về khí hậu, đất đai, nguồn nước ....là một trong những yếu tố quan trong cho sự phát triển của lợn. Tạo điều kiện cho sự sinh trưởng cũng như khả năng sinh sản tạo ra con giống thương phẩm phục vụ cho tiêu thụ sản phẩm.
Mỗi sự biến động của môi trường tự nhiên đều tác động và ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sản xuất của con người, trong đó có hoạt động chăn nuôi lợn thịt.
Vật nuôi là cơ thể sống, sự sinh trưởng phát triển và phát dục của chúng phụ thuộc vào những quy luật nhất định, các quy luật này lại chịu sự khống chế bởi điều kiện thiên nhiên phức tạp. Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng chủ yếu đến năng suất thịt, ngoài ra còn ảnh hưởng không nhỏ đến phẩm chất thịt khi lợn được nuôi ở nhiệt độ và độ ẩm không thích hợp (Vũ Đình Tôn, 2009). Chính vì vậy những yếu tố tác động bên ngoài như môi trường, thời tiết, nguồn nước có sự tác động rất lớn đến môi trường sống cũng như khả năng sinh sản và chất lượng con giống. Tạo ra năng suất sinh sản cũng như chất lượng thịt đáp ứng nhu cầu và nguồn thực phẩm được đảm bảo.
- Giao thông và cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng là điều kiện để người nông dân được tiếp cận với những tin mới về tiến bộ khoa học cũng như tiếp cận những con giống có chất lượng. Giúp cho những thương lái tiếp cận để thuận tiện buôn bán chuyển giao con giống, trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi. Tăng năng suất, nâng cao chất lượng con giống, tiếp cận với các phương pháp mới trong công tác thú y, thức ăn chăn nuôi.
b. Yếu tố con giống
Tương tự như vậy, giống cũng ảnh hưởng tương đối lớn, nên hiệu quả trong chăn nuôi lợn tại các hộ nông dân của huyện. Các giống vật nuôi khác nhau
cho hiệu quả kinh tế khác nhau. Tại địa bàn huyện thì hộ nông dân sử dụng chủ yếu hai giống lợn đó là giống lợn lai kinh tế và giống đực hướng nạc.Hiện nay, giống lợn đực hướng nạc đang được người chăn nuôi sử dụng trong chăn nuôi nhiều hơn cả vì nó đã thể hiện được ưu thế hơn về hiệu quả so với giống lợn lai kinh tế.
Bên cạnh các con giống có trong nước một số cơ sở đã cải thiện và nhập những dòng giống mới của các nước tiên tiến như Đan Mạch, Anh, Pháp, Mỹ... để nâng cao chất lượng con giống.
Bằng những phương pháp mới như thụ tinh nhân tạo để nâng cao hiệu quả năng suất cũng như đảm bảo nguồn gen. Tạo ra những dòng có chất lượng và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, hiện tại đàn lợn sinh sản của Thành phố hiện có 182.000 con. Hàng năm, đàn lợn sinh sản bố mẹ bị loại thải là 52.000 con, trong khi đó sản xuất ông bà chỉ được có 16.000 con để thay thế, bằng khoảng 30% yêu cầu sản xuất trong nước. Còn lại chiếm 70% là đang nhập từ các nước trên thế giới hoặc người dân tự cho sinh sản. Chất lượng con giống không được kiểm soát từ năng suất đến hiệu quả kinh tế (Văn Thắng, 2014).
Hiện tại trên cả nước mới có hai Trung tâm lớn về cung cấp giống đó là: Trung tâm nghiên cứu Lợn Thụy Phương (Hà Nội) và Trung tâm nghiên cứu phát triển chăn nuôi gia súc lớn – Phân viện chăn nuôi Nam Bộ (Bình Dương – TPHCM) cả hai Trung tâm trên đều thuộc Viện chăn nuôi và một số công ty lớn như CP, Dabaco.... Việc cung ứng trong những năm gần đây có sự phát triển mạnh nhưng con giống sản xuất ra không kịp dẫn đến tình trạng thiếu lợn giống cung ứng cho người nông dân.
Nhà nước đã có những chính sách đẩy mạnh phát triển con giống, như tăng quy mô đàn lợn giống và mở thêm trạm cho Trung tâm nghiên cứu Lợn Thụy Phương để đẩy mạnh việc cung ứng cho đàn lợn giống cung ứng hơn cho người chăn nuôi. Bên cạnh đó Trung tâm đã mở rộng và tăng quy mô nái lên gần 2000 nái tại Trạm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp – Ninh Bình và nhập mới gần 1000 giống cụ kỵ từ các nước Anh, Mỹ, Đan Mạch.... để tăng chất lượng con giống cũng như cung ứng thêm nhu cầu con giống cho hộ nông dân .
Trung tâm cũng đã có chủ trương sản xuất tinh để phục vụ bà con nhân dân trong việc phối giống tránh bị cận huyết, phối trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng con giống.
c. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, ngành chăn nuôi năm 2015 có những bước chuyển dịch rõ ràng, từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại, ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật, tăng hiệu quả kinh tế. Giá thức ăn chăn nuôi trong năm có xu hướng giảm nhưng chưa nhiều.
Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi có mức tăng khá đạt 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Chăn nuôi lợn phát triển khá thuận lợi và ở mức có lợi cho người chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2015).
Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng giới thiệu các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng cho mô hình trang trại chăn nuôi lợn như: sử dụng đệm lót sinh học để đảm bảo khả năng sinh sản cũng như đảm bảo con con khi sinh ra; ứng dụng quy trình chăn nuôi; quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng bệnh, dùng đệm lót sinh học trong chăm sóc lợn giống.
Áp dụng mô hình thụ tinh nhân tạo cho lợn giống nhằm cải tạo đàn lợn trong nước, lai tạo lợn ngoại, tăng khả năng tăng trọng trong chăn nuôi lợn.
Hỗ trợ cung ứng lợn giống cho hộ nông dân nhằm tăng đầu lợn giống cung cấp lợn thương phẩm, nâng cao hiệu quả sinh sản và tỷ lệ nạc, nâng cao giá thành cho người nông dân.
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào thực tế nâng cao năng suất sinh sản của lợn giống (heo nái) đang được đặc biệt quan tâm như: chế độ nuôi dưỡng, chế độ sinh sản, môi trường điều kiện thích nghi...
d. Công tác khuyến nông
Khuyến nông là hoạt động chuyển giao công nghệ khoa học, hay thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao trình độ cho người chăn nuôi, cũng như tiếp cận những tiến bộ khoa học mới và những phương pháp chăm sóc một cách hiệu quả. Tiếp cận cũng như cập nhật giá cả tránh bị ép giá.
Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong chăn nuôi lợn giống là: tiếp cận những giống mới có khả năng sinh sản cao, số sơ sinh sống trên ổ cao hơn so với lợn nái truyền thống như Landrace, Yorshire.. có nguồn gốc
Anh, Mỹ, Pháp, Canada...; dòng siêu sinh sản mới được Trung tâm Nghiên cứu Lợn Thụy Phương đưa về và nhân giống với số sơ sinh sống đạt 15-17con/ổ là dòng Meshan.
Về dòng lợn đực có dòng Landrace, Yorkshire, Duroc, Pidu... thúc đẩy việc lai tạo giống đạt hiệu quả chất lượng nạc.
Chuyển giao công nghệ chăn nuôi mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chế độ thức ăn cho từng giai đoạn phát triển, kiểm tra và khuyến khích các hộ nông dân chú ý đến công tác vệ sinh thú y, chuồng trại chăn nuôi...
e. Công tác thú y
Việt Nam là đất nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đây là thời tiết khí hậu thích hợp cho sự phát triển của dịch bênh, nhất là thời gian chuyển mùa và thời điểm thời điểm có độ ẩm cao. Dịch bệnh không những ảnh hưởng đến sự phát triển của con giống mà còn làm giảm chất lượng cong giống cũng như gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi suy giảm số lượng gia súc, gia cầm gây ảnh hưởng đến giá thành và sức khỏe người tiêu dùng dễ mắc các loại bệnh như: Lở mồm long móng, viêm phổi, dịch tả, nhiễm trùng da và tiêu chảy(đối với lợn con sau cai sữa)..
Cần có những biện pháp phòng và chữa bệnh cũng như có những thông báo của ban thú y huyện, dự báo và đề phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, cần có công tác kiểm dịch động vật.
Hạn chế những rủi ro trong quá trình chăn nuôi và cho cả người chăn nuôi được nắm những thông tin cập nhật mới. Tránh những tổn thất không đáng có cho người chăn nuôi. Ngoài ra cần kiểm soát dịch bệnh thì việc vệ sinh chuồng trại cũng như việc tiêm phòng vacxin theo đúng quy định từng giai đoạn chăn nuôi, có những chính sách tuyên truyền tích cực đến người chăn nuôi, thông báo trước thời điểm trước thời gian sảy ra dịch bệnh để người chăn nuôi kịp thời phòng và chữa trị. Với hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, theo tính chất tự phát thì việc tuyên truyền là chủ yếu nên cần chú trọng vào việc tuyên truyền, công tác thông tin đảm bảo đến người chăn nuôi, vì người chăn nuôi chỉ thực sự quan tâm khi dịch bệnh đã xảy ra chứ rất ít hộ có khái niệm phòng hơn chữa. Dẫn đến việc bùng phát dịch bệnh lây lan nhanh chóng và ảnh hưởng đến môi trường một cách nghiêm trọng.
f. Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng
theo các giai đoạn sau:
* Chế độ nuôi dưỡng
Lợn giống (heo nái) được nuôi theo chế độ tiêu chuẩn cho từng giai đoạn: giai đoạn đậu thai, giai đoạn đẻ, giai đoạn sau đẻ sẽ có chế độ giảm ăn dần cho tới khi cai sữa cho heo con.
Do vậy ở giai đoạn này cần nuôi theo một yêu cầu tỷ lệ nhất định, chế độ ăn cũng theo từng giai đoạn khác nhau, các giai đoạn phát triển.
Môi trường có ảnh hưởng nhiều đến tính thèm ăn của lợn giống (lợn nái
giống) nhiệt độ thích hợp nhất là từ 160C. Nếu tăng 10C thì lượng thức ăn giảm
140-120gr/ngày. Vì vậy cần giảm nhiệt độ chuồng nuôi lợn giống (heo nái) nuôi con bằng quạt gió, trồng cây xanh phun mưa trên mái chuồng (Vũ Đình Tôn, 2009). Các loại giống khác nhau có khả năng cho thịt khác nhau. Vì vậy, giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất thịt. Thông thường các loại lợn nội cho năng suất thấp hơn so với những giống nhập ngoại. Lợn Ỉ, Móng Cái nuôi 10 tháng tuổi trung bình đạt 60kg trong khi đó lợn ngoại (Landrace, Yorkshire...) nuôi tại Việt Nam có thể đạt 60-90kg lúc 6 tháng tuổi (Vũ Đình Tôn, 2009).
Lợn đực giống khi cho ăn cầm đảm bảo đúng giờ, thức ăn cần chọn loại thức ăn phù hợp với khẩu phần ăn, hạt nhỏ, không được pha loãng. Cho lợn đực ăn đúng tiêu chuẩn trọng lượng, không được ăn quá no hay để bị đói đối với những con lợn đực đang trong giai đoạn làm việc.
Luôn luôn theo dõi chế độ ăn của lợn để tránh tình trạng lợn bỏ ăn, hay ăn quá ít để có sự điều chỉnh hợp lý. Lắp van xả nước tự động để đảm bảo nguồn nước luôn luôn sạch sẽ.
Có chế độ chăm sóc riêng cho từng con, với những hộ gia đình nuôi nhiều lợn đực thì cần tách từng ô đối với từng con một. Để có sự chăm sóc riêng và cung cấp lượng protein đối với những con phải làm việc nhiều hơn.
Muốn nâng cao chất lượng tinh của lợn đực ngoài chế độ nuôi dưỡng tốt, cần phải có chế độ chăm sóc hợp lý cụ thể như sau:
- Chuồng trại phải thật khô ráo, sạch sẽ, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Mặt khác chuồng nuôi lợn đực cần được xây dựng ở xa khu lợn nái và khu riêng biệt. Xây dựng chuồng theo đúng quy định 1 đực một ô với diện tích là 4-6m2 và 6-9m2.
Vận động rất quan trọng đối với lợn đực giống, vận động giúp lợn đực có thân hình chắc khỏe và khả năng nhảy giá tốt. Vận động để tăng tính hăng, nâng cao quá trình trao đổi chất, bụng gọn, tránh tình trạng béo dẫn đến ì và lười làm việc.
Vệ sinh tắm, cọ rửa chuồng thường xuyên để đảm bảo cho khu chuồng đực luôn được sạch sẽ, vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sự bài tiết, trao đổi chất, tăng cường các hoạt động về tính dục, tính thèm ăn ngoài ra còn tránh được một số bệnh ngoài da, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp xúc giữa lợn đực và con người, qua đó dễ dàng làm quen và huấn luyện và sử dụng chúng.
Thời tiết có yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất tinh dịch, thời
tiết giao động từ tháng 1 đến tháng 4 thì nhiệt độ rơi vào khoảng 25oC chính vì
vậy mà đây là thời điểm lý tưởng cho chất lượng tinh, cũng như tỷ lệ thụ thai được cao hơn.
Đối với mùa hè đây là thời gian nắng nóng, thì khả năng vận động cũng như cho tinh thấp cần hạn chế thụ tinh cũng như lấy tinh từ lợn đực. Và cần tắm cho lợn đực ngày 2 lần.
Cần kiểm tra định kỳ lượng tinh dịch, thể trạng cũng như sức khỏe của lợn đực từ đó có sự điều chỉnh về chế độ chăm sóc cũng như khẩu phần ăn cho lơn đực sao cho hợp lý và hiệu quả nhất có thể. Đối với lợn đực đã trưởng thành thì trọng lực gần như không thay đổi nên cần duy trì đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý. Bổ xung đúng cách theo quy trình.
Kiểm tra các chỉ tiêu sinh lý của chaasrt lượng tinh hàng ngày để phát hiện kịp thời những thay đổi về thể tích (V ml); màu sắc, hình dạng tinh trùng.
Định kỳ theo dõi hàng tuần và kiểm tra các chỉ tiêu phẩm chất tinh bảo gồm các chỉ tiêu thể tích mỗi lần xuất tinh, nồng độ (C, triệu/ml) hay mật độ tinh trùng (D triệu/ml); hoạt lực (A), sức kháng sinh tinh trùng (R), tỷ lệ tinh trùng hình (%); tổng số tinh trùng sống trong một lần xuất tinh (VAC,tỷ).
Khẩu phần ăn cho lợn đực mà giá trị dinh dưỡng thấp thì dẫn đến có ngoại hình xấu, sản xuất tinh kém. Như vậy rất cần chú ý đến khẩu phần ặn cũng như cách chăm sóc sao cho hợp lý nhất.
Việc sử dụng lợn đực phụ thuộc về tuổi và thành thục về tính. Các giống lợn đực nội địa trong nước thường có tuổi trưởng thành sớm hơn so với lợn đực ngoại rất nhiều. Đối với lợn đực nhập khẩu thì độ tuổi giao động từ 9 đến 10 tháng và khi đạt 90kg đến 100kg trở lên.
* Chế độ chăm sóc
Cần có chế độ chăm sóc đặc biệt đối với lợn giống vì trong quá trình sinh sản lợn giống(heo nái) có thể mắc một số bệnh như: Viêm tử cung, tắc truyến sữa gây khó khăn trong thời gian nuôi con.