Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và nhu cầu dinh dưỡng trong chăn nuôi lợn giống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn giống trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 25 - 29)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và nhu cầu dinh dưỡng trong chăn nuôi lợn giống

tinh dịch, lợn đực giống luôn khỏe mạnh, không mắc các bệnh truyền nhiễm.

* Đặc điểm của lợn đực giống

- Một con lợn đực giống tốt là một tài sản có giá trị đòi hỏi công chăm sóc lớn và đem lại lợi ích kinh tế cao cho người nuôi.

- Đối với lợn đực giống, số lượng và phẩm chất tinh dịch rất quan trọng. Khi đã chọn được giống tốt, số lượng và phẩm chất tinh dịch chịu ảnh hưởng của chế độ thức ăn, nuôi dưỡng và sử dụng đực giống.

- Yếu chân và các bệnh về chân là nguyên nhân lớn nhất quyết định số phận của đực giống. Cần quan sát kỹ để phát hiện những biểu hiện này.

- Đực giống tốt có ảnh hưởng đến sức sản xuất của 40 - 50 nái sinh sản khi cho phối giống trực tiếp và 400 - 500 nái sinh sản khi cho thụ tinh nhân tạo.

- Nếu sử dụng đực giống bị bệnh để phối giống cho nái sinh sản thì sẽ gieo rắc mầm bệnh lây lan trên diện rộng, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

* Cách chọn đực giống

- Cần chọn đực giống có lý lịch rỏ ràng, là con của những căp ông bà, bố mẹ có năng suất cao, là cá thể lớn nhất trong đàn.

- Chọn đực giống làm 2 đợt: Lần I lúc lợn được 2 - 4 tháng tuổi và lần II trước khi bắt đầu cho phối giống.

- Cần chọn những con đực có đặc điểm ngoại hình đặc trưng của giống. - Lợn đực khỏe mạnh, lưng thẳng, ngực nở, thể chất rắn chắc, không quá béo hoặc quá gầy, thân hình cân đối, hài hòa, chắc chắn, 4 chân thẳng, khỏe.

- Lợn đực phàm ăn, tăng trọng tốt, hiền lành nhưng không chậm chạp, tính dục hăng nhưng không xuất tinh quá sớm.

- Chọn con đực có hai hòn cà lộ rõ, nở, căng và đều nhau, không sệ lệch. - Lợn ít nhất có 12 vú trở lên, da có độ đàn hồi tốt.

2.1.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và nhu cầu dinh dưỡng trong chăn nuôi lợn giống giống

2.1.3.1. Đối với lợn cái giống

Phạm Văn Hùng (2006) đã đưa ra một số đặc điểm kỹ thuật và nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái sinh sản như sau:

a. Kỹ thuật nuôi dưỡng

Kỹ thuật nuôi lợn nái hậu bị: Lợn nái hậu bị là lợn cái từ khi cai sữa được chọn để làm cái giống, nuôi cho đến khi phối giống lần đầu. Khi nuôi dưỡng lợn nái hậu bị sao cho đến tuổi phối giống trọng lượng phải đạt yêu cầu. Lợn quá gầy, quá béo đều dẫn đến sức sinh sản kém, lợn quá béo sẽ khó động dục. Vì vậy khẩu phần ăn cho lợn cần phù hợp, Từ khi được chọn làm giống đến 6 tháng tuổi có thể cho lợn ăn với khẩu phần ăn cho phép lợn bộc lộ đến mức tối đa tiềm năng di truyền về tốc độ sinh trưởng và tích lũy mỡ của nó. Sau đó khống chế thức ăn, nhất là những loại thức ăn giàu năng lượng để vừa tiết kiệm được thức ăn vừa tránh được tăng trọng không cần thiết. Nhưng trước khi cho đi phối khoảng 10 – 14 ngày nên tăng mức ăn cho lợn cái với mục đích tăng số trứng rụng (Phạm Văn Hùng, 2006).

Lợn nái ở giai đoạn chờ phối: Mức dinh dưỡng được cung cấp theo tuổi, khối lượng, giống và thể trạng của lợn nái. Lợn dưới 2 năm tuổi nên cung cấp nhiều protein. Vitamin và khoáng hơn những lợn nái đã trên 2 năm tuổi. Lợn ngoại nhu cầu dinh dưỡng cao hơn lợn nội, lợn gầy mức dinh dưỡng cần cung cấp cao hơn lợn béo. Giai đoạn này với thời gian rất ngắn, thường chỉ 6 đến 7 ngày. Trong nuôi dưỡng nên giũ cho lợn có độ béo vừa phải (mức ăn cho lợn ngoại 2 – 2.5kg TĂ/ngày) (Phạm Văn Hùng, 2006).

Lợn nái chửa: mức dinh dưỡng của lợn nái được cung cấp theo tuổi, giai đoạn có chữa và tùy theo giống. Cần chú ý 2 giai đoạn quan trọng là 3 tuần đầu có chữa và 3 tuần cuối (Phạm Văn Hùng, 2006).

+ Trong 3 tuần đầu không yêu cầu cao về số lượng thức ăn mà chủ yếu là về chất lượng thức ăn. Giai đoạn này dễ sẩy thai, tiêu thai nếu cho lợn ăn thức ăn có chất lượng kém như bị thiu mốc, các axit amin không thay thế bị thiếu hay không cân đối.

+ Vào giai đoạn 3 tuần cuối cần chú ý cả về số lượng và chất lượng thức ăn. Khối lượng thai ở giai đoạn này tăng rất nhanh nên cần nhiều dinh dưỡng, ở giai đoạn này dễ đẻ non nếu chấy lượng thức ăn không tốt. Thức ăn cần được chế biến tốt để có thể tích nhỏ, tạo điều kiện cho lợn nái ăn được nhiều vì đường ruột của lợn bé lại do bị thai chèn.

Lợn nái nuôi con: cần nhiều dinh dưỡng cho quá trình tạo sữa nuôi con. Đặc biệt ở tháng đầu nuôi con, vì chất dinh dưỡng của lợn con chủ yếu dựa vào sữa mẹ nếu không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thì đàn con sẽ bị còi cọc

và tỉ lệ hao hụt của lợn nái rất cao. Nếu dùng khẩu phần cao năng lượng để nuôi lợn nái ở giai đoạn này để giảm tỷ lệ hao hụt của lợn nái trong quá trình nuôi co. Tốt nhất dùng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh được sản xuất từ nhiều công ty khác nhau và có thể bổ sung dầu thực vật, mỡ lợn để nâng cao hàm lượng năng lượng trong khẩu phần (Phạm Văn Hùng, 2006).

Trước cai sữa con 3-4 ngày nên giảm mức ăn của lợn nái để tránh viêm vú. Sau khi cai sữa con 2-3 ngày mới cho ăn lại bình thường.

b. Nhu cầu dinh dưỡng

Nhu cầu dnh dưỡng của lợn cái hậu bị theo NRC năm 2000 có tỉ lệ tăng nạc khác nhau và cho ăn tự do với 90% vật chất khô.

- Nhu cầu năng lượng:

+ Hậu bị, chờ phối, chữa kỹ I: 2800 – 2900kcal ME/1kg TĂ + Lợn nái chữa kỳ II: 3000 kcal ME/1kg TĂ

+ Lợn nái nuôi con: 3100 – 3200 kcal ME/1kg TĂ

Bảng 2.1. Tiêu chuẩn dinh dưỡng thức ăn cho lợn nái sinh sản giống nội (con/ngày đêm) (con/ngày đêm)

Chỉ tiêu

Khối lượng lợn mẹ

84 ngày có chửa đầu 30 ngày có chửa cuối Nuôi con 50-60 61-70 71-80 81-90 61-70 71-80 81-90 61-70 71-80 81-90

Năng lượng

trao đổi kcal 2507 2842 3104 3415 3462 3845 4084 7403 8191 8621 Protein thô

(g) 119 124 136 149 151 168 179 384 426 453 Muối (g) 5,0 5,7 6,2 6,8 6,9 7,7 8,2 13,6 15,0 15,8 Can xi (g) 7,3 8,2 9,0 9,9 10,1 11,2 11,9 18,4 20,3 21,4 Photpho (g) 5,9 6,7 7,3 8,1 8,2 9,1 9,7 15,0 16,5 17,4 Nguồn: Nguyễn Thiện và cs.(1996)

2.1.3.2. Đối với lợn đực giống

Đối với chăn nuôi lợn đực giống, yêu cầu lợn đực giống không được quá béo, quá gầy; số lượng và chất lượng tinh dịch tốt; lợn đực giống hoạt bát, nhanh nhẹn, phản xạ tốt, tính hăng cao.

* Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn đực giống

- Lợn đực giống có thể bắt đầu được khai thác tinh dịch ở 7 - 8 tháng tuổi, tương ứng với khối lượng từ 90 - 100kg.

- Khi mới bắt đầu phối giống, cho lợn đực giống phối với những con cái nhỏ hơn, già hơn, có tính nết hiền, lặng lẽ, không nên cho phối với những con nái to, nái tơ vì đực giống dễ bị hoảng sợ do chưa có kinh nghiêm.

+ Khoảng cách khai thác tinh phải phù hợp với tuổi và thể trạng heo. Thời gian 3 tháng đầu có thể khai thác 1 - 2 lần/tuần, thời gian sau đó khai thác 2 - 3 lần /tuần.

+ Sau mỗi lần khai thác tinh, cần vệ sinh đường sinh sản cho lợn đực giống. + Không nên cho lợn vận động hoặc tắm (nước lạnh) trong vòng 1 giờ sau khi khai thác tinh.

+ Thường xuyên kiểm tra bàn chân, cẳng chân, nếu có dấu hiệu bị què, bị đau cần cho lợn nghỉ đến khi khỏi hẳn.

+ Không nên dùng lợn đực giống quá 5 năm tuổi. + Thường xuyên tắm chải cho lợn đúng cách

+ Xoa nắn dịch hoàn cho lợn đực hậu bị, và đực làm việc mỗi ngày 1 lần, thời gian 10 - 15 phut.

+ Hàng ngày cho lợn đực vận động 30 phút.

+ Tuyệt đối không được đánh đập lợn đực giống có thể xua đuổi lợn bằng roi. + Trước khi cho phối phải tác động kỹ thuật để lợn dạn người, hăng tính dục. + Đối với lợn đực giống nhảy trực tiếp: địa điểm phối giống phải bằng phẳng không gồ gề, trơn. 2 ngày 1 lần nhảy.

+ Đối với lợn thụ tinh nhân tạo: Trước khi huấn luyện 15 - 20 ngày phải tác động kỹ thuật để heo dạn người, hăng tính dục (nuôi dưỡng tốt vận động hàng ngày, tắm chải, xoa kích thích vào phòng lấy tinh để làm quen) nơi lấy tinh phải có nền chắc chắn, không trơn trượt, dễ vệ sinh sau khi lấy tinh.

+ Phải ghi sổ theo dõi về các chỉ tiêu: Tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra còn sống, trọng lượng sơ sinh, số con cai sữa, trọng lượng cai sữa cho từng con đực giống.

+ Định kỳ giám định, kiểm tra đực giống (ngoại hình và thể chất) phẩm chất tinh dịch (bằng V.A.C.R.pH.X) về tỷ lệ sống chết, màu, mùi, độ vẩn, kết quả

sinh sản để có quyết định loại thải.

* Thức ăn và tiêu chuẩn khẩu phần thức ăn

Định mức thức ăn:

- Tiêu chuẩn khẩu phần: Năng lượng trao đổi: 2.800 - 2.900 kcal/, Protein 14 - 15%.

- Lượng thức ăn/con/ngày:

+ Heo đực giống trọng lượng từ 40-60kg: 1.8-2kg/ngày + 2 kg rau xanh. + Heo đực giống trọng lượng từ 61-90kg: 2-2.2g/ngày + 2 kg rau xanh. + Heo đực giống trọng lượng trên 90kg: 2.2-2.5kg/ngày + 2.5 kg rau xanh. Tiêu chuẩn khẩu phần thức ăn:

- Cho ăn thức ăn hổn hợp, phải đảm bảo năng lượng trao đổi và Protein. - Cung cấp đủ nước sạch cho lợn uống.

- Ngày phối giống cho lợn ăn thêm 2 quả trứng và thóc mầm hoặc giá đỗ. - Phải cung cấp đúng khẩu phần thức ăn để tránh lợn đực quá béo hoặc quá gầy.

* Phòng bệnh cho heo đực

Tiêm phòng vaccin định kỳ vào tháng 3 - 4 và tháng 8 - 9 với các loại vaccin phòng bệnh: Bệnh Tụ Huyết Trùng, Dịch Tả lợn. FMD, PRRS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn giống trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)