Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn giống trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 96 - 103)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn giống trên địa bàn huyện Sóc Sơn,

4.2.1. Yếu tố khách quan

4.2.1.1. Giống lợn nuôi

a. Giống lợn nái sinh sản

Giống lợn cái sinh sản được sử dụng chủ yếu hiện nay trên địa bàn huyện Sóc Sơn là giống lợn lai giữa các giống địa phương Móng Cái, Lang Hồng với lợn ngoại như Landrace và Yorkshire. Nguồn giống trên địa bàn huyện khá đa dạng. Trong những năm gần đây, nhiều hộ chăn nuôi đã tự sản xuất được giống, không chỉ cung cấp cho chính gia đình mình mà còn cung cấp cho các hộ chăn nuôi khác ở trong và ngoài huyện Sóc Sơn. Tuy nhiên, do nhu cầu chăn nuôi lợn sinh sản ngày càng gia tăng do vậy, vẫn còn hiện tượng nhiều hộ chăn nuôi mua giống trôi nổi trên thị trường, không có nguồn gốc gây nguy cơ dịch bệnh cao, cũng như chất lượng không đảm bảo. Chất lượng giống ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển chăn nuôi lợn giống ở huyện Sóc Sơn, nó không chỉ làm ảnh hưởng đến năng suất sản phẩm mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm con giống. Giống là điều kiện cơ bản để phát huy hiệu quả đầu tư trong chăn nuôi. Con giống có chất lượng, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, kéo dài tuổi lợn nái, bình thường tuổi lợn nái khoảng 5- 6 năm nhưng lợn giống tốt có thể sử dụng 7- 8 năm, khả năng thụ thai khoảng 90%, tỷ lệ đồng đều của đàn lợn khoảng 80-90%. Tuổi phối lứa đầu khoảng 6 - 7 tháng trong khi đó bình thường lợn 6- 8 tháng mới bắt đầu phối lứa đầu. Bình thường lợn con từ 45- 50 ngày tuổi có thể xuất chuồng nhưng với lợn giống tốt khoảng 35- 40 ngày có thể bán lợn con.

b. Đực giống

Mục đích chính trong chăn nuôi lợn đực giống là sử dụng phối giống và sản xuất ra nhiều lợn con có chất lượng tốt. Đối với hộ chăn nuôi lợn đực giống, lợn đực giống là tài sản có giá trị và có vai trò đặc biệt quan trọng trong chăn nuôi lợn, vì sức ảnh hưởng của lợn đực giống đối với đàn con là rất lớn: một lợn đực giống tốt có thể sản xuất ra 1.000 con lợn con (nếu nhảy trực tiếp) và khoảng từ 6.000 – 10.000 lợn con nếu dùng phương pháp thụ tinh nhân tạo ("Tốt nái tốt một ổ, tốt đực giống, tốt cả bầy").

Chất lượng của đực giống ảnh hưởng đến chất lượng của đàn con về các đặc tính như màu sắc lông, da, thể chất, tốc độ sinh trưởng, sức đề kháng bệnh... đều được thừa hưởng từ con đực giống.

c. Mối liên kết trong mua – bán lợn giống

Trong chăn nuôi lợn có các liên kết như liên kết người mua, bán con giống thì giống lợn là yếu tố quan trọng nhất trong phát triển chăn nuôi lợn, nếu như bước đầu chon giống chưa mang lại hiệu quả thì các giai đoạn tiếp theo sẽ cho năng suất thấp. Và nhìn chung các hộ độc lập trong mua, bán con giống chưa hình thành liên kết. Do chất lượng con giống không đồng đều nên chất lượng sản phẩm chưa đồng bộ giữa các hộ tham gia.

Đối với chăn nuôi lợn đực giống, với 15 hộ nghiên cứu khảo sát thì có 13 hộ (86,66%) đã nhập lợn đực giống từ Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương với tổng số là 24 đực giống, chiếm tỷ lệ 72,73% tổng số đực giống ở các hộ điều tra. Với hộ chăn nuôi lợn nái sinh sản, chủ yếu các giống được chọn lọc từ các trang trại chăn nuôi và hộ chăn nuôi lợn giống, chỉ một số ít các giống lợn nái ngoại được các hộ mua từ các cơ sở cung cấp con giống trên địa bàn.

4.2.1.2. Thức ăn chăn nuôi

Huyện Sóc sơn có lợi thế là gần trung tâm thành phố Hà Nội nên nguồn cung về thức ăn chăn nuôi khá đa dạng với nhiều sự lựa chọn các nhà cung cấp khác nhau. Nếu nguồn thức ăn đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho chăn nuôi lợn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Phương thức chăn nuôi truyền thống tận dụng những phụ phẩm thừa thường cho kết quả và hiệu quả thấp, phương thức chăn nuôi công nghiệp sử dụng thức ăn do các nhà máy đã chế biến sẵn đem lại hiệu quả cao hơn trong điều kiện vốn đầu tư lớn, giống phải đảm bảo, phương thức chăn nuôi bán công nghiệp phù hợp với sản xuất và đời sống của hộ

nông dân. Trên địa bàn huyện Sóc Sơn, các hộ chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn giống nói riêng đang áp dụng rộng rãi phương thức chăn nuôi bán công nghiệp và chăn nuôi công nghiệp. Người chăn nuôi theo hướng sử dụng thức ăn hỗn hợp khô hay còn gọi phương thức cho ăn thẳng thường đem lại giá trị sản xuất cao hơn. Lợn sinh sản cho ăn theo phương thức này sẽ không bị béo phì mà lợn thích ăn hơn, vừa tiết kiệm được thời gian lao động cũng như chi phí để nấu chín cám so với nuôi theo phương thức truyền thống. Nuôi lợn cái sinh sản không cần phải đầu tư nhiều vì người dân hầu như tận dụng sản phẩm từ trồng trọt như lúa ngô, và một phần thức ăn công nghiêp để cho lợn ăn trong thời kỳ nuôi con nên nó rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi của hộ nông dân. Thức ăn chăn nuôi chiếm khoảng trên 70% chi phí cho chăn nuôi lợn. Nếu hộ chăn nuôi phải mua cả cám gạo thì chi phí sẽ tăng lên so với hộ tận dụng được cám gạo có sẳn của gia đình.

Liên kết mua thức ăn trong chăn nuôi: Chi phí thức ăn chiếm trên 70% tổng chi phí. Để giảm giá thức ăn các hộ phải mua số lượng lớn trong mỗi lần mua. Đặc biệt phải rõ nguồn gốc và chất lượng tốt, ngoài ra, định kì thường có các buổi chia sẻ về kinh nghiệm chăm sóc lợn nhưng có nhiều người chăn nuôi đã chưa tham gia dẫn đến tình trạng kinh nghiệm của các hộ là khác nhau, đây là một trong những yếu tố tạo ra nguồn thu nhập không đồng đều giữa các hộ.

4.2.1.3. Công tác thú y trong chăn nuôi lợn sinh sản

Trong những năm qua, công tác thú y, phòng chống dịch bệnh luôn được ưu tiên, chú trọng hàng đầu tuy nhiên tình hình vẫn chưa có nhiều khả quan mà công tác phòng, chống dịch bị phản ánh còn chậm và chưa quyết liệt. Muốn đàn lợn sinh sản khỏe mạnh, phát triển nhanh cho năng suất cao thì đòi hỏi trong quá trình chăn nuôi, các nông hộ phải chú ý thực hiện tốt công tác thú y phòng bệnh cho đàn lợn. Ở lợn mẹ, thường mắc ba loại bệnh chủ yếu là bại liệt, lepto, viêm tử cung. Các hộ thực hiện tiêm phòng dịch bệnh thấp hơn so với tiêu chuẩn kỹ thuật, rủi ro dịch bệnh xảy ra là rất cao. Hầu hết các hộ phải tiêm phòng cho lợn nhưng ý thức hộ chưa cao, chỉ khi lợn bị bệnh mới bắt đầu chữa trị. Nếu tiêm phòng đầy đủ các bệnh cho lợn nái tùy vào từng thời điểm thì chi phí thú y/lứa khoảng 50.000đ, nhưng khi không thực hiện thiệt hại có khi tăng lên gấp 2- 3 lần. Cụ thể bệnh viêm tử cung, lepto chi phí điều trị có thể lên tới 100.000- 150.000đ/lứa, từ đó làm cho chi phí đầu tư tăng lên, làm giảm thu nhập của hộ. Đối với bệnh ỉa phân trắng ở lợn, phòng bệnh và chữa trị cũng đơn giản nhưng khi để lợn bị bệnh lâu có thể biến chứng sang bệnh khác gây thiệt hại cho đàn lợn, chi phí điều trị có

thể lên tới 100.000- 120.000đ/lứa. Khi chữa trị không kịp thời có thể gây thiệt hại khoảng 50% cho đàn lợn con có khi dẫn đến bị mất trắng cả đàn. Do đó công tác phòng bệnh cho lợn là rất quan trọng, giúp giảm thiểu những rủi ro do dịch bệnh trong chăn nuôi lợn, đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho hộ nông dân.

4.2.1.4. Yếu tố thị trường

Nhu cầu sản phẩm chăn nuôi của thị trường rất bấp bênh, nên hiệu quả chăn nuôi cũng rất khó kiểm soát. Các sản phẩm của cơ sở chăn nuôi hiện nay đa số vẫn được bán lẻ, hay bán buôn cho các thương lái mà không thông qua hợp đồng. Mặt khác, yêu cầu thị trường về chất lượng sản phẩm ngày càng cao, do tình hình dịch bệnh gây tâm lý e ngại sử dụng các sản phẩm chăn nuôi vẫn còn tồn tại trong một số bộ phận khá lớn dân cư. Các hộ chăn nuôi chưa chủ động tìm đối tác làm ăn lâu dài cho mình vì vậy khi giá lợn con trên thị trường tăng cao thì doanh thu tăng lên, sản phẩm chăn nuôi bán ra dễ dàng cầu thị trường lớn. Ngược lại, khi xảy ra dịch bệnh, mặc dù các sản phẩm vẫn đảm bảo an toàn, nhưng cầu thị trường giảm xuống, giá sản phẩm chăn nuôi giảm, hiệu quả chăn nuôi lợn nái theo đó cũng giảm theo.

Gía cả đầu vào ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi, trong đó đầu tư thức ăn chiếm tới trên 70% tổng chi phí đầu tư cho chăn nuôi. Hiện nay giá cám ngô và giá cám gạo tuy có giảm nhưng không đáng kể, đạt bình quân lần lượt là 6.500đ/kg và 6.800 đồng/kg. Nếu phải mua cám gạo thì tính ra trong một chu kỳ sinh sản của lợn nái, bình quân mỗi ngày lợn ăn gần 2 kg cám gạo, với tổng khối lượng thức ăn 330kg/chu kỳ sinh sản, như vậy chi phí thức ăn cho gạo là 2.244 nghìn đồng, do đó mà thu nhập của hộ giảm đi do chi phí ngày càng bị tăng lên. Ngoài ra nếu hộ chăn nuôi không có cám ngô hay cám gạo để tận dụng thì bắt buộc các hộ phải mua cám công nghiệp ăn thẳng. Những hộ theo hướng tận dụng thì chỉ cho lợn ăn cám công nghiệp khi lợn đẻ với khối lượng là 1 bao cám 5 kg trị giá 100 nghìn đồng cho lợn mẹ lúc nuôi con và 1 bao cám sữa cho lợn con tập ăn đến lúc tách mẹ với khối lượng 25 kg trị giá 460.000-480.000 đồng. Nếu lượng cám tận dụng được ít thì hộ chăn nuôi mua thêm cám công nghiệp cho lợn ăn suốt cả chu kỳ phải mất đến 4 bao trị giá 400 nghìn đồng chính vì thế mà chi phí thức ăn cho lợn bị tăng lên 400.000đ/lứa. Do đó thu nhập của các hộ chăn nuôi bị giảm xuống đáng kể.

Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm con giống: Tiêu thụ là một trong những khâu quan trọng quyết định đến phát triển chăn nuôi của các hộ. Sản phẩm con

giống của các hộ được tiêu thụ thông qua ba hình thức, bao gồm: bán cho thương lái thu gom, bán con giống ra các chợ đầu mối (hay còn gọi là chợ lợn) và một bộ phận được bán trực tiếp cho các hộ chăn nuôi lợn (hộ chuyên chăn nuôi lợn thịt hoặc hộ chăn nuôi lợn nái kết hợp chăn nuôi lợn thịt).

Đối với hình thức tiêu thụ qua người thu gom và qua thương lái, các hộ đã cử người để liên lạc với người mua, sắp xếp lịch thu mua từ các hộ. Theo cách này, giá bán của các hộ được thống nhất và hộ chăn nuôi đã phần nào giảm được sự ép giá từ người mua. Đồng thời, người thu mua được số lượng theo mong muốn và giảm chi phí vận chuyển.

4.2.1.5. Yếu tố khoa học công nghệ, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng

Khả năng áp dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi lợn sinh sản ở huyện Sóc Sơn còn thấp, nguyên nhân là do trình độ của người chăn nuôi và sự hạn chế về vốn. Bên cạnh đó hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chủ yếu chăn nuôi dựa theo kinh nghiệm. Quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng cũng có ảnh hưởng lớn đến sức sản xuất của lợn, từ đó quyết định đến hiệu quả của chăn nuôi lợn. Như chúng ta đã biết thì quá trình chăm sóc cho lợn nái sinh sản là không giống nhau qua các giai đoạn. Đặc biệt trong thời kỳ mang thai cuối và nuôi con phải bổ sung thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo cho lợn mẹ đủ sữa nuôi con. Ngoài ra công tác thụ tinh, thời gian thụ tinh ảnh hưởng lớn đến số lượng lợn con sinh ra, nếu phối không đúng thì khả năng thụ thai thấp, quan trọng hơn là thời gian cai sữa cho lợn con ảnh hưởng đến số lứa đẻ/nái/năm.

Bảng 4.17 Ảnh hưởng của kỹ thuật chăn nuôi lợn sinh sản đến năng suất Chỉ tiêu Kỹ thuật thực tế Chỉ tiêu Kỹ thuật thực tế

của hộ chăn nuôi

Đúng tiêu chuẩn kỹ thuật (*)

1. Số lứa đẻ/năm 2,3 2,4

2. Số con đẻ ra/lứa 9,2 11

3. Khối lượng lợn lúc cai sữa/con (kg) 8,5 10

4. Tuổi phối lứa đầu 7 6.5

5. Số hộ được tập huấn 67% 100%

6. Khoảng cách 2 lứa đẻ (tháng) 5,5 5

7. Số lượng con cai sữa/nái/năm 20 24

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

((*) Võ Trọng Tích & cs ,2000))

Thời gian qua, chính quyền địa phương cũng thường xuyên tổ chức các buổi tham quan tập huấn, học hỏi kinh nghiệm về kiến thức chăn nuôi lợn cho

các chủ hộ chăn nuôi (bình quân 2-3 lần/năm), nhờ đó nhận thức, trình độ của họ ngày càng cao. Tuy nhiên, tỉ lệ lao động đào tạo chưa cao, còn áp dụng phương thức truyền thống và theo kinh nghiệm sẳn có của mình.

Qua quá trình tìm hiểu được biết, sự quan tâm của khuyến nông viên và cán bộ trạm thú ý huyện đến các hộ chăn nuôi lợn sinh sản là rất hạn chế. Khi hỏi các hộ chăn nuôi thì hầu như các hộ đều cho chung một câu trả lời là không thấy cán bộ khuyến nông đến thăm chuồng trại của họ bao giờ, từ khi lợn con được đẻ ra và bán thì chỉ có thương lái đến hỏi thăm mua lợn ngoài ra thì không có ai đến thăm. Từ thực tiễn được biết như vậy, có thể nhận thấy các hoạt động trao đổi, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ chăn nuôi chưa thật sự được đẩy mạnh. Một phần do mạng lưới khuyến nông và cán bộ trạm thú y huyện còn mỏng nên việc sát sao với hộ chăn nuôi ở từng địa bàn còn nhiều hạn chế.

Muốn đàn được khỏe mạnh sinh trưởng và phát triển tốt không bị dịch bệnh tấn công thì đòi hỏi quá trình chăn nuôi, cán bộ thú y và khuyến nông phải chú ý quan tâm thực hiện tốt công tác tiêm phòng, điều trị bệnh, phát thuốc trùng cho bà con cũng như các hoạt động trao đổi học hỏi kinh nghiệm và tư vấn kỹ thuật chăn nuôi cho bà con.

Bảng 4.18. Mức độ sử dụng dịch vụ thú y của hộ điều tra (tính bình quân trong 1 lứa nuôi)

(ĐVT: %)

Nguồn cung cấp

Quy mô nhỏ Quy mô vừa Quy mô lớn Dịch vụ tiêm phòng Chữa trị bệnh Phát thuốc, khử trùng Dịch vụ tiêm phòng Chữa trị bệnh Phát thuốc, khử trùng Dịch vụ tiêm phòng Chữa trị bệnh Phát thuốc, khử trùng 1. Thú y viên 63,24 0 55,25 58,2 0 51,2 45,72 0 52,85 2. Tư nhân 25,18 8,88 0 32,4 33,16 0 38,21 44,35 0 3. Khác (hộ tự làm,hàng xóm...) 11,58 91,1 44,75 9,5 66,84 48,9 16,07 55,65 47,15

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) Dịch vụ thú y ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi, góp phần giảm dịch bệnh cũng như rủi ro trong chăn nuôi. Có 3 nguồn cung cấp dịch vụ thú y chính cho hộ chăn nuôi đó là thú y viên cơ sở, tư nhân và do các hộ tự làm. Mức độ sử dụng các dịch vụ này từ các hộ là rất khác nhau ở các quy mô chăn nuôi, các dịch vụ tiêm phòng và phun thuốc khử trung tiêu độc ở các hộ chăn nuôi sử

dụng dịch vụ từ thú y viên, tuy nhiên công tác tiêm phòng và khử trùng chủ yếu là để tránh các dịch bệnh có khả năng lây lan nhanh như dịch tai xanh, còn đối với các hoạt động tiêm phòng ngừa dịch tả, tụ huyết trùng, tiềm cho mẹ 2 tuần trước khi sinh... thì các hộ chủ yếu tìm đến tư nhân hoặc tự làm.

Theo như điều tra cho thấy dịch vụ chữa trị bệnh cho lợn thì các hộ gọi tư nhân đến làm tăng dần theo từng quy mô, lý do vì khi chăn nuôi ở quy mô lớn khả năng xảy ra rủi ro nếu gặp phải bệnh là rất cao nên bà con cẩn thận hơn trong công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn giống trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 96 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)