Một số chỉ tiêu trong công tác phối giống cho đàn lợnnái của hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn giống trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 80 - 82)

của hộ điều tra

Diễn giải ĐVT Hộ chăn nuôi Tính

chung QM nhỏ Qm vừa QM lớn Số hộ điều tra 35 40 21 96 1. Đàn lợn nái Con 165 940 1.076 2.181 - Nái nội % 18,79 14,36 0 7,61 - Nái ngoại % 26,06 32,13 28,07 29,67 - Nái lai % 55,15 53,51 71,93 62,72 2. Hình thức phối giống

- Phối giống trực tiếp % % 100 100 100

- Thụ tinh nhân tạo % % 0 0 0

3. Tỷ lệ phối giống thành công % 79,46 82,35 85,12 81,90 4. Tỷ lệ hộ theo dõi, ghi chép ngày

động dục, ngày phối giống của lợn nái

- Có % 11,43 32,5 71,43 33,33

- Không % 88,57 67,5 28,57 66,67

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

4.1.2.3. Tình hình sử dụng thức ăn nước uống trong chăn nuôi lợn giống

a. Tình hình sử dụng thức ăn ở đàn lợn nái

giai đoạn. Thức ăn chiếm phần lớn trong giá thành trong chăn nuôi vì vậy thức ăn quyết định hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Tất cả các hộ nông dân đều sử dụng cám ăn thẳng cho chăn nuôi thay cho phương thức chăn nuôi cũ, vì bây giờ công nghệ trộn cám cũng như tỷ lệ dinh dưỡng sức kháng bệnh được cao hơn có sự khoa học và hợp lý hơn. Hình thức cho ăn tự do giai đoạn đầu nước và thức ăn được cung cấp liên tục.

Nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi cho các xã tại huyện được các hộ dân chăn nuôi mua của nhiều hãng thức ăn khác nhau. Có nhiều công ty cung cấp thức ăn với giá thành khác nhau. Với những hãng sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn như C.P, Cargirl...

Nguồn nước phục vụ cho con giống được các hộ nông dân sử dụng là nước giếng khoan, có những hộ chăn nuôi với quy mô lớn họ sử dụng nước máy. Nguồn nước rất quan trọng, và được sử dụng gấp đôi so với thức ăn dành cho con giống, ngoài việc uống nước còn được sử dụng để làm nước tắm cho lợn, rửa vệ sinh chuồng trại đảm bảo vệ sinh thú y. Thấy được tầm quan trọng của nước cho chăn nuôi tại các hộ nông dân chính vì vậy cần được đảm bảo nguồn nước luôn sạch, thường xuyên kiểm tra tránh lây lan dịch bệnh để không lây bệnh qua đường nước. Các hộ nông dân sử dụng cám công nghiệp và mua của các đại lý cung ứng. Việc mua cám ăn thẳng giúp cho các hộ nông dân bớt được một khoản chi phí, tận dụng được các nguồn vốn vì có những hộ thuộc diện khó khăn phải phụ thuộc vay bằng vốn ngân sách, nên khả năng quay vòng không nhanh. Còn đối với những hộ chăn nuôi lớn thì mức vốn được chủ động hơn trong chăn nuôi.

Thức ăn cho lợn nái rất phong phú. Lợn là loài động vật ăn tạp và lợn nái là loài rất dễ nuôi nhất trong tất cả các lứa lợn. Nuôi lợn nái không tốn kém nhiều như nuôi lợn thịt do nuôi lợn thịt cần mức khối lượng xuất chuồng cao thì mới đạt hiệu quả chăn nuôi cao chính vì thế nên cần đầu tư rất nhiều về thức ăn cũng như cám công nghiệp, còn với chăn nuôi lợn nái trong thời kỳ mang thai từ 80 – 114 ngày là mức cho ăn bình quân tăng lên so với những ngày bình thường cũng như 80 ngày mang thai đầu, cần phải cho lợn ăn thêm đầy đủ chất dinh dưỡng vì nó còn phải có đầy đủ sữa để nuôi con. Qua bảng 4.8 có thể thấy khối lượng thức ăn thực tế cho lợn nái/ngày, hầu hết các hộ cho ăn thấp hơn với mức kỹ thuật quy định, nhất là thời kỳ lợn nuôi con định mức cho lợn mẹ nuôi bình quân 10 con khoảng 2,8 kg thức ăn tinh/nái/ngày, nhưng các hộ chăn nuôi chỉ cho ăn từ 2,45 – 2,55 kg/nái/ngày. Ở thời kỳ chữa 80 ngày đầu, định mức kỹ thuật thức ăn tinh

cho nái/ngày là 1,5 kg nhưng người dân lại cho ăn thấp hơn định mức khoảng 0,1 – 0,2 kg/nái/ngày. Nhìn chung lượng thức ăn tinh bổ sung cho lợn nái/ngày thấp hơn so với quy định là từ 10-20%.

Ngoài ra lượng rau xanh cũng bị hạn chế, đều bị giảm dần theo quy mô chăn nuôi, lượng rau xanh cho lợn chỉ đạt 80% so với quy định. Mặt khác các hộ chăn nuôi lợn với quy mô lớn và vừa thì con nái thì ít khi lợn được ăn cám nấu mà hầu hết lợn phải ăn cám sống/ăn cám ăn thẳng, chỉ những lúc nái sinh con được mấy ngày đầu thì mới có cám nấu để chăm sóc sữa cho lợn con. Người chăn nuôi cho lợn ăn như vậy một phần là kỹ thuật chăn nuôi chưa có, thứ hai là nếu ăn đúng mức quy định thì người chăn nuôi không đủ kinh phí, không đủ vốn để chăn nuôi. Nếu tính ra chính xác cho ăn đúng kỹ thuật thì sau khi bán lợn lời lãi chẳng được bao nhiêu, nhiều lúc còn bị lỗ nặng, nhìn chung người chăn nuôi ở đây chỉ lao động để lấy công làm lãi. Kể cả các chi phí phát sinh khác như dịch vụ thú y, chữa bệnh, vệ sinh chuồng trại... thì người dân rất khó khăn về vấn đề đầu vào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn giống trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)