Ảnh hưởng của kỹ thuật chăn nuôi lợn sinh sản đến năng suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn giống trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 100 - 105)

Chỉ tiêu Kỹ thuật thực tế

của hộ chăn nuôi

Đúng tiêu chuẩn kỹ thuật (*)

1. Số lứa đẻ/năm 2,3 2,4

2. Số con đẻ ra/lứa 9,2 11

3. Khối lượng lợn lúc cai sữa/con (kg) 8,5 10

4. Tuổi phối lứa đầu 7 6.5

5. Số hộ được tập huấn 67% 100%

6. Khoảng cách 2 lứa đẻ (tháng) 5,5 5

7. Số lượng con cai sữa/nái/năm 20 24

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

((*) Võ Trọng Tích & cs ,2000))

Thời gian qua, chính quyền địa phương cũng thường xuyên tổ chức các buổi tham quan tập huấn, học hỏi kinh nghiệm về kiến thức chăn nuôi lợn cho

các chủ hộ chăn nuôi (bình quân 2-3 lần/năm), nhờ đó nhận thức, trình độ của họ ngày càng cao. Tuy nhiên, tỉ lệ lao động đào tạo chưa cao, còn áp dụng phương thức truyền thống và theo kinh nghiệm sẳn có của mình.

Qua quá trình tìm hiểu được biết, sự quan tâm của khuyến nông viên và cán bộ trạm thú ý huyện đến các hộ chăn nuôi lợn sinh sản là rất hạn chế. Khi hỏi các hộ chăn nuôi thì hầu như các hộ đều cho chung một câu trả lời là không thấy cán bộ khuyến nông đến thăm chuồng trại của họ bao giờ, từ khi lợn con được đẻ ra và bán thì chỉ có thương lái đến hỏi thăm mua lợn ngoài ra thì không có ai đến thăm. Từ thực tiễn được biết như vậy, có thể nhận thấy các hoạt động trao đổi, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ chăn nuôi chưa thật sự được đẩy mạnh. Một phần do mạng lưới khuyến nông và cán bộ trạm thú y huyện còn mỏng nên việc sát sao với hộ chăn nuôi ở từng địa bàn còn nhiều hạn chế.

Muốn đàn được khỏe mạnh sinh trưởng và phát triển tốt không bị dịch bệnh tấn công thì đòi hỏi quá trình chăn nuôi, cán bộ thú y và khuyến nông phải chú ý quan tâm thực hiện tốt công tác tiêm phòng, điều trị bệnh, phát thuốc trùng cho bà con cũng như các hoạt động trao đổi học hỏi kinh nghiệm và tư vấn kỹ thuật chăn nuôi cho bà con.

Bảng 4.18. Mức độ sử dụng dịch vụ thú y của hộ điều tra (tính bình quân trong 1 lứa nuôi)

(ĐVT: %)

Nguồn cung cấp

Quy mô nhỏ Quy mô vừa Quy mô lớn Dịch vụ tiêm phòng Chữa trị bệnh Phát thuốc, khử trùng Dịch vụ tiêm phòng Chữa trị bệnh Phát thuốc, khử trùng Dịch vụ tiêm phòng Chữa trị bệnh Phát thuốc, khử trùng 1. Thú y viên 63,24 0 55,25 58,2 0 51,2 45,72 0 52,85 2. Tư nhân 25,18 8,88 0 32,4 33,16 0 38,21 44,35 0 3. Khác (hộ tự làm,hàng xóm...) 11,58 91,1 44,75 9,5 66,84 48,9 16,07 55,65 47,15

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) Dịch vụ thú y ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi, góp phần giảm dịch bệnh cũng như rủi ro trong chăn nuôi. Có 3 nguồn cung cấp dịch vụ thú y chính cho hộ chăn nuôi đó là thú y viên cơ sở, tư nhân và do các hộ tự làm. Mức độ sử dụng các dịch vụ này từ các hộ là rất khác nhau ở các quy mô chăn nuôi, các dịch vụ tiêm phòng và phun thuốc khử trung tiêu độc ở các hộ chăn nuôi sử

dụng dịch vụ từ thú y viên, tuy nhiên công tác tiêm phòng và khử trùng chủ yếu là để tránh các dịch bệnh có khả năng lây lan nhanh như dịch tai xanh, còn đối với các hoạt động tiêm phòng ngừa dịch tả, tụ huyết trùng, tiềm cho mẹ 2 tuần trước khi sinh... thì các hộ chủ yếu tìm đến tư nhân hoặc tự làm.

Theo như điều tra cho thấy dịch vụ chữa trị bệnh cho lợn thì các hộ gọi tư nhân đến làm tăng dần theo từng quy mô, lý do vì khi chăn nuôi ở quy mô lớn khả năng xảy ra rủi ro nếu gặp phải bệnh là rất cao nên bà con cẩn thận hơn trong công tác điều trị chính vì thế sẽ phải cần người có chuyên môn đến xử lý. Tuy nhiên, phần lớn các hộ đều tự mình chữa trị cho lợn khi bị bệnh. Nguyên nhân là do dịch vụ thú ý tại địa phương chưa thật sự phát triển, người dân vẫn còn chủ quan, chữa bệnh theo kinh nghiệm tích lũy được. Điều này khiến cho công tác phòng chống và chữa trị bệnh chưa được thực sự tốt dẫn đến hiệu quả chăn nuôi thấp.

4.2.1.6. Yếu tố chính sách

Đối với chính sách khuyến khích chăn nuôi lợn: những tác động của các yếu tố khách quan về sự thay đổi thị trường thịt lợn của các nước,vấn đề dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm trong nước và trên thế giới diễn biến phức tạp,… dẫn đến những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu không thể đi vào thực tiễn. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất vẫn là xuất phát điểm của ngành chăn nuôi nước ta nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng còn thấp, chúng ta chưa thực sự có được một ngành chăn nuôi lợn mang tính chuyên nghiệp cao, chăn nuôi nhỏ phân tán chiếm tỷ trọng lớn, chăn nuôi trang trại mới được hình thành phần nhiều mang tính tự phát, thiếu quy hoạch; các chính sách chưa đủ mạnh và đồng bộ, nhất là đất đai, tín dụng và thị trường; năng suất chăn nuôi thấp, giá thành cao, quản lý chất lượng và ATVSTP kém.

Những năm gần đây Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội UBND huyện Sóc Sơn đã ban hành nhiều chương trình, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi lợn theo hướng trang trại tập trung. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có mong muốn chăn nuôi theo quy mô trang trại và chăn nuôi lợn nái để xuất khẩu lợn sữa. Với mục đích phát triển chăn nuôi lợn theo hướng gia trại, trang trại công nghiệp, vùng chăn nuôi tập trung, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, có quy trình chăn nuôi, thú y và bảo vệ môi trường chặt chẽ, đảm bảo an toàn dịch bệnh, từng bước giảm dần chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ; nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; phát triển ngành chăn nuôi lợn

thành hàng hoá lớn có khả năng cạnh tranh cao, bền vững.

Để tạo điều kiện cho hộ chăn nuôi lợn sinh sản có vốn đầu tư trong chăn nuôi, Huyện đã có nhiều chính sách về hỗ trợ vốn vay đầu tư trong chăn nuôi lợn như ưu đãi về lãi suất khi vay, thủ tục vay vốn. Các chính sách này hỗ trợ và giúp ích khá nhiều cho người nông dân về vốn và tạo hành lang pháp lý dễ dàng về đất đai và thủ tục hành chính cơ chế đầu tư.

4.2.2. Yếu tố chủ quan

4.2.2.1. Vốn đầu tư trong chăn nuôi

Khó khăn nhất của các hộ chăn nuôi với quy mô lớn là thiếu vốn đầu vào trong chăn nuôi. Để phát triển sản xuất hàng hóa theo quy mô lớn thì phải tăng cường đầu tư thâm canh áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi, nên yêu cầu vốn lớn

Theo kết quả điều tra, 100% các hộ chăn nuôi đều cho rằng thiếu vốn để đầu tư sản xuất, mở rộng quy mô chăn nuôi vì vậy việc tiếp cận với công nghệ chăn nuôi hiện đại rất khó, việc nâng cao hiệu quả kinh tế của chăn nuôi trong nguồn vốn hạn hẹp là thử thách của người chăn nuôi ở nơi đây. Để có vốn sản xuất, tất cả các cơ sở chăn nuôi muốn mở rộng quy mô đều phải vay vốn sản xuất, nhưng do thủ tục vay khó khăn, lãi suất vay khá cao, thời hạn vay ngắn, cần phải có tài sản thế chấp... nên các hộ còn ngại vay hay chưa dám mạnh dạn vay vốn để đầu tư sản xuất. Đối với quy mô nhỏ, vốn chủ yếu dùng để đầu tư thức ăn, thú y. Theo phân tích ở trên, giá thức ăn cao, vốn có hạn nên đầu tư thức ăn thấp hơn định mức kỹ thuật từ 0,2 – 0,3 kg thức ăn tinh/nái/ngày. Do đó ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn sinh sản: Cho ăn thấp hơn định mức lợn mẹ sẽ chậm động dục, kéo dài chu kỳ sinh sản, làm tăng chi phí đầu tư/lứa; Thức ăn thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng đến thai nhi, số con sinh ra còn sống/lứa ít hơn tiêu chuẩn kỹ thuật khoảng 1 - 2 con, tỷ lệ đồng đều đàn lợn chỉ đạt khoảng 80%. Nguồn vốn có hạn, người dân không đủ nguồn lực mở rộng quy mô, công tác chăm sóc, quản lý đàn lợn khó khăn hơn do quy mô nhỏ lẻ. Do đó cần có những giải pháp nhằm hỗ trợ tín dụng, dành sự ưu đãi về lãi suất, các thủ tục hành chính nhằm kích thích sự đầu tư sản xuất của các hộc chăn nuôi.

4.2.2.2. Kinh nghiệm và trình độ người chăn nuôi

Hộ chăn nuôi lợn sinh sản trên địa bàn huyện Sóc Sơn đa phần là những người có kinh nghiệm trong chăn nuôi. Trình độ và kinh nghiệm của người chăn

nuôi là yếu tố ảnh hưởng rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái sinh sản. Những người chăn nuôi có kinh nghiệm thì trình độ khả năng tiếp nhận thông tin thị trường cũng như kỹ thuật chăn nuôi nhanh hơn và đạt kết quả cao hơn, mặt khác những người có kinh nghiệm chăn nuôi lâu năm thì rất nhạy cảm với những biểu hiện và trạng thái khác biệt thất thường của lợn, sẽ có biện pháp kịp thời xử lý để tránh thiệt hại đến mức thấp nhất.

4.2.3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn của hộ trong chăn nuôi lợn

Để đánh giá thuận lợi và khó khăn của hộ chăn nuôi lợn, nghiên cứu tiến hành xây dựng các nhóm câu hỏi chính về: thuận lợi, khó khăn trong chăn nuôi lợn, so sánh hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn với các hoạt động nông nghiệp khác và dự kiến của người chăn nuôi trong phát triển quy mô chăn nuôi. Qua hỏi ý kiến của người chăn nuôi lợn cho thấy mục đích chăn nuôi hầu hết nhằm tăng thu nhập, tận dụng sản phẩm phụ trong trồng trọt và từ ngành nghề phụ, tận dụng thức ăn dư thừa, lấy phân bón ruộng, giải quyết việc làm,...

Một số thuận lợi trong chăn nuôi lợn nghiên cứu chỉ ra để khảo sát hộ chăn nuôi, kết quả cho thấy: có sự tương đồng về kết quả ở một số chỉ tiêu giữa hộ chăn nuôi lơn nái sinh sản và hộ chăn nuôi lợn đực giống, đó là: hộ đều được tập huấn về kỹ thuật trong chăn nuôi lợn (lần lượt là 94,79% và 93,33% ở hộ chăn nuôi lợn nái và lợn đực giống), thuận lợi trong sử dụng thức ăn sẵn có của hộ chăn nuôi: đối với hộ chăn nuôi lợn nái sinh sản là 92,71% và hộ chăn nuôi lợn đực giống là 86,67%.

Khi được hỏi về những khó khăn trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, kết quả điều tra ở hộ cho thấy các khó khăn lần lượt là: về giá thức ăn chăn nuôi: 79,17%, thiếu kỹ thuật trong chăn nuôi: 65,63%, đầu tư vốn lớn: 63,54%.

Mặc dù chăn nuôi lợn không đem lại hiệu quả kinh tế cao song 100% số hộ và trang trại điều tra đều cho rằng chăn nuôi lợn đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa. Và kết quả điều tra cho thấy: 39,58% hộ chăn nuôi lợn nái sinh sản và 20% hộ chăn nuôi lợn đực giống có dự định mở rộng đầu tư trong thời gian tới, trong đó sẽ đặc biệt chú trọng đến công tác chất lượng con giống để nâng cao hiệu quả sản xuất con giống của đàn vật nuôi, chọn lọc con giống có chất lượng từ các trung tâm sản xuất con giống; chứ không quá chú trọng vấn đề về tăng quy mô, số lượng con giống. Điều này đặt ra cho các ban, ngành chức năng trong Huyện cần tuyên truyền và có phương án phát triển chăn nuôi phù hợp tránh tình trạng mở rộng quy mô quá mức dẫn đến dư thừa lợn thịt như thời gian vừa qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn giống trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)