Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.3. Các phương thức chăn nuôi lợn giống trên thế giới và Việt Nam
* Phương thức chăn nuôi lợn giống theo hình thức truyền thống
Đối với các nước tiên tiến trên thế giới thì hình thức này hiện không còn được áp dụng nữa, các nước tiên tiến đã áp dụng phương pháp mới theo mô hình công nghiệp và chăn nuôi theo mô hình quy mô tập trung.
Đối với Việt Nam thì hình thức chăn nuôi thả tự do, mô hình chăn nuôi còn đơn giản, thô sơ với hình thức chuồng này vẫn còn tồn tại ở nhiều vùng nông
thôn, miền núi với chi phí thấp.
a. Bảo vệ môi trường chăn nuôi lợn giống tại Phúc Thọ
Trong những năm qua tình hình chăn nuôi nói chung và huyện Phúc Thọ nói riêng có những chuyển biến tích cực, trong chăn nuôi chiếm tỷ trọng và đạt hiệu quả kinh tế cao. Đem lại nguồn thu nhập cao cho người chăn nuôi cũng như tăng quy mô mở rộng quy mô đàn lợn giống. Có những đóng gióp nhất định cho sự phát triển của huyện. Bên canh với sự phát triển và gia tăng đàn giống một cách ồ ạt thì vấn đề môi trường trong chăn nuôi lợn lại là một vấn đề như xử lý chất thải, vệ sinh môi trường đang gây ra tình trạng ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như sức khỏe người dân.
Việc xây dựng môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp trên địa bàn huyện Phúc Thọ như hiện nay đã nỗ lực lớn của cả hệ thống chính quyền cùng sự vào cuộc nhiệt tình của người dân. Bởi vậy, việc gìn giữ, bảo vệ thành quả đó cũng là nhiệm vụ quan trọng mà huyện đặt ra giai đoạn 2 của xây dựng Nông thôn mới.
Tháng 9/2015, UBND huyện Phúc Thọ đã ban hành Đề án số 16/ĐA- UBND về tăng cường công tác VSMT ở khu vực dân cư và hạn chế ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2015-2020. Sau gần một năm triển khai, Đề án đã giúp giảm tình trạng ô nhiễm chất thải khu dân cư và vệ sinh môi trường trong chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp. Đề án được thí điểm tại nhiều cụm trong các xã mang lại hiệu quả rõ rệt. Trong đó phải kể đến xã Phương Độ, chỉ tính riêng quý I.201, toàn xã có trên 500 lượt cán bộ, đoàn viên thanh niên và nhân dân tham gia tổng vệ sinh môi trường, thu dọn rác thải ở các tuyến giao thông chính, khu dân cư. Hay tại các xã Thọ Lộc đã xây dựng được 7 bể chứa bằng nhựa chất lượng cao để chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật…Đề án thực sự tạo nên những bước tiến mạnh mẽ về cải thiện môi trường nông thôn trên địa bàn.
Huyện đã chỉ đạo sát sao việc chuyển đổi phương thức sản xuất, đưa các hộ chăn nuôi ra ngoài khu dân cư để hạn chế ô nhiễm môi trường. Đặc biệt huyện đã chỉ đạo mỗi xã, thị trấn xây dựng thêm 1-2 điểm tập kết phế thải xây dựng, một nhiệm vụ rất mới ở khu nông thôn. Bên cạnh mỗi ha đồng, bãi sẽ xây dựng 1-2 điểm thu gom chất thải nguy hại (vỏ thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật).
Huyện Phúc Thọ sẽ không ngừng nỗ lực để nâng chất các tiêu chí trong xây dựng Nông thôn mới, đặc biệt là tiêu chí môi trường. Tới đây, huyện sẽ kiện toàn hơn nữa các tổ thu gom rác ở các khu dân cư và vận chuyển đến điểm tập
kết chung của từng xã; qui hoạch các điểm tập kết vật liệu xây dựng và phế thải xây dựng trên địa bàn các xã, thị trấn nhằm mục đích không để các vật liệu, các vật dụng raven đường giao thông và hệ thống tiêu thoát nước. Bên cạnh đó, huyện khuyến khích, hỗ trợ các hộ nông dân xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải, đảm bảo vệ sinh môi trường trong chăn nuôi. Đồng thời, đưa các hộ gia đình chăn nuôi có quy mô lớn vào khu chăn nuôi tập trung theo quy hoạch và đề án Nông thôn mới đã phê duyệt (Đức Cảnh –Trọng Hiếu, 2016).
Kiểm soát tốt dịch bệnh và xử lý triệt để vệ sinh môi trường trong chăn nuôi lợn là phát triển vùng chăn nuôi tập trung, chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Tại các chuồng nuôi, khâu vệ sinh được thực hiện thường xuyên, chất thải của vật nuôi được phân loại để xử lý riêng: phân vật nuôi được thu gom bán lại cho những hộ nông dân tận dụng để bón cây, nuôi cá; còn lại toàn bộ nước thải, nước tắm, rửa chuồng của vật nuôi được chảy qua hệ thống rãnh kín đưa về biogas. Sau đó, nước thải được đưa qua ruộng sinh học (là ruộng gồm nhiều ngăn chứa nước thải được làm trũng, trồng các giống cỏ thủy sinh, bèo, sen hấp thu lượng ure còn lại trong nước thải) trước khi thải ra môi trường.
b. Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi lợn giống tại Thanh Hóa
Chương trình quản lý nhà nước về giống nói chung, trong đó có giống gốc vật nuôi nói riêng luôn được lãnh đạo Tỉnh Thanh Hóa quan tâm. Tại Quyết định số 1376/QĐ-UBND ngày 21/4/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc giao kế hoạch khối lượng và kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi năm 2016 đã tạo điều kiện để các cơ sở giống duy trì, phát triển bộ giống. Các công ty trang trại đã không ngừng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi theo công nghệ cao như: hệ thống chuồng nuôi khép kín, hệ thống làm mát điều hòa nhiệt độ chuồng, hệ thống xử lý chất thải, khử mùi; đàn giống gốc có hồ sơ, lý lịch theo dõi rõ rang, đảm bảo quy định và chất lượng sản phẩm đạt theo tiêu chuẩn kỹ thuật Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định, từ đó tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi và gia cầm trên địa bàn tỉnh có điều kiện tiếp cận đàn giống hậu bị cấp bố mẹ đảm bảo chất lượng từ các cơ sở giống gốc.
Trên cơ sở Quyết định phê duyệt số lượng và kinh phí. Năm 2016, trên địa bàn có 08 đơn vị tham gia chăn nuôi giống gốc, trong đó có 07 đơn vị chăn nuôi lợn giống cấp ông bà và 01 đơn vị chăn nuôi gia cầm giống gốc. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký hợp đồng với các đơn vị chăn nuôi giống gốc để sản xuất con giống cấp bố mẹ.
Với số lượng lợn ngoại cấp ông bà sinh sản tham gia ký hợp đồng sản xuất cái hậu bị cấp bố mẹ là 1.770 con, chỉ tiêu hàng năm sản xuất 10.620 con lợn cái cấp bố mẹ đạt tiêu chuẩn giống. Về chất lượng con giống có xuất sứ rõ ràng được mua từ các cơ sở uy tín như Trạm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp thuộc Trung tâm nghiên cứu Lợn Thụy Phương và một số công ty giống khác ….., đảm bảo có đầy đủ hồ sơ chất lượng theo dõi các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật theo qui định.
Số lượng lợn cái hậu bị bố mẹ tiêu thụ năm 2016 là 10.900 con; số lứa đẻ/nái/năm của lợn bố mẹ đạt 2,2 lứa; số con đẻ ra còn sống /lứa đạt 10,5 con; khối lượng bình quân lợn hậu bị cái chọn lúc 75 ngày tuổi đạt 25-27kg (Mai Thế Sang, 2016).
Để tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu giống và góp phần nhân nhanh đàn lợn ngoại hướng nạc, chính vì vậy Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có những chính sách giao cho các đơn vị làm giống phải làm tốt công tác chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng mô hình cho các hộ chăn nuôi trong tỉnh để tiêu thụ sản phẩm và giúp nhân dân nâng cao sản xuất. Qua đó các đơn vị đã chủ động tiêu thụ sản phẩm, ổn định sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.
Sở đã có những chính sách rà soát lại các đàn giống gốc hiện có và loại thải ngay nhưng con giống kém chất lượng, nhanh chóng du nhập những con giống đủ tiêu chuẩn. Thực hiện tốt qui trình sản xuất giống, đảm bảo an toàn giống cũng như đảm bảo dịch bệnh không để xảy ra và đảm bảo môi trường trong chăn nuôi.
Đảm bảo tiêu thụ giống, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về công tác giống đến người chăn nuôi, xây dựng các mô hình chăn nuôi đảm bảo hiệu quả tới bà con nông dân.
Xây dựng thương hiệu giống của đơn vị, khuyến khích thực hiện mô hình chăn nuôi theo chuỗi khép kín từ nuôi giống ông bà đến giống thương phẩm và chế biến tiêu thụ sản phẩm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
c. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Sóc Sơn
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn giống, nghiên cứu rút ra một số bài học kinh nghiệm vận dụng trong nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn giống trên địa bàn huyện Sóc Sơn như sau:
- Để phát triển chăn nuôi lợn giống, công tác tuyển chọn con giống bố mẹ cần được quan tâm. Chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý cần có chính sách hỗ trợ, ưu tiên phát triển cho các trung tâm, cơ sở sản xuất con giống để có sự đầu tư về chất lượng con giống bố mẹ được tốt, đảm bảo việc sản xuất con giống ra thị trường đạt chất lượng tốt nhất.
- Đối với những cơ sở chăn nuôi lợn nái sinh sản với quy mô lớn (trang trại và hộ chăn nuôi quy mô lớn), việc phát triển chăn nuôi cần quan tâm công tác quy hoạch trong chăn nuôi, đảm bảo công tác vệ sinh khu vực chăn nuôi và khu vực dân cư xung quanh. Trên địa bàn huyện Sóc Sơn, các hộ chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn giống nói riêng phát triển một cách nhỏ lẻ, manh mún; nhiều trang trại, gia trại được xây dựng đan xen ngay trong khu vực dân cư. Do đó, việc lập quy hoạch, khoanh vùng mở rộng và phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện là cần thiết và có vai trò quan trọng trong định hướng phát triển chăn nuôi nói chung của địa phương.
- Chăn nuôi lợn giống (lợn nái sinh sản và lợn đực giống) yêu cầu kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng cao hơn chăn nuôi lợn bình thường (so với chăn nuôi lợn thịt), do đó, hộ chăn nuôi cần phải thường xuyên được tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi lợn sinh sản: kỹ thuật tuyển chọn và chăm sóc con giống bố mẹ, nhu cầu dinh dưỡng của lợn giống, các biện pháp phòng và trị bệnh, kỹ thuật vệ sinh chuồng trại và xử lý chất thải trong chăn nuôi... Cũng thông qua những buổi tập huấn, người chăn nuôi được chia sẻ kinh nghiệm trong chăn nuôi, trao đổi những thông tin liên quan đến thị trường (đầu vào và đầu ra) trong chăn nuôi để đưa ra những quyết định phù hợp.