Nội dung nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn giống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn giống trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 29 - 31)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4. Nội dung nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn giống

2.1.4.1. Phát triển quy mô chăn nuôi (phát triển theo chiều rộng)

Nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn giống trước hết phải là việc phát triển quy mô chăn nuôi của hộ, được thể hiện thông qua:

- Sự phát triển về số lượng đàn lợn giống nuôi qua các thời kỳ: số lượng

lợn giống bố mẹ và số lượng lợn con xuất bán ra thị trường.

- Sự phát triển về số lượng hộ nuôi lợn giống;

- Sự mở rộng về phạm vi, vùng chăn nuôi lợn giống;

- Sự phát triển về các loại hình trong chăn nuôi lợn giống.

Phát triển theo chiều rộng nghĩa là tăng quy mô chăn nuôi. Quy mô của ngành chăn nuôi lợn thể hiện qua quy mô, số lượng và được phản ánh bằng tổng sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng mà các hộ chăn nuôi tạo ra. Bên cạnh đó còn thể hiện ở sự tăng số xã, phường chăn nuôi, tăng số hộ chăn nuôi trên địa bàn.

Phát triển chăn nuôi theo chiều rộng được nghiên cứu trên các khía cạnh: + Nghiên cứu thị trường:

Theo báo cáo thị trường thịt lợn Đông Nam Á và Trung Quốc cuối năm 2016 cho thấy: tiêu dùng thịt lợn tại Việt Nam đang tăng trưởng trung bình 4,9%/năm và hiện đạt 38,3kg/người/năm. Khoảng 99,6% người Việt Nam tiêu dùng thịt lợn và thịt lợn vẫn luôn là loại thịt được ưa chuộng nhất. Thị trường thịt lợn Viêt Nam chia cắt bởi khu vực: bắc, trung, nam cũng như giữa người tiêu dùng thành thị và nông thôn. Phần lớn người dân vẫn sống tại nông thôn, chiếm 72% dân số và có sinh kế trong nông nghiệp và thủy sản. Gần 50% tổng lao động hoạt động trong các ngành sản xuất cơ bản. Tiêu dùng thực phẩm tại các đô thị cao hơn 30% về giá trị so với nông thôn và có thu nhập tăng nhanh hơn: người dân đô thị có tốc độ tăng thu nhập 16,1% so với 6% cho người dân nông thôn trong năm 2015. Các hệ thống bán lẻ hiện đại tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn: cao nhất là tại thành phố Hồ Chí Minh (chiếm 18,6% doanh số ngành thực phẩm), theo sau là Hà Nội, Cần Thơ và Đà Nẵng. Thị trường thực phẩm Việt Nam dự báo tăng trưởng 14% tại các khu vực thành thị trong giai đoạn 2015 – 2020 và 34% tại các khu vực nông thôn. Các sản phẩm sữa, với nguồn cung nội địa ngày càng tăng, đang hưởng lợi từ khuynh hướng tăng tiêu dùng này. Giống như nhiều nước châu Á khác, thị trường dịch vụ ăn uống tại Việt Nam rất lớn, ở mọi phân khúc. Việt Nam có dân số trẻ và đang tăng: tổng dân số 93,4 triệu người, 60% dân số dưới 35 tuổi (Theo The Pig Site, 2016).

+ Quy hoạch vùng chăn nuôi

Ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam chủ yếu dựa trên chăn nuôi quy mô hộ gia đình với khoảng 7 triệu hộ có quy mô bình quân từ 1-10 con/hộ. Đây cũng là ngành đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thu nhập cho khu vực nông thôn. Các hộ chăn nuôi nhỏ là nguồn cung chủ đạo, cung cấp tới 90% lượng thịt lợn bán trên thị trường (Tisdell, 2009). Vì vậy nhu cầu về thịt lợn ngày một tăng cao đang tạo ra cơ hội cải thiện sinh kế cho những người có thu nhập thấp thông qua chăn nuôi, chế biến thương mại các sản phẩm từ chăn nuôi (Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, 2014).

Chất lượng thịt và an toàn thực phẩm là các chủ đề nóng tại Việt Nam, khi ngày càng nhiều công ty tham gia VietGAP để cải thiện tiêu chuẩn an toàn thực phẩm khu vực ngoại ô, VietGAP được xây dựng dựa trên GlobalGAP, đang đóng

góp tích cực trong đưa các sản phẩm thịt được đóng dấu an toàn vào các siêu thị... + Mở rộng quy mô, tăng số lượng trang trại và hộ chăn nuôi. Mô hình kinh tế trang trại trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã hình thành và không ngừng được mở rộng, phát triển trong thời gian qua. Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần giúp người dân phát huy được lợi thế so sánh, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.Tạo điều kiện cho các trang trại chăn nuôi mở rộng quy mô sản xuất, tỉnh cũng đã khuyến khích, đầu tư và hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo mô hình nông hộ theo hướng an toàn dịch bệnh. Người chăn nuôi được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi để mua con giống, cải tạo chuồng trại và xây dựng hầm bể biogas.

2.1.4.2. Phát triển theo chiều sâu

Phát triển theo chiều sâu trong chăn nuôi lợn giống của các hộ được thể hiện thông qua:

- Làm tăng kết quả và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn giống của hộ; - Nâng cao chất lượng con lợn giống cung cấp ra thị trường;

- Nâng cao năng suất sinh sản của lợn giống bố mẹ;

- Tăng thu nhập cho người chăn nuôi để có thể tái đầu tư trong chăn nuôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn giống trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)