Thông tin chung về hộ chăn nuôi lợn giống điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn giống trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 73 - 77)

Chỉ tiêu ĐVT Bình quân chung Hộ chăn nuôi QM nhỏ QM vừa QM lớn Tổng số hộ điều tra Hộ 96 35 40 21 1. Giới tính chủ hộ - Nam % 90,63 88,57 87,50 100 - Nữ % 9,38 11,43 12,50 0 2. Tuổi chủ hộ Tuổi 43,0 45,2 42,8 39,5

3. BQ nhân khẩu/hộ Khẩu 4,53 4,87 4,44 4,12

4. Trình độ học vấn

- Tiểu học % 7,29 5,71 12,50 0

- Trung học cơ sở % 58,33 60,00 67,50 38,10

- Trung học phổ thông % 34,38 34,29 20,00 61,90 5. Điều kiện kinh tế hộ

- Trung bình % 43,75 54,29 42,50 28,57

- Khá – giàu % 56,25 45,71 57,50 71,43

6. Số năm kinh nghiệm trong chăn nuôi lợn

Năm 16,72 15,26 16,85 18,90

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) Số liệu bảng 4.4 cho thấy một số thông tin chính về chủ hộ chăn nuôi lợn giống nghiên cứu khảo sát, cụ thể:

- Về giới tính của chủ hộ thì có đến 90,63% chủ hộ là nam giới, chủ hộ là nữ giới chỉ chiếm 9,38%;

- Tuổi và số khẩu bình quân/hộ: tuổi bình quân của chủ hộ chăn nuôi là 43 tuổi, trong đó chủ hộ có tuổi trẻ nhất là 29 tuổi, chủ hộ có tuổi cao nhất là 67 tuổi. Nhân khẩu bình quân/hộ là 4,53 khẩu/hộ, trong đó hộ đông nhất có 7 nhân khẩu, hộ ít nhất có 3 nhân khẩu;

- Trình độ học vấn cho thấy các chủ hộ phần đa có trình độ trung học cơ sở, chiếm tỷ lệ 58,33%, tiếp đó là trình độ trung học phổ thông chiếm tỷ lệ 34,38% và trình độ tiểu học có 7 hộ, chiếm tỷ lệ 7,29%;

- Về điều kiện kinh tế hộ: trong 96 hộ nghiên cứu khảo sát có 43,75% số hộ được đánh giá thuộc diện loại hình kinh tế trung bình và 56,25% số hộ thuộc diện kinh tế khá giả và giàu có trên địa bàn huyện;

- Số năm kinh nghiệm trong chăn nuôi bình quân của hộ là 16,72 năm, trong đó chủ hộ có nhiều kinh nghiệm nhất là 25 năm và chủ hộ có kinh nghiệm ít nhất là 9 năm. Xét bình quân số năm kinh nghiệm giữa các quy mô chăn nuôi không có sự khác nhau nhiều, đa số các hộ chăn nuôi lợn đều là những người có kinh nghiệm lâu năm trong chăn nuôi. Điều này đã tạo điều kiện nhất định làm tiền đề cho các hộ chăn nuôi đứng vững, phát triển và ngày càng nâng cao được hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn.

Bảng 4.5. Điều kiện đất đai, diện tích chuồng trại, lao động và vốn của hộ chăn nuôi lợn giống

Chỉ tiêu ĐVT Bình quân chung Hộ chăn nuôi QM nhỏ QM vừa QM lớn 1. Tổng số hộ điều tra Hộ 96 35 40 21 2. Lao động gia đình LĐ 2,93 3,41 2,87 2,25

3. Diện tích đất chăn nuôi M2 628 280 710 1.050 4. Diện tích chuồng trại chăn nuôi M2 293 130 320 512 5. Vốn đầu tư trong sản xuất Trđ 134 78 120 254 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Số liệu bảng 4.5 cho thấy một số thông tin về điều kiện đất đai, diện tích chuồng trại, lao động sử dụng và vốn đầu tư trong sản xuất của hộ chăn nuôi lợn giống, cụ thể:

- Lao động gia đình của hộ chăn nuôi: bình quân là 2,93 lao động/hộ, trong đó với hộ quy mô nhỏ số lao động bình quân/hộ là 3,41 lao động, với hộ chăn nuôi quy mô lớn số lao động bình quân/hộ là 2,25 lao động;

- Diện tích đất và chuồng trại phục vụ chăn nuôi: diện tích đất chăn nuôi

của hộ bình quân là 628 m2/hộ và diện tích chuồng trại bình quân là 293 m2/hộ,

trong đó với hộ chăn nuôi quy mô lớn có diện tích đất chăn nuôi bình quân là

1.050 m2/hộ và diện tích chuồng trại bình quân là 512 m2/hộ, còn với hộ có quy

mô chăn nuôi nhỏ: diện tích đất chăn nuôi bình quân là 280m2/hộ và diện tích

chuồng trại chăn nuôi là 1302/hộ;

- Vốn đầu tư trong sản xuất của hộ chăn nuôi bình quân là 134 triệu đồng/hộ, trong đó với hộ chăn nuôi quy mô nhỏ có vốn đầu tư trung bình là 78 triệu đồng/hộ, hộ quy mô chăn nuôi lớn có vốn đầu tư trung bình là 254 triệu đồng/hộ.

Nhìn chung, với các hộ chăn nuôi lợn giống phần đa đều là những hộ sản xuất nông nghiệp hoặc chuyển từ nghề nông sang chăn nuôi nên tận dụng được diện tích đất trong chăn nuôi cũng như diện tích đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi. Với những hộ có quy mô chăn nuôi càng lớn thì điều kiện cơ sở chăn nuôi càng được đầu tư nhiều, còn với những hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ một phần tận dụng diện tích đất có trong gia đình (tận dụng đất vườn), không mất tiền thuê đất, do vậy giảm được một phần chi phí đầu tư trong chăn nuôi của hộ.

4.1.2.2. Đực giống và công tác phối giống cho lợn nái

a. Đực giống

Trong chăn nuôi, con đực giống có vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện khả năng sản xuất của thế hệ sau. Đặc biệt, trong chăn nuôi lợn, giá trị của một con lợn đực giống tốt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với một con nái. Một con lợn đực giống có ảnh hưởng đến sức sản xuất của 40 – 50 con nái sinh sản khi cho phối giống trực tiếp và có ảnh hưởng gấp 10 lần khi sử dụng kỹ thuật gieo tinh nhân tạo. Như vậy, mỗi năm một con lợn đực giống tốt có thể truyền những thông tin di truyền về các tính trạng kinh tế: tăng trọng cao, tiêu tốn thức ăn thấp... cho hàng ngàn con ở thế hệ sau, trong khi một con lợn nái tốt chỉ có thể truyền cho khoảng 40 – 50 lợn con. Do đó, việc chọn nuôi và khai thác sử dụng tốt một con lợn đực giống có ý nghĩa quan trọng để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi của hộ.

* Chọn lọc lợn đực giống

Chọn lọc lợn đực giống là kỹ thuật quan trọng đầu tiên trong chăn nuôi lợn đực giống. Quá trình chọn lọc lợn đực giống cần thực hiện qua 3 giai đoạn: (1) chọn lọc tổ tiên, (2) chọn lọc bản thân, (3) chọn lọc đời sau (kiểm tra cá thể).

- Chọn lọc tổ tiên căn cứ vào hệ phả để chọn lọc, cần chọn những con đực giống có lý lịch rõ ràng, phải có sổ sách theo dõi cụ thể về nguồn gốc xuất xứ của lợn đực định chọn. Chọn những con có bố là đặc cấp và mẹ từ cấp I trở lên (cấp sinh sản). Chọn những con ở lứa đẻ 3 – 6.

- Chọn lọc bản thân: Lợn đực giống nào thì yêu cầu phải có ngoại hình đặc trưng của giống đó (ví dụ: lợn Yorkshire phải có lông màu trắng, lưng dài, tai đứng, 4 chân chắc khỏe...). Các bộ phận cơ thể phải cân đối hài hòa, liên kết chặt chẽ: chọn con đực giống cổ dài (không chọn con cổ ngắn), ngực rộng nhưng không sâu, vai nở rộng, lưng hơi cong, rộng dài, liên kết tốt, bốn chân thẳng,

chắc, khỏe, đi lại tự nhiên, không chọn con chân yếu, đi bàn, hình chữ X...Chọn những con đực có số vú chẵn, có từ 12 vú trở lên, núm vú nổi rõ, thẳng hàng, không chọn con vú kẹ, núm vú tịt, không thẳng hàng. Hai dịch hoàn phải cân đối nổi rõ, gọn và chắc, không chọn con có dịch hoàn ẩn hoặc bị lệch.

Trong quá trình chọn lọc bản thân cần lưu ý đến độ vững chắc của chân lợn đực giống vì nếu chân sau yếu, con đực sẽ không phối giống tốt được, chân trước không vững làm suy giảm ham muốn phối giống. Không chọn con đực có chiều cao thân quá cao, thân quá dài, những con đực giống này thường làm tăng khả năng chấn thương chân.

- Kiểm tra cá thể: Thông thường việc kiểm tra đời sau thường tốn rất nhiều thời gian vì vậy với hộ chăn nuôi đực giống thường chỉ kiểm tra cá thể. Việc kiểm tra cá thể thường chỉ được áp dụng đối với những cơ sở, trung tâm sản xuất con giống đạt tiêu chuẩn. Khi kiểm tra cá thể, lợn đực giống được nhốt riêng vào cũi nuôi với khối lượng ban đầu từ 18 – 20 kg, tạo yếu tố đồng đều với tất cả lợn đực giống kiểm tra như tiểu khí hậu chuồng nuôi, thức ăn, chăm sóc... lợn đực kiểm tra được cho ăn, uống nước tự do. Các chỉ tiêu theo dõi trong quá trình kiểm tra bao gồm: sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày), lượng tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lượng. Ví dụ: các chỉ tiêu kiểm tra năng suất của lợn đực ngoại phải đạt: tăng khối lượng/ngày: 700 – 800 gam, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng: 2,8 – 3 kg. Khi lợn đực giống đã đạt được những chỉ tiêu trên thì sẽ được đưa vào huấn luyện nhảy giá để kiểm tra phẩm chất tinh dịch, khi đạt yêu cầu thì mới được đưa vào khai thác sử dụng đực giống.

Kết quả khảo sát ở 15 hộ chăn nuôi lợn đực giống cho thấy, việc tuyển chọn lợn đực giống thường bỏ qua nhiều giai đoạn, trong đó có giai đoạn kiểm tra cá thể và chọn lọc tổ tiên. Đối với các hộ chăn nuôi lợn đực giống, việc tuyển chọn đực giống chủ yếu dựa vào tiêu chuẩn chọn lọc bản thân dựa trên kinh nghiệm của người chăn nuôi lợn. Trong 15 hộ chăn nuôi lợn đực giống nghiên cứu khảo sát với tổng đàn đực giống là 33 con thì có 24 con (72,73%) đực giống của 13 hộ là được nhập về từ Trạm phát triển giống lợn hạt nhân Thụy Phương thuộc Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương, trong đó có 13 con lợn ngoại và 11 con lợn lai. Số đực giống còn lại của các hộ được chủ hộ tuyển chọn từ các hộ nuôi trong dân. Việc nhập đực giống từ các trung tâm giống cho chất lượng con giống tốt hơn, do tại các trung tâm giống, việc tuyển chọn đực giống được thực hiện theo đúng quy trình chọn lọc với đầy đủ các giai đoạn của quá trình chọn lọc

đực giống. Đối với đực giống được chọn lọc từ hộ chăn nuôi trong dân cư, việc tuyển chọn thường chỉ mới đảm bảo được các tiêu chuẩn của chọn lọc bản thân, vì đối với hoạt động chăn nuôi trong dân, việc theo dõi phả hệ tổ tiên và kiểm tra cá thể hầu như chưa được quan tâm thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn giống trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)