Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn giống trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 54)

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Sóc Sơn là huyện ngoại thành phía Bắc thủ đô Hà Nội, gồm 25 xã và 1 thị trấn, trung tâm là huyện lỵ Sóc Sơn, cách trung tâm Hà Nội 35km theo quốc lộ 3A Hà Nội – Thái Nguyên, với tổng diện tích đất tự nhiên là 30.651,24ha. Địa hình nằm trong vùng chuyển tiếp từ vùng núi Tam Đảo xuống đồng bằng sông Hồng. Phía Bắc giáp với tỉnh Thái Nguyên; Phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh; Phía Tây giáp với tỉnh Vĩnh Phúc; Phía Nam giáp huyện Đông Anh - Hà Nội (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn, 2016).

Sóc Sơn là đầu mối giao thông thuận tiện nối liền Thủ đô Hà Nội với các vùng công nghiệp, các trung tâm dịch vụ lớn trong khu vực tham giác kinh tế phía Bắc, các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc nước ta như: Quốc lộ 2, Quốc lộ 3, Quốc lộ 18, các tuyến đường sắt đi các tỉnh phía Bắc, đường thủy... Đây là một thế mạnh cho giao lưu và phát triển kinh tế, văn hóa của Sóc Sơn (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn, 2016).

Huyện Sóc Sơn chịu ảnh hưởng lớn của các khu, cụm công nghiệp và đô thị đang phát triển nhanh:

- Phía Tây là tỉnh Vĩnh Phúc với tiến trình công nghiệp hóa diễn ra rất nhanh, có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn.

- Trong địa giới hành chính của huyện còn có khu công nghiệp cửa khẩu Nội Bài đang trên đà phát triển mạnh.

- Phía Nam là huyện Đông Anh cũng đang được đầu tư phát triển công nghiệp và đô thị với tốc độ khá cao.

- Quốc lộ 18 thông suốt với lượng giao lưu khá lớn, nối liền với các tỉnh: Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh đã tạo ra những cơ hội thuận lợi cho nền kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng của huyện Sóc Sơn.

3.1.1.2. Đặc điểm về địa hình

yếu với những đặc trưng khác nhau về địa hình và thổ nhưỡng.

* Vùng gò đồi

Đây là vùng gò đồi duy nhất của Hà Nội. Vùng này gồm 5 xã: Bắc Sơn, Nam Sơn, Minh Trí, Minh Phú và Hồng Kỳ với tổng diện tích 12.473ha. Địa hình gò, đồi, cao, thấp, chia cắt biến động mạnh, loại đất chính của vùng là đất đỏ vàng trên đá sét và đất dốc tụ bạc màu. Vùng này từ trước đến nay không thuận lợi cho việc trồng các loại cây ngắn ngày nhưng lại có thế mạnh về phát triển cây công nghiệp như chè, cây ăn quả, trồng rừng và chăn nuôi đại gia súc theo mô hình nông – lâm kết hợp (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn, 2016).

* Vùng đất bằng

Là vùng đất tương đối bằng phẳng của huyện, gồm 9 xã: Tân Minh, Quang Tiến, Tân Dân, Hiền Ninh, Phù Linh, Trung Giã, Mai Đình, Tiên Dược và Thị trấn Sóc Sơn với tổng diện tích 7.557,04ha. Đặc điểm các loại đất chính của vùng là đất phù sa của sông Hồng và các sông khác và đất phù sa có tầng loang lổ. Đặc trưng về địa hình của tiểu vùng là có các khu đất bằng đất tương đối tốt và ruộng bậc thang bị rửa trôi, nghèo dinh dưỡng. Là vùng có cơ sở hạ tầng khá, các cây trồng chính là cây ăn quả, cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, rau màu, có điều kiện thuận lợi cho thâm canh cây lương thực và rau sạch. Có thể đẩy mạnh chăn nuôi lợn nạc, gà công nghiệp, bò sữa, chăn nuôi thủy đặc sản... Đây là tiểu vùng có thu nhập cao nhất huyện Sóc Sơn (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn, 2016).

* Vùng trũng ven sông

Đây là tiểu vùng ven sông và vùng thấp, gồm 12 xã: Thanh Xuân, Phù Lỗ, Việt Long, Kim Lũ, Xuân Giang, Phú Minh, Phú Cường, Đông Xuân, Đức Hòa, Tân Hưng, Xuân Thu và Bắc Phú. Tổng diện tích toàn vùng 10.620,07ha với đặc điểm đất phù sa được bồi và không được bồi, trũng bị lây hóa, có 1.000ha thường hay bị ngập úng. Đây là vùng thuận lợi về thủy lợi nên cây trồng chính của vùng là lúa, rau màu, nuôi trồng thủy sản. Thế mạnh của vùng là các loại cây màu: ngô, đậu đỗ, dâu tằm, ở các khu vực đất cao có thể trồng nhãn, hồng. Nói chung, đất ở vùng này không thể trồng cây ăn quả với quy mô lớn (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn, 2016).

3.1.1.3. Đặc điểm khí khậu thủy văn

hậu thời tiết vùng đồng bằng sông Hồng là nóng ẩm hòa trộn và chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng trung du bắc bộ. Nhiệt độ trung bình hàng năm

khoảng 28 – 290 , nóng nhất lên tới 39-400C, ngày lạnh nhất xuống tới 70C.

Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500-1800 mm nhưng phân bố không đều, chỉ tập trung vào mùa mưa (từ tháng 4 -10), độ ẩm trung bình 80%. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau kèm theo gió rét và sương muối ảnh hưởng không tốt đến sản xuất nông nghiệp (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn, 2016).

Khí hậu: Sóc Sơn mang các đặc điểm khí hậu vùng Hà Nội, chịu ảnh hưởng

của chế độ nhiệt đới ẩm gió mùa nội chí tuyến nên có nhiều thuận lợi trong phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng nhưng bên cạnh đó cũng gặp những khó khăn nhất định trong sản xuất nông nghiệp (một số nơi thiếu nước tưới, một số nơi lại thường bị ngập nước trong mùa mưa) (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn, 2016).

Thuỷ văn: Sóc Sơn có 3 tuyến sông chính chảy qua: Sông Cà Lồ, sông Công, sông Cầu. Ngoài ra, huyện còn rất nhiều hồ ở vùng đồi gò, trong đó có một số hồ lớn như Hàm Lợn, Đồng Đò, Đồng Quan, Cầu Bãi… Về nguồn nước: ở vùng trũng nước mạch nông có độ sâu 0,7 – 1,3m vào mùa mưa và 3,2m vào mùa khô. Vùng đất bằng: mực nước mạch nông ổn định ở độ sâu 3,1–3,2m áp lực yếu không ảnh hưởng đến xây dựng công trình. Vùng gò đồi: Mực nước ngầm có độ sâu từ 30 – 40m chiều dày tầng chứa nước 4 – 20m tuỳ theo các khu vực từ Bắc xuống Nam (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn, 2016).

3.1.1.4. Tình hình phân bố và sử dụng đất đai

Diện tích đất tự nhiên của huyện là 30.651,24ha, bằng 1/3 diện tích đất tự nhiên của Hà Nội. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp toàn huyện là 12.755,63ha bằng 41,61% tổng diện tích đất tự nhiên và giảm dần do đất đai được xây dựng sân bay, khu công nghiệp Nội Bài, khu chôn lấp xử lý chất thải sinh hoạt Nam Sơn, đường Quốc lộ 18 (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn, 2016).

Bình quân đất nông nghiệp/hộ nông nghiệp; đất nông nghiệp/khẩu nông nghiệp ngày càng giảm, trung bình hàng năm giảm 4,16%. Đây là một thách thức lớn đối với sản xuất nông nghiệp của địa phương nhưng cũng là một cơ hội thuận lợi cho huyện phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch, dịch vụ.

Bảng 3.1. Cơ cấu sử dụng đất huyện Sóc Sơn qua ba năm 2014 - 2016 Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng DT đất TN 30651,24 100,00 30651,24 100,00 30651,24 100,00 1. Đất nông nghiệp 13155,66 42,92 12961,31 42,29 12755,63 41,61 2. Đất lâm nghiệp 6674,60 21,78 6710,25 21,89 6803,28 22,20 3. Đất chuyên dùng 5438,49 17,74 5587,46 18,23 5665,17 18,48 4. Đất ở 3168,90 10,34 3188,05 10,40 3226,40 10,53 5. Đất chưa sử dụng 2213,59 7,22 2204,17 7,19 2200,76 7,18 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Sóc Sơn (2016)

Cơ cấu đất nông - lâm nghiệp phân theo vùng được thể hiện ở bảng 3.2, trong đó:

Vùng gò đồi có diện tích tự nhiên 12.474,13ha, chiếm 40,7% diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong đó, đất nông nghiệp có 3.180,51ha, chiếm 24,93% đất nông nghiệp toàn huyện, đất lâm nghiệp có 5.442,28ha chiếm 80,00% đất lâm nghiệp toàn huyện; Các loại đất khác có 3.851,04ha chiếm 34,72% toàn huyện.

Vùng đất bằng có tổng diện tích đất tự nhiên là 7.557,04ha, chiếm 24,65% diện tích toàn huyện. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp có 3.346,78ha, chiếm 26,24% đất nông nghiệp toàn huyện. Đất lâm nghiệp là 1.341,89ha, bằng 19,72% đất lâm nghiệp toàn huyện.

Vùng trũng ven sông có tổng diện tích là 10.620,07 ha. Trong đó, đất nông nghiệp có 6.228,34ha chiếm khoảng 48,83% diện tích đất nông nghiệp của huyện. Đất lâm nghiệp không đáng kể, chỉ có 18,81ha, chiếm 0,28% đất lâm nghiệp toàn huyện.

Bảng 3.2. Cơ cấu đất nông - lâm nghiệp phân theo vùng Chỉ tiêu Vùng gò đồi Vùng đất bằng Vùng trũng Toàn huyện (ha) Diện tích (ha) % so toàn huyện Diện tích (ha) % so toàn huyện Diện tích (ha) % so toàn huyện Tổng DTTN 12474,13 40,70 7557,04 24,65 10620,07 34,65 30651,24 1. Đất NN 3180,51 24,93 3346,78 26,24 6228,34 48,83 12755,63 a. Cây hàng năm 3056,15 24,28 3332,35 26,48 6198,19 49,24 12586,69 b. Vườn tạp 85,23 96,60 0,00 0,00 3,00 3,40 88,23 c. Cây lâu năm 39,13 48,48 14,43 17,88 27,15 33,64 80,71 2. Đất LN 5442,58 80,00 1341,89 19,72 18,81 0,28 6803,28 3. Đất khác 3851,04 34,72 2868,37 25,86 4372,92 39,42 11092,33 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Sóc Sơn (2016)

Trong diện tích đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm có xu hướng giảm mạnh từ 12.681,98ha năm 2014 xuống còn 12.125,69ha năm 2016. Đất lâm nghiệp tăng 128,686ha do chính sách giao đất, giao rừng của huyện đến hộ nông dân.

Trong tổng số 6.803,28ha đất lâm nghiệp của huyện có khoảng hơn 1.000ha cây ăn quả các loại, chủ yếu là vải thiều, nhãn, hồng và xoài. Năm 2005 huyện đã trồng mới 200ha cây ăn quả theo chương trình 5triệu ha rừng. Tuy nhiên, diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn 2.200,76ha, vì vậy cần phải có kế hoạch đầu tư, khai thác số diện tích đó để đưa vào sử dụng, tạo đà thúc đẩy nền kinh tế của huyện ngày càng phát triển.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

Huyện Sóc Sơn là một trong những nơi đông dân cư nhất của thành phố Hà Nội, theo số liệu thống kê của huyện năm 2014 toàn huyện có 265.914 người. Và có 57.306 hộ gia đình, trong đó có 88% là hộ nông nghiệp. Bình quân mỗi hộ có 4,64 khẩu, 2,85 lao động. Lao động toàn huyện năm 2014 có 163.620 người, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 79%. Lao động nông nghiệp trong những lúc nông nhàn thường đi làm thuê trong khi các nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn của huyện vẫn phải sử dụng một số công nhân không có hộ khẩu thường trú tại huyện.

Bảng 3.3. Cơ cấu dân số và lao động của huyện qua ba năm 2014 - 2016 Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) I. Dân số Người 256.269 100,00 260.943 100,00 265.914 100,00 1. Nông nghiệp Người 220.508 86,05 224.643 86,09 226.180 85,06 2. Phi nông nghiệp Người 35.761 13,95 36.300 13,91 39.734 14,94 II. Tổng số hộ Hộ 55.189 100,00 56.182 100,00 57.306 100,00 1. Nông nghiệp Hộ 49.670 90,00 50.011 89,02 50.429 88,00 2. Phi nông nghiệp Hộ 5.519 10,00 6.171 10,98 6.877 12,00 III. Lao động LĐ 153.394 100,00 158.242 100,00 163.620 100,00 1. Nông nghiệp LĐ 124.249 81,00 126.625 80,02 129.260 79,00 2. Phi nông nghiệp LĐ 29.145 19,00 31.617 19,98 34.360 21,00 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Sóc Sơn (2016) Chất lượng lao động của Sóc Sơn chưa cao. Toàn huyện mới có 0,002% lực lượng lao động đạt học vị tiến sỹ, 0,02% là thạc sĩ, trình độ đại học chiếm

1,6%, trình độ cao đẳng chiếm 1,4%, trung học chuyên nghiệp chiếm 3,5%. Lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất lớn chiếm 93,48%. Đây là một khó khăn lớn trong việc tiếp thu những kỹ thuật nuôi, trồng mới được phổ biến ở huyện.

Về đời sống nhân dân: thu nhập bình quân /người/năm tăng từ 2,3 triệu năm 2007 lên 2,8 triệu năm 2009, tổng thu ngân ngân sách do huyện quản lý hàng năm có sự tăng trưởng đáng khá. Sự nghiệp văn hóa, xã hội phát triển, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc đổi mới.

3.1.2.2. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật

Muốn phát triển kinh tế thì xây dựng cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước, như vậy mới phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của một vùng kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho công cuộc XĐGN. Trong mấy năm gần đây hệ thống điện, đường, trường, trạm của huyện đã được Thành phố và UBND huyện quan tâm đầu tư, cụ thể là:

* Hệ thống đường giao thông

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, giao thông bao giờ đóng vai trò quan trọng hiện nay huyện Sóc Sơn được thành phố Hà Nội quan tâm đã chú trọng nâng cấp nhiều tuyến đường trục chính và mở rộng các con đường đi tới các thôn, xã đặc biệt là các xã trung tâm huyện. Giao thông đi lại dễ dàng tạo đà cho kinh tế phát triển.

Do vị trí địa lý của huyện nằm ở phía bắc thủ đô Hà Nội nên Sóc Sơn có nhiều đường giao thông chạy qua (đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, quốc lộ số 2, số 3, đường 16 sang Bắc Ninh, đường 131, đường 35), quốc lộ 18 từ Nội Bài đi cửa khẩu Bắc Luân - Quảng Ninh, ngoài ra Sóc Sơn còn có sân bay quốc tế Nội Bài. Toàn huyện có 104 km đường liên xã, 306 km đường liên thôn, 39 km đường sông. Trong năm 2001 đã trải nhựa hoàn toàn số đường do huyện quản lý. Các tuyến liên thôn, liên xã được bê tông hoá 12,5 km và trải cấp phối 100%. Năm 2003 huyện chi từ ngân sách cho xây dựng và sửa chữa hết 16,5 tỷ đồng. Hệ thống đường giao thông được xây dựng và kiện toàn sẽ tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế – xã hội của huyện, góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

* Hệ thống điện

Hiện nay 100% số xã của huyện được sử dụng điện lưới quốc gia, đến cuối năm 2003 đã cải tạo, nâng cấp và làm mới được 46 trạm biến áp với tổng công suất 8.320 KVA. Hệ thống điện hạ thế giao cho các HTX dịch vụ quản lý, đảm bảo thuận lợi cho việc sử dụng cũng như tránh thất thoát điện năng. Năm 2003, huyện đã đầu tư 43,89 tỷ đồng để duy tu, sửa chữa và xây dựng hệ thống điện.

* Y tế-văn hoá

Sóc Sơn có 26 trạm y tế, mỗi trạm y tế có một bác sỹ, 7 y tá và y sỹ, ngoài ra còn có một trung tâm y tế và hai phòng khám đa khoa ở Trung Giã và Kim Anh đảm bảo chăm sóc sức khoẻ kịp thời cho nhân dân, trung bình có 2,5 bác sỹ/01vạn dân.

26/26 xã và thị trấn có hệ thống đài truyền thanh kịp thời phổ biến nhiệm vụ kinh tế - xã hội, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cho nhân dân. Bên cạnh đó còn làm tốt việc tuyên truyền nội dung thông báo mùa vụ, dịch hại, sâu bệnh, công tác XĐGN, giáo dục nếp sống văn hoá mới cho nhân dân.

* Hệ thống thuỷ lợi

Do đặc điểm địa hình phức tạp cho nên Sóc Sơn đang cố gắng xây dựng và cải tạo hệ thống thuỷ lợi ngày càng hoàn chỉnh. Nguồn nước tưới của huyện được cung cấp từ sông Cà Lồ, sông Công, sông Cầu và 26 hồ, đập lớn như: hồ Đồng Quan, Kèo Cà, Đồng Đẽn... sẵn sàng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Trong mấy năm gần đây huyện đã làm được 63,6 km kênh mương bê tông, đang hoàn thiện và đưa vào sử dụng hồ chứa nước Đồng Đò có dung tích lớn đảm bảo nước tưới cho các xã vùng gò đồi và vùng tây bắc của huyện. Đây là sự khởi đầu cho quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn của địa phương.

* Xoá phòng học cấp 4

Đến năm 2005 huyện đã nâng cấp, xây mới 642 phòng học, cơ bản xoá xong phòng học cấp 4 ở cấp tiểu học và trung học cơ sở với tổng kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn giống trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 54)