Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn giống trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 62)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Qua quá trình phân tích tìm hiểu phân tích nói trên nhận thấy đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội đã tạo những điều kiện thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế nói chung, phát triển nông nghiệp và chăn nuôi lợn nói riêng như:

* Thuận lợi

Sóc sơn có diện tích đất tự nhiên rộng lớn, vị trí địa lý rất thuận lợi, có cơ sở hạ tầng và xã hội phát triển, giao thông đi các địa phương khác thuận lợi tạo điều kiện cho quá trình giao lưu, trao đổi và vận chuyển hàng hóa.

Nền kinh tế huyện đang trên đà phát triển với tốc độ phát triển nhanh, nguồn lao động dồi dào, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, công nghiệp, dịch vụ tăng dần, trong nội bộ ngành nông nghiệp ngành chăn nuôi đang đặt được thành tựu nhất định điều này tạo tiền đề cơ bản, động lực, cơ hội thúc đẩy kinh tế trang trại nói chung, trang trại chăn nuôi lợn đặt được hiệu quả kinh doanh cao và phát triển.

Huyện có nguồn lao động dồi dào, nguồn nhân lực được giáo dục, đào tạo tốt, người dân có trình độ văn hóa, khoa học khá, thông tin đại chúng được mở rộng. Đặc biệt có nhiều trạm khuyến nông, trạm thú Y, trạm bảo vệ thực vật, phòng kinh tế huyện có số lượng khá lớn các cán bộ kỹ thuật có trình độ khoa

học nông lâm nghiệp cao, có nhiều chương trình chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật nông lâm nghiệp vào sản xuất, góp phần nâng cao trình độ khoa học – kỹ thuật cho người dân và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.

Mạng lưới thú y xã, huyện tương đối mạnh, cán bộ thú y nhiệt tình năng nổ, có trình độ tay nghề. Hệ thống cửa hàng thuốc thú y, thức ăn gia súc gia cầm phát triển cung cấp đầy đủ kịp thời các loại thức ăn, thuốc thú y cho chăn nuôi.

Ngoài ra đời sống của người dân nơi đây đang ngày một nâng lên, trên địa bàn nhiều chi nhánh của nhiều ngân hàng đã được xây dựng, tình hình an ninh trật tự xã hội ổn định đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đầu tư chuyển đổi phát triển các mô hình kinh tế mới

* Khó khăn

Địa bàn trải rộng, địa hình phức tạp, còn nhiều hệ thống đường giao thông cũ nhỏ hẹp. Mật độ đường giao thông chưa cao, ít tuyến xe vận tải nhẹ phục vụ dân sinh và sản xuất.

Do điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện, dân cư sống bằng nghề nông, thu nhập thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn, do đó nhận thức về sự nghiệp giáo dục và đào tạo còn nhiều hạn chế, trình độ dân trí chưa cao.

Nông nghiệp vẫn còn ở tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán, lạc hậu, sản xuất hàng hóa phát triển chậm, năng suất, chất lượng chưa cao. Trình độ và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp còn ở mức thấp. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật (giao thông, thủy lợi, cơ sở chế biến..) tuy đã được tăng cường nhưng nhìn chung quy mô còn nhỏ, lạc hậu, thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Toàn huyện Sóc Sơn có 25 xã và 1 thị trấn, các xã hiện nay đều có hộ nông dân chăn nuôi lợn giống.

Do đặc điểm của từng vùng có sự khác nhau về quy mô và cách thức chăn nuôi, nghiên cứu chọn 3 xã trên địa bàn huyện có những đặc trưng cao nhất về quy mô cũng như quy trình chăn nuôi mới là xã Bắc Phú, xã Bắc Sơn, xã Hiền Ninh. Chọn nơi cung ứng con giống là Trung tâm nghiên cứu Lợn Thụy Phương cụ thể là Trạm phát triển giống lợn hạt nhân Thụy Phương là nơi cung ứng con giống cho ba xã trên.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

a. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Được thu thập bằng phương pháp tổng hợp tài liệu. Nguồn số liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau như: UBND huyện Sóc Sơn, Chi cục thống kê huyện Sóc Sơn; sách, báo, tạp chí, thư viện trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, các công trình nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Lợn Thụy Phương.

Bảng 3.5. Thu thập thông tin thứ cấp

STT Thông tin Nguồn thu thập PP thu thập

1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về chăn nuôi lợn giống

- Sách, báo, luận văn, Internet có liên quan

- Công trình nghiên cứu khoa học - Các văn bản, chính sách của nhà nước.

Tra cứu, chọn lọc thông tin

2 Thông tin về đặc điểm địa bàn nghiên cứu: Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội: Tình hình đất đai, lao động. Phát triển kinh tế - xã hội, SXKD huyện Sóc Sơn - Chi cục Thống kê - Phòng Kinh tế - Phòng Công thương

- Phòng Tài nguyên Môi trường Huyện

- Chi cục Thú y, trạm thú y huyện Sóc Sơn

Thống kê, tổng hợp từ các báo cáo của huyện, tỉnh

3 UBND các xã - Cung cấp thông tin về tình hình phát triển nông nghiệp của xã, thu thập tình hình sản xuất nông nghiệp của hộ

Thông kê, tổng hợp từ các báo cáo của xã .

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

b. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Với mục đích tìm hiểu đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn giống của hộ nông dân trên địa bàn huyện, trong quá trình tiến hành nghiên cứu khảo sát, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA): mục đích là nắm bắt các thông tin về địa bàn nghiên cứu khảo sát thông qua những tài liệu đã được công bố, kết hợp với quan sát thực tế, phỏng vấn không chính thức để có được những thông tin ban đầu trước khi điều tra phỏng vấn chính thức.

- Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA): mục đích là điều tra phỏng vấn đánh giá thực trạng tại các địa bàn đã được chọn làm điểm

nghiên cứu. Kết quả thu được sẽ là căn cứ cho việc đánh giá hiện trạng chăn nuôi lợn giống của các hộ dân.

Nghiên cứu chọn điều tra 111 hộ chăn nuôi lợn giống ở 3 xã Bắc Sơn, xã Phú Sơn và xã Hiền Ninh; trong đó hộ chăn nuôi lợn nái có 96 hộ, ở mỗi xã điều tra 32 hộ được phân làm 3 nhóm với mức quy mô chăn nuôi khác nhau: nhóm hộ chăn nuôi lợn giống quy mô lớn có tổng đàn lợn nái giống trên 50 con/hộ, nhóm hộ chăn nuôi lợn giống quy mô vừa có tổng đàn lợn nái giống từ 20 đến dưới 50 con nái/hộ và hộ có quy mô chăn nuôi nhỏ có tổng đàn lợn nái giống dưới 20 nái/hộ. Nghiên cứu khảo sát 15 hộ chăn nuôi lợn đực giống ở 3 xã, trong đó: xã Bắc Phú có 7 hộ, xã Bắc Sơn 5 hộ và xã Hiền Ninh 3 hộ.

Ngoài ra, nghiên cứu tiến hành điều tra một số đối tượng là thương lái thu mua, gom lợn giống trên địa bàn để đánh giá tình hình thị trường tiêu thụ lợn con giống trên địa bàn nghiên cứu.

Nghiên cứu điều tra một số cán bộ làm công tác khuyến nông và cán bộ thuộc trạm thú y Huyện để lấy các thông tin liên quan đến tình hình chuyển giao công nghệ, kỹ thuật chăm sóc con giống cũng như việc thực hiện công tác thú y kiểm dịch đối với đàn lợn giống trên địa bàn.

Bảng 3.6. Số lượng mẫu điều tra

Hộ chăn nuôi lợn nái Hộ chăn nuôi

đực giống QM nhỏ QM vừa QM lớn Tổng 1. Bắc Phú 15 12 5 32 7 2. Bắc Sơn 15 12 5 32 5 3. Hiền Ninh 15 12 5 32 3 Tổng 45 36 15 96 15

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

3.2.3. Phương pháp phân tích

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Được sử dụng để mô tả thực trạng về quy mô, số lượng hộ và trang trại chăn nuôi lợn giống cũng như về số đầu lợn nái sinh sản và lợn đực giống trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Phương pháp này dùng để đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn giống (nái sinh sản và lợn đực giống) trên địa bàn huyện Sóc Sơn qua đó thấy được xu hướng phát triển trong chăn nuôi lợn giống tại địa bàn nghiên cứu.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Căn cứ các số liệu đã được tổng hợp và dựa trên các chỉ tiêu để phân tích so sánh các số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để thấy được sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn giống qua các mốc thời gian, không gian để rút ra mức độ phát triển của ngành chăn nuôi lợn giống của huyện Sóc Sơn; phát hiện những đặc trưng về thế mạnh cũng như những nguyên nhân tác động đến chăn nuôi lợn giống của huyện Sóc Sơn làm cơ sở đề xuất các giải pháp chủ yếu để thúc đẩy chăn nuôi lợn giống trên địa bàn huyện Sóc Sơn phát triển mạnh.

3.2.3.3. Phương pháp chuyên gia

Trong quá trình nghiên cứu có thể tham khảo ý kiến của các các bộ khuyến nông của xã, phòng kinh tế, các hộ nông dân tiên tiến trên địa bàn huyện.

Tại nơi cung ứng con giống có một đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên sâu, có trình độ cao chuyên nghiên cứu và chuyển giao công nghệ mới với những phương pháp kỹ thuật tiên tiến nhất.

Công cụ xử lý số liệu: Các số liệu điều tra, thu thập được tổng hợp và xử lý thống kê qua excel và các phần mềm tương tự khác

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

a. Nhóm chỉ tiêu thể hiện điều kiện sản xuất của các hộ chăn nuôi lợn giống

- Số nhân khẩu, lao động trong hộ - Trình độ văn hóa của chủ hộ chăn nuôi - Diện tích đất chuồng trại, đất nông nghiệp - Nguồn vốn: tự có, vốn vay ngân hàng……….

- Số đầu lợn nái sinh sản trong hộ dân, số lượng sơ sinh sống xuất bán thương phẩm

b. Những chỉ tiêu phản ánh thực trạng chăn nuôi lợn giống

- Sản lượng số lợn bố mẹ được chọn làm giống - Mức tăng trưởng bình quân của lợn giống bố mẹ - Trọng lượng bình quân của một lợn giống bố mẹ

- Giá trị đầu vào của lợn giống, giá trị bán ra khi tạo ra thương phẩm - Chi phí chăn nuôi

- Các chỉ tiêu khác

c. Các chỉ tiêu thể hiện sự phát triển trong chăn nuôi lợn giống

- Tăng về quy mô đàn lợn giống: tăng số lượng đàn lợn nái sinh sản, tăng số lượng lợn đực giống

- Sự thay đổi trong giá bán con giống.

d. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn giống

- Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị của sản phẩm chính và sản phẩm phụ (phân bón,...) của chăn nuôi lợn thịt tính cho 100kg tăng trọng.

GO =∑ ≡ × n i Pi Qi 1

Trong đó: Qi là sản lượng sản phẩm loại i (thịt lợn)

Pi là đơn giá sản phẩm loại i (thịt lợn, phân bón)

Với lợn thịt giá trị sản xuất được tính trên 100kg trọng lượng thịt hơi tăng thêm xuất chuồng; với lợn nái được tính theo số lợn con xuất bán trên 1 lợnnái trong năm 2016).

- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các chi phí thường xuyên về vật chất như: Giống, thức ăn, thuốc phòng và chữa bệnh…

+ Chi phí thức ăn lợn thịt = Tổng KL thức ăn cho 1con lợn x Giá thức ăn. + Chi phí thức ăn lợn nái = Tổng KL thức ăn (lợn nái +lợn con)/ 1 lứa x Số lứa/ năm x Giá thức ăn.

+ Chi phí cho vệ sinh thú y, phòng trừ dịch bệnh cho lợn.

+ Chi phí công lao động chỉ áp dụng với thuê mướn lao động từ bên ngoài mang tính chất thời vụ (nếu có).

- Giá trị tăng thêm (VA): là giá trị của lao động thuê và vật chất tăng thêm trong quá trình sản xuất: VA= GO – IC

Trong đó: GO là tổng giá trị sản xuất

IC là chi phí trung gian

- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất gồm công lao động và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích, một con gia súc hoặc trên một công lao động .

MI = VA – (A + T + L) Trong đó: MI là thu nhập hỗn hợp

A là khấu hao tài sản cố định

T là các khoản thuế phải nộp và chi phí thuê tài chính

L là tiền công lao động thuê ngoài trả lương hàng tháng (nếu có) Chi phí tài chính của các nông hộ (là phần trả lãi vay ngân hàng phục vụ cho nuôi lợn).

Chi phí khấu hao tài sản được tính theo giá trị đầu tư xây dựng chuồng nuôi tại các trang trại chăn nuôi lợn (trong chăn nuôi lợn nái, lợn mẹ sau khi hết thời gian sinh đẻ có thể bán với như lợn thịt nên không tính khấu hao cho lợn mẹ).

- Lao động gia đình (L): được tính theo số ngày công (1 công = 8h làm việc) trong chăn nuôi lợn.

- Hiệu quả tính trên một đồng vốn trung gian

+ GO/IC: Là giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian + VA/IC: Là giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian + MI/IC: Là thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí trung gian - Hiệu quả kinh tế tính trên một ngày công lao động

+ GO/L: Là giá trị sản xuất trên 1 ngày công lao động + VA/L: Là giá trị gia tăng trên 1 ngày công lao động + MI/L: Là thu nhập hỗn hợp trên 1 ngày công lao động

e. Các chỉ tiêu yếu tố ảnh hưởng

- Giá đầu vào sản xuất lợn giống - Bệnh dịch, công tác thú y

- Công tác hỗ trợ kỹ thuật chuyển giao công nghệ

- Kinh nghiệm chăn nuôi của người chăn nuôi, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm của người chăn nuôi.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN GIỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI BÀN HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.1.1. Phát triển quy mô chăn nuôi lợn giống

Huyện Sóc Sơn với diện tích chủ yếu là gò đồi và phù sa có kết hợp đồng

bằng đã được lãnh đạo địa phương quan tâm định hướng quy hoạch phát triển nông nghiệp trong đó chú trọng chăn nuôi đã có những khởi sắc mới. Với điều kiện có thời tiết lý tưởng cũng như phát triển lâm nghiệp trồng rừng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm với những mô hình chăn nuôi khép kín, chăn thả, nửa kín nửa hở mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí. Chăn nuôi lợn trong những năm qua đã được người dân trên địa bàn huyện Sóc Sơn phát triển theo hướng tích cực và có xu thế gia tăng nhưng chưa thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao vì những năm gần đây xu hướng chăn nuôi của người dân có xu hướng chạy theo thị trường. Tình trạng rớt giá dẫn đến tình trạng người dân không dám vào giống, tốc độ tăng trưởng đàn không cao, chăn nuôi chủ yếu theo hướng hộ gia đình, nhỏ lẻ, những hộ chăn nuôi trang trại chưa có nhiều. Mặc dù nhận được sự quan tâm rất lớn từ chính quyền địa phương như phát triển theo định hướng phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp trên toàn thành phố và huyện. Thời gian gần đây huyện còn tích cực mở các lớp tập huấn kiến thức quản lý, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi chủ yếu theo quy mô hộ gia đình, số lượng nái giống trên một hộ gia đình không cao chính vì vậy, dẫn đên sự phát triển không đồng đều nguồn cung ứng lợn thịt không ổn định, dẫn đến việc hình thành và mở rộng thị trường cũng như tiêu thụ thấp nguồn giống không được đảm bảo.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có những hộ chăn nuôi vài chục nái hay trăm nái với quy mô trang trại đem lại giá trị chất lượng kinh tế. Sóc Sơn có điều kiện phát triển quy mô theo hình thức chăn nuôi nửa kín nửa hở, nhưng vẫn còn gặp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn giống trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 62)