Chi phí đầu tư trong chăn nuôi lợn đực giống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn giống trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 88)

(tính bình quân chi phí cho 1 đực giống/năm)

Diễn giải ĐVT Hộ chăn nuôi (n=15) Số lượng Tỷ lệ (%)

I. Chi phí trung gian (IC) 1.000đ 12.564 100

1. Con giống 1.000đ 666 5,30

2. Thức ăn 1.000đ 11.488 91,43

3. Thú y 1.000đ 229 1,82

4. Chi phí khác 1.000đ 181 1,44

II. Khấu hao tài sản cố định 1.000đ 438 III. Chi phí lao động gia đình Công 110

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) Số liệu bảng 4.12 cho thấy các chi phí trong chăn nuôi lợn đực giống ở các hộ điều tra, kết quả cụ thể:

- Chi phí trung gian bình quân của các hộ điều tra là 12,564 triệu đồng/con/năm, trong đó chi phí nhiều nhất là về thức ăn trong chăn nuôi, chiếm tỷ lệ 91,43% tổng chi phí trung gian, tiếp đến là chi phí về con giống chiếm tỷ lệ 5,3%, và còn lại là chi phí về thuốc thú y, tiêm phòng dịch bệnh và các chi phí khác phục vụ chăn nuôi.

- Khấu hao tài sản cố định trong chăn nuôi lợn đực giống là 438.000 đồng/đực giống/năm chăn nuôi.

- Chi phí ngày công lao động gia đình sử dụng cho chăm sóc đực giống bình quân là 110 ngày/năm.

b. Kết quả và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái giống

Để phản ánh được hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái cần tính toán được các chỉ tiêu quan trọng như tổng thu nhập của hộ, tổng chi phí đầu tư cho nuôi lợn nái để từ đó đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái.

Bảng 4.13. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn nái của hộ điều tra (Tính bình quân cho 1 nái/lứa)

Chỉ tiêu ĐVT Quy mô chăn nuôi chung BQ

Nhỏ Vừa Lớn

1. Tổng giá trị sản xuất (GO) 1.000đ 7.832 8.143 8.220 8.065 - Giá trị sản phẩm chính 1.000đ 7.582 7.893 7.970 7.815

- Giá trị sản phẩm phụ 1.000đ 250 250 250 250

2. Chi phí trung gian (IC) 1.000đ 3.157 3.156 3.125 3.146 3. Giá trị gia tăng (VA) 1.000đ 4.675 4.987 5.095 4.919 4. Khấu hao tài sản cố định 1.000đ 499 380 336 405 5. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1.000d 4.176 4.607 4.759 4.514

6. Lao động gia đình Công 65 55 49 56

7. Hiệu quả kinh tế

- GO/IC Lần 2,48 2,58 2,63 2,56 - VA/IC Lần 1,48 1,58 1,63 1,56 - MI/IC Lần 1,32 1,46 1,52 1,43 - GO/L 1.000đ 120,49 148,05 167,76 144,02 - VA/L 1.000đ 71,92 90,67 103,98 87,84 - MI/L 1.000đ 64,25 83,76 97,12 80,61

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Số liệu bảng 4.13 cho thấy kết quả và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái của hộ điều tra, cụ thể:

- Về tổng giá trị sản xuất (GO) bình quân của hộ là 8.065.000 đồng/nái/lứa, trong đó với hộ sản xuất quy mô nhỏ giá trị này là 7.832.000 đồng/nái/lứa, còn với hộ sản xuất quy mô lớn giá trị này là 8.220.000 đồng/nái/lứa, so sánh giữa hai loại hình quy mô lớn và nhỏ chênh nhau 388.000 đồng.

- Giá trị gia tăng (VA) bình quân là 4.919.000 đồng/nái/lứa, trong đó hộ sản xuất quy mô càng lớn thì giá trị gia tăng càng cao, giá trị này ở hộ chăn nuôi quy mô lớn là 5.095.000 đồng, lớn hơn ở hộ chăn nuôi quy mô nhỏ là 4.675 đồng, hơn 420.000 đồng.

đồng/nái/lứa, trong đó giá trị này ở nhóm hộ quy mô chăn nuôi lớn là 4.759.000 đồng, cao hơn hộ chăn nuôi quy mô nhỏ là 4.176.000 đồng, hơn 583.000 đồng.

Xét hiệu quả kinh tế cho thấy: các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế GO/IC, VA/IC và MI/IC lần lượt bình quân là: 2,56, 1,56 và 1,43, điều này có nghĩa là bình quân 1 đồng chi phí bỏ ra trong chăn nuôi 1 lứa lợn nái thu về được 2,56 đồng giá trị sản xuất, 1,56 đồng giá trị gia tăng và 1,43 đồng giá trị thu nhập hỗn hợp. Các chỉ tiêu này có giá trị cao ở các hộ chăn nuôi lớn và thấp dần ở các hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ.

Hiệu quả sử dụng lao động cho thấy: bình quân 1 ngày công lao động gia đình của hộ chăn nuôi lợn nái tạo ra 144,02 nghìn đồng giá trị sản xuất, 87,84 nghìn đồng giá trị gia tăng và 80,61 nghìn đồng giá trị thu nhập hỗn hợp. Các giá trị này cao ở nhóm các hộ chăn nuôi quy mô lớn và giảm dần ở hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ.

c. Kết quả và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn đực giống

Bảng 4.14. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn đực giống

(tính bình quân chi phí cho 1 đực giống/năm)

Chỉ tiêu ĐVT Hộ chăn nuôi (n=15)

1. Giá trị sản xuất (GO) 1.000đ 15.264

2. Chi phí trung gian (IC) 1.000đ 12.564

3. Giá trị gia tăng (VA) 1.000đ 2.700

4. Khấu hao TSCĐ 1.000đ 438

5. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1.000đ 2.263

6. Lao động gia đình công 110

7. Hiệu quả kinh tế

- GO/IC Lần 1,21 - VA/IC Lần 0,21 - MI/IC Lần 0,18 - GO/L 1.000đ 138,76 - VA/L 1.000đ 24,55 - MI/L 1.000đ 20,57

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Số liệu bảng 4.14 cho thấy hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn đực giống của hộ điều tra, cụ thể:

đồng, tạo ra giá trị gia tăng là 2.700 nghìn đồng và có thu nhập hỗn hợp là 2.263 nghìn đồng.

- Xét về hiệu quả kinh tế cho thấy: các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế GO/IC, VA/IC và MI/IC lần lượt là 1,21, 0,21 và 0,18, tức là bình quân 1 đồng chi phí hộ chăn nuôi lợn giống bỏ ra trong 1 năm thu về được 1,21 đồng giá trị sản xuất, 0,21 đồng giá trị gia tăng và 0,18 đồng giá trị thu nhập hỗn hợp.

- Xét hiệu quả sử dụng lao động cho thấy: bình quân 1 ngày công lao động gia đình của hộ chăn nuôi lợn đực giống tạo ra 138,76 nghìn đồng giá trị sản xuất, 24,55 nghìn đồng giá trị gia tăng và 20,57 nghìn đồng giá trị thu nhập hỗn hợp.

Xét trên phương diện hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi thì hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn đực giống của hộ trong 1 năm là không cao, nhưng với hộ chăn nuôi đực giống, mục đích của chăn nuôi đực giống là để hộ có thể chủ động được con giống trong chăn nuôi hộ gia đình nên nhiều hộ vẫn duy trì nuôi đực giống.

4.1.2.7. Lợn con giống và thị trường tiêu thụ

Bảng 4.15. Số lượng lợn con cung cấp ra thị trường ở các hộ điều tra trong năm 2016 năm 2016 Diễn giải ĐVT Hộ chăn nuôi Tỷ lệ (%) QM nhỏ Qm vừa QM lớn Tính chung Số hộ điều tra Hộ 35 40 21 96 Đàn lợn nái Con 165 940 1.076 2.181 1. Số lợn con giống 3.224 18.605 21.759 43.588

- Lợn con giống nội Con 506 2.204 - 2.710 6,22 - Lợn con giống ngoại Con 919 6.455 6.455 13.829 31,73 - Lợn con giống lai Con 1.799 9.946 15.304 27.049 62,06 2. Hình thức tiêu thụ

- Bán cho thương lái thu gom Con 1.210 7.320 9.030 17.560 40,29 - Bán ra chợ đầu mối/chợ lợn Con 950 4.230 5.820 11.000 25,24 - Bán trực tiếp cho hộ chăn nuôi

lợn

Con

1.064 7.055 6.909 15.028 34,48 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Số liệu bảng 4.15 cho thấy số lượng lợn con giống ở các hộ điều tra trong năm 2016, với 96 hộ chăn nuôi 2.181 lợn nái sinh sản, trong năm 2016, tạo ra số lợn con giống cung cấp cho thị trường là 43.588 con với các loại giống khác nhau

(chi tiết tại bảng 4.15). Trong số đó, lợn con giống nội là 2.710 con giống, chiếm tỷ lệ 6,22%; lợn con giống ngoại là 13.829 con giống, chiếm tỷ lệ 31,73% và lợn con giống lai là 27.049 con giống, chiếm tỷ lệ 62,06%.

Lợn con từ người chăn nuôi đi vào thị trường không chỉ qua một luồng mà đi qua nhiều luồng với nhiều tác nhân trung gian. Các tác nhân này cùng tham gia và lưu thông sản phẩm lợn con được thể hiện qua biểu đồ như sau:

Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ lợn con của hộ chăn nuôi lợn giống

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Sơ đồ 4.1 cho thấy kênh tiêu thụ lợn con của hộ chăn nuôi lợn giống: 40% con giống sản xuất ra được thương lái đến thu gom, 25% con giống được bán trực tiếp cho hộ chăn nuôi lợn và 35% con giống được người dân bán tại các chợ (chợ lợn ở địa phương). Người thu gom (thương lái) đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông sản phẩm từ người chăn nuôi đến hộ chăn nuôi lợn, ngoài việc cung cấp lợn giống cho các hộ chăn nuôi lợn, các thương lái còn cung cấp lợn giống cho một số trại giống, nhưng chiếm tỷ lệ thấp.

Hầu hết các hộ chăn nuôi số lợn con đều bán cho lái buôn. Lý do là khi bán cho lái buôn thì người dân bán luôn cả đàn để chuẩn bị cho nái mới, còn bán cho người dân thì thường phải chờ thời gian lâu mới bán được và bán được vài con một lần nên người chăn nuôi rất khó khăn tính được lời và chi phí để chăn nuôi lớn hơn. Lúc lợn con cai sữa cũng chính là lúc lợn được xuất chuồng. Bán cho hộ nuôi khác thường thấp, một phần là do khi bán cho người chăn nuôi khác thì người dân phải bán lẻ từng con một mà khối lượng lúc bán có khi phải lớn

Hộ sản xuất lợn giống

Thương lái thu

mua mối/chợ lợn Chợ đầu

Hộ chăn nuôi lợn

40% 25%

như lợn choai, thời gian chờ lợn mẹ động dục để tạo lứa mới cũng rất lâu vì khi đó lợn con chưa cai sữa. Hơn nữa để bán được lợn lúc đó thì con giống phải thật sự đẹp nếu không thì rất khó bán, dẫn đến rủi ro cao.

Người chăn nuôi luôn tận dụng nguồn giống sản xuất được và sau đó nuôi béo để bán tăng thêm thu nhập, nhưng hầu như mọi người áp dụng cách đó trong thời gian gần tết để đạt được giá bán cao. Khi bán lợn thì lúc được giá người chăn nuôi còn chủ động, không bị ép giá, thu nhập sẽ cao nhưng đến lúc giá bấp bênh thì người chăn nuôi rất khó khăn, bị cảnh ép giá và nếu bán ra thì cũng không có lời mà để nuôi thì giá cám lại cao không đủ kinh phí. Thường thì người dân tham khảo giá bán từ thương lái, người quen và từ người dân xung quanh. Phần lớn các hoạt động mua bán giữa nhà thu gom với hộ chăn nuôi là không theo hợp đồng và chỉ thanh toán bằng tiền mặt. Điều này cho thấy chưa có một sự gắn kết giữa những người chăn nuôi lợn và thương lái. Bên cạnh đó, các hộ nông dân nuôi lợn với quy mô nhỏ lẻ, mang tính tự phát, thiếu quy hoạch chi tiết, thường không có khả năng dự đoán sự vận động của thị trường trong dài hạn để có thể điều chỉnh hợp lý, bị hạn chế nguồn đầu vào cũng như đầu ra về giá cả do đó, sự bóp méo thông tin trong thị trường chăn nuôi càng lớn, gây bất lợi đối với người sản xuất. Một phần nữa là các thương lái thường chạy mua và lưu thông lợn con theo mục đích kiếm lời cho mình từ nơi này đến nơi khác mà không quan tâm đến lợn con có dịch, bệnh gì hay không nên rất hạn chế trong công tác kiểm định dịch bệnh ở lợn con. Nhìn chung thì trong quá trình tiêu thụ lợn con chưa có sự tổ chức, liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân. Mỗi tác nhân tham gia vào từng công đoạn chưa thật sự nhận thức đúng đắn về các tiêu chuẩn mà thị trường đưa ra.

4.1.2.8. Công tác khuyến nông chuyển giao kỹ thuật công nghệ

Với mục tiêu nâng cao kết quả và hiệu quả trong chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện, thời gian qua, khuyến nông huyện Sóc Sơn đã phối kết hợp cùng với các phòng ban liên quan trên địa bàn: phòng Nông nghiệp huyện, Trạm thú y, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, phòng Chăn nuôi của Sở Nông nghiệp... tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng, bổ sung kiến thức cho hộ chăn nuôi lợn giống trên địa bàn. Tại các lớp tập huấn, ngoài việc chuyền đạt kiến thức cho người chăn nuôi, việc chia sẻ kinh nghiệm quý báu giữa các hộ chăn nuôi với nhau đã giúp cán bộ khuyến nông và các cộng tác viên khuyến nông trên địa bàn có thêm kiến thức, kỹ năng trong công tác tập huấn để từ đó chia sẻ, nhân rộng đến các hộ và địa phương khác trên địa bàn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn

nuôi lợn giống của địa phương.

Bảng 4.16. Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật và thăm quan mô hình của hộ điều tra năm 2016

ĐVT: tỷ lệ %

Diễn giải

Hộ chăn nuôi lợn nái (n=96) Hộ chăn nuôi đực giống (n=15)

Có tham gia Áp dụng toàn bộ Áp dụng ít Chưa áp dụng Có tham gia Áp dụng toàn bộ Áp dụng ít Chưa áp dụng 1. Tập huấn khuyến nông - Kỹ thuật chọn con giống 73,96 32,39 56,34 11,27 66,67 70,00 20,00 10,00 - Kỹ thuật chế biến các phụ phế phẩm trong nông nghiệp làm thức ăn bổ sung

61,46 21,13 59,32 15,25 60,00 66,67 11,11 22,22

- Kỹ thuật chăm sóc

nuôi dưỡng 92,71 33,80 62,92 10,11 93,33 78,57 14,29 7,14 - Kỹ thuật vệ sinh

chuồng trại trong chăn nuôi 78,13 29,58 68,00 4,00 86,67 100,00 0 0 - Biện pháp phòng và chữa trị các loại bệnh chủ yếu 76,04 49,30 47,95 4,11 73,33 81,82 9,09 9,09

- Bồi dưỡng kiến thức về hạch toán kinh tế cho hộ chăn nuôi

19,79 0 21,05 78,95 20,00 0 66,67 33,33

2. Tham quan mô hình

ở các địa phương khác 8,33 0 100 0 13,33 0 0 100 Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Số liệu bảng 4.16 cho thấy tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật và thăm quan mô hình của 96 hộ chăn nuôi lợn nái sinh sản và 15 hộ chăn nuôi lợn đực giống được điều tra trong năm 2016, kết quả cho thấy:

- Đối với hộ chăn nuôi lợn nái sinh sản, việc tham gia tập huấn ở nội dung kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng chiếm tỷ lệ cao nhất, 92,71%, tiếp đến là tập huấn về kỹ thuật vệ sinh chuồng trại, tỷ lệ tập huấn chiếm 78,13%, tập huấn

về các biện pháp phòng và chữa trị các bệnh chủ yếu ở lợn chiếm tỷ lệ 76,04%... và thấp nhất là tỷ lệ tham gia tập huấn bồi dưỡng kiến thức về hạch toán kinh tế trong chăn nuôi, chiếm tỷ lệ 19,79%.

Với các hộ được tham gia tập huấn, việc áp dụng ở hộ có sự khác nhau tùy thuộc vào nội dung chương trình tập huấn: tập huấn về các biện pháp phòng và chữa trị bệnh chủ yếu ở lợn có 76,04% hộ tham gia tập huấn, nhưng mức độ áp dụng toàn bộ đạt 49,30%; tập huấn về kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng có tỷ lệ hộ tham gia tập huấn cao (92,71%) nhưng mức độ áp dụng toàn bộ ở hộ chỉ đạt 33,8%; tập huấn về kỹ thuật chọn giống có mức độ tham gia của hộ chăn nuôi lợn nái sinh sản đạt 73,96% nhưng mức độ áp dụng toàn bộ của hộ là 32,39%. Phần đa nhiều nội dung tập huấn chỉ được hộ chăn nuôi áp dụng ở mức ít, và có nhiều nội dung hộ chưa áp dụng ở mức cao như bồi dưỡng kiến thức về hoạch toán kinh tế cho hộ chăn nuôi, số hộ chưa áp dụng chiếm tới 78,95%, bồi dưỡng kiến thức kỹ thuật chế biến các phụ phế phẩm trong nông nghiệp làm thức ăn bổ sung, mức độ chưa áp dụng ở các hộ chiếm tỷ lệ 15,25%.

Trong 96 hộ chăn nuôi lợn nái sinh sản nghiên cứu khảo sát thì mới chỉ có 8 hộ, chiếm tỷ lệ 8,33%, được tham gia thăm quan mô hình chăn nuôi lợn ở các địa phương khác và tất cả các hộ này đều đã áp dụng một phần kiến thức thu nhận được từ quá trình tham quan vận dụng vào công tác chăn nuôi lợn nái sinh sản của hộ gia đình.

- Với các hộ chăn nuôi lợn đực giống: nghiên cứu điều tra khảo sát 15 hộ để đánh giá về việc tham gia tập huấn của các tổ chức khuyến nông, kết quả cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn giống trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 88)