Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.2.3. Phương pháp phân tích
3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Được sử dụng để mô tả thực trạng về quy mô, số lượng hộ và trang trại chăn nuôi lợn giống cũng như về số đầu lợn nái sinh sản và lợn đực giống trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Phương pháp này dùng để đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn giống (nái sinh sản và lợn đực giống) trên địa bàn huyện Sóc Sơn qua đó thấy được xu hướng phát triển trong chăn nuôi lợn giống tại địa bàn nghiên cứu.
3.2.3.2. Phương pháp so sánh
Căn cứ các số liệu đã được tổng hợp và dựa trên các chỉ tiêu để phân tích so sánh các số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để thấy được sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn giống qua các mốc thời gian, không gian để rút ra mức độ phát triển của ngành chăn nuôi lợn giống của huyện Sóc Sơn; phát hiện những đặc trưng về thế mạnh cũng như những nguyên nhân tác động đến chăn nuôi lợn giống của huyện Sóc Sơn làm cơ sở đề xuất các giải pháp chủ yếu để thúc đẩy chăn nuôi lợn giống trên địa bàn huyện Sóc Sơn phát triển mạnh.
3.2.3.3. Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình nghiên cứu có thể tham khảo ý kiến của các các bộ khuyến nông của xã, phòng kinh tế, các hộ nông dân tiên tiến trên địa bàn huyện.
Tại nơi cung ứng con giống có một đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên sâu, có trình độ cao chuyên nghiên cứu và chuyển giao công nghệ mới với những phương pháp kỹ thuật tiên tiến nhất.
Công cụ xử lý số liệu: Các số liệu điều tra, thu thập được tổng hợp và xử lý thống kê qua excel và các phần mềm tương tự khác