Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn giống trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 66 - 69)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.2.4.Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.4.Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

a. Nhóm chỉ tiêu thể hiện điều kiện sản xuất của các hộ chăn nuôi lợn giống

- Số nhân khẩu, lao động trong hộ - Trình độ văn hóa của chủ hộ chăn nuôi - Diện tích đất chuồng trại, đất nông nghiệp - Nguồn vốn: tự có, vốn vay ngân hàng……….

- Số đầu lợn nái sinh sản trong hộ dân, số lượng sơ sinh sống xuất bán thương phẩm

b. Những chỉ tiêu phản ánh thực trạng chăn nuôi lợn giống

- Sản lượng số lợn bố mẹ được chọn làm giống - Mức tăng trưởng bình quân của lợn giống bố mẹ - Trọng lượng bình quân của một lợn giống bố mẹ

- Giá trị đầu vào của lợn giống, giá trị bán ra khi tạo ra thương phẩm - Chi phí chăn nuôi

- Các chỉ tiêu khác

c. Các chỉ tiêu thể hiện sự phát triển trong chăn nuôi lợn giống

- Tăng về quy mô đàn lợn giống: tăng số lượng đàn lợn nái sinh sản, tăng số lượng lợn đực giống

- Sự thay đổi trong giá bán con giống.

d. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn giống

- Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị của sản phẩm chính và sản phẩm phụ (phân bón,...) của chăn nuôi lợn thịt tính cho 100kg tăng trọng.

GO =∑ ≡ × n i Pi Qi 1

Trong đó: Qi là sản lượng sản phẩm loại i (thịt lợn)

Pi là đơn giá sản phẩm loại i (thịt lợn, phân bón)

Với lợn thịt giá trị sản xuất được tính trên 100kg trọng lượng thịt hơi tăng thêm xuất chuồng; với lợn nái được tính theo số lợn con xuất bán trên 1 lợnnái trong năm 2016).

- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các chi phí thường xuyên về vật chất như: Giống, thức ăn, thuốc phòng và chữa bệnh…

+ Chi phí thức ăn lợn thịt = Tổng KL thức ăn cho 1con lợn x Giá thức ăn. + Chi phí thức ăn lợn nái = Tổng KL thức ăn (lợn nái +lợn con)/ 1 lứa x Số lứa/ năm x Giá thức ăn.

+ Chi phí cho vệ sinh thú y, phòng trừ dịch bệnh cho lợn.

+ Chi phí công lao động chỉ áp dụng với thuê mướn lao động từ bên ngoài mang tính chất thời vụ (nếu có).

- Giá trị tăng thêm (VA): là giá trị của lao động thuê và vật chất tăng thêm trong quá trình sản xuất: VA= GO – IC

Trong đó: GO là tổng giá trị sản xuất

IC là chi phí trung gian

- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất gồm công lao động và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích, một con gia súc hoặc trên một công lao động .

MI = VA – (A + T + L) Trong đó: MI là thu nhập hỗn hợp

A là khấu hao tài sản cố định

T là các khoản thuế phải nộp và chi phí thuê tài chính

L là tiền công lao động thuê ngoài trả lương hàng tháng (nếu có) Chi phí tài chính của các nông hộ (là phần trả lãi vay ngân hàng phục vụ cho nuôi lợn).

Chi phí khấu hao tài sản được tính theo giá trị đầu tư xây dựng chuồng nuôi tại các trang trại chăn nuôi lợn (trong chăn nuôi lợn nái, lợn mẹ sau khi hết thời gian sinh đẻ có thể bán với như lợn thịt nên không tính khấu hao cho lợn mẹ).

- Lao động gia đình (L): được tính theo số ngày công (1 công = 8h làm việc) trong chăn nuôi lợn.

- Hiệu quả tính trên một đồng vốn trung gian

+ GO/IC: Là giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian + VA/IC: Là giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian + MI/IC: Là thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí trung gian - Hiệu quả kinh tế tính trên một ngày công lao động

+ GO/L: Là giá trị sản xuất trên 1 ngày công lao động + VA/L: Là giá trị gia tăng trên 1 ngày công lao động + MI/L: Là thu nhập hỗn hợp trên 1 ngày công lao động

e. Các chỉ tiêu yếu tố ảnh hưởng

- Giá đầu vào sản xuất lợn giống - Bệnh dịch, công tác thú y

- Công tác hỗ trợ kỹ thuật chuyển giao công nghệ

- Kinh nghiệm chăn nuôi của người chăn nuôi, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm của người chăn nuôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn giống trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 66 - 69)