Quản trị rủi ro của một số Ngân hàng TMCP tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng cho vay hưu trí tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh bắc ninh (Trang 43 - 48)

Phần 1 Đặt vấn đề

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Quản trị rủi ro của một số Ngân hàng TMCP tại Việt Nam

2.2.2.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Về công tác nhận diện rủi ro tín dụng

Hội đồng quản trị và Ban điều hành BIDV đã ban hành nhiều quy trình, quy định về cấp tín dụng đối với từng đối tượng khách hàng, trong đó bao gồm những quy định, hướng dẫn thẩm định khách hàng, góp phần hỗ trợ cán bộ tín dụng trong công tác tiếp cận, thẩm định khách hàng và nhận diện RRTD. Năm 2017, BIDV tiếp tục tích cực triển khai và hoàn thiện dự án trang bị giải pháp quản lý khoản vay nhằm hỗ trợ công tác đề xuất, thẩm định và phê duyệt tín dụng toàn hệ thống. Sau khi dự án được triển khai sẽ giúp quản lý thông tin tập trung, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ tín dụng, tăng hiệu quả và chất lượng xử lý hồ sơ, nâng cao tính minh bạch, an toàn hệ thống ngân hàng, góp phần phục vụ triển khai Basel II theo quy định của NHNN.

Về công tác đo lường rủi ro tín dụng

Với mục tiêu chiến lược là ngân hàng số 1 tại Việt Nam, BIDV đã luôn tiên phong áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất để quản trị hoạt động kinh doanh, đặc biệt là quản trị RRTD. Năm 2016, BIDV đã hoàn thành và đưa vào triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mới cùng chương trình phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, giúp đáp ứng tốt hơn đối với các yêu cầu về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng được quy định theo Thông tư 02/2013/TT- NHNN của NHNN, đồng thời, tạo bước quan trọng trong việc thu thập các dữ liệu cần thiết để tiến tới xây dựng mô hình định lượng RRTD theo tiêu chuẩn quốc tế (Basel II).

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV đã đáp ứng các điều kiện về xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của NHNN. Đây là một bước đi mới, nhằm tiếp cận từng bước với việc đo lường và tính toán rủi ro theo Hiệp ước Basel II (theo phương pháp tiếp cận xếp hạng nội bộ). Theo đó, khách hàng được chấm điểm và xếp hạng tín dụng được chia thành 3 nhóm: Khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân và khách hàng định chế tài chính. Trong đó, phần mềm chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp là cốt lõi.

Ngoài ra, BIDV hiện đang sử dụng kết quả chấm điểm là một trong những tiêu chí hàng đầu để thẩm định, đánh giá khách hàng và là căn cứ phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng và xác định mức cấp tín dụng đối với khách hàng. Đối với mỗi hạng khách hàng khác nhau, chi nhánh có mức ủy quyền phê duyệt tín dụng khác nhau. Đồng thời, mức cấp tín dụng và tỷ lệ cấp tín dụng tối đa so với tài sản đảm bảo đối với mỗi khách hàng cũng được xác định dựa trên hạng tín dụng của khách hàng đó.

Về công tác kiểm soát rủi ro tín dụng

Xây dựng môi trường RRTD thích hợp và quy trình cấp tín dụng lành mạnh: Những năm qua, BIDV đã xây dựng hệ thống chế độ, chính sách tín dụng khá đồng bộ trên cơ sở nghiên cứu và đề xuất của các phòng, ban nghiệp vụ và sự tham mưu của các đơn vị, chuyên gia tư vấn, được phê duyệt bởi Ban lãnh đạo và HĐQT.

Cùng với các chính sách, quy định tín dụng được ban hành là các văn bản hướng dẫn được cập nhật đầy đủ và liên tục trên cẩm nang tín dụng nội bộ ngân hàng để các cán bộ tại chi nhánh và trụ sở chính có thể dễ dàng truy cập, tìm hiểu, trao đổi, bàn luận, được hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc, từ đó áp dụng các chính sách tín dụng vào thực tế hoạt động nghiệp vụ tại đơn vị một cách chính xác và hiệu quả. Ngoài những quy định khung tín dụng, BIDV còn thường xuyên ban hành các văn bản chỉ đạo hoạt động tín dụng, cảnh báo RRTD trong từng thời kỳ để kịp thời định hướng hoạt động tín dụng của toàn hệ thống trong một số trường hợp có biến động thị trường bất lợi hoặc phát hiện những yếu tố rủi ro cần cảnh báo.

Về công tác dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng

Năm 2016, BIDV đã hoàn thành và đưa vào triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mới cùng chương trình phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, qua đó đáp ứng tốt hơn đối với các yêu cầu về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng được quy định theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN của NHNN, đồng thời, tạo bước quan trọng trong việc thu thập các dữ liệu cần thiết để tiến tới xây dựng mô hình định lượng RRTD theo tiêu chuẩn quốc tế (Basel II).

Ngoài ra, BIDV đã từng bước áp dụng các kỹ thuật giảm thiểu RRTD đối với khách hàng như: Thế chấp tài sản bảo đảm, bảo lãnh của bên thứ ba. Đối với việc nhận bảo lãnh, BIDV đánh giá phạm vi bảo lãnh trong mối quan hệ với mức

độ tín nhiệm, năng lực pháp lý và tiềm lực của bên bảo lãnh. (Ngô Thị Thu Mai, Nguyễn Ngọc Bích, 2017).

2.2.2.2. Kinh nghiệm của VietinBank

Những năm qua, VietinBank đã có những bước chuẩn bị căn bản để định hình xây dựng một ngân hàng ngang tầm khu vực như kỳ vọng của lãnh đạo NHNN; đồng thời định hướng phát triển bền vững dựa trên nền tảng mô hình quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế. Kết quả là liên tiếp trong những năm qua VietinBank đã đạt được nhiều giải thưởng của các tổ chức quốc tế ghi nhận những thành công trong quản trị hoạt động nói chung và rủi ro nói riêng như The Bankers 2013, The Asset 2014. Cùng với đối tác chiến lược là một trong những ngân hàng hàng đầu của Nhật Bản - Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ, VietinBank đã nâng cấp phương thức quản trị RRHĐ theo các nguyên tắc và thông lệ tốt nhất, tiếp tục là bước củng cố vững chắc hơn nữa cho nền tảng quản trị RRHĐ phát triển, đó là:

Thực hành nguyên tắc về quản trị

Tại VietinBank, Hội đồng Quản trị và Ban Lãnh đạo rất chú trọng đến công tác quản trị RRHĐ với việc ban hành tuyên bố khẩu vị RRHĐ thể hiện ý chí và mức độ chấp nhận về RRHĐ nhằm đạt mục tiêu kinh doanh đề ra hàng năm. Ban Lãnh đạo cũng đặt nhiệm vụ trọng tâm vào việc tái cấu trúc mô hình và cơ cấu tổ chức quản trị RRHĐ.

Mô hình quản trị RRHĐ được định hướng theo mô hình 3 vòng kiểm soát đề cao vai trò nhận diện, đánh giá, giảm thiểu RRHĐ ngay từ vòng 1. Đó là các đơn vị kinh doanh trực tiếp, tiếp xúc với các nhân tố tạo ra rủi ro hàng ngày. Vòng 2 là các đơn vị quản trị RRHĐ cấp độ toàn ngân hàng và vòng 3 là bộ máy kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban Kiểm soát.

Thực hành nguyên tắc về nhận diện, đo lường và giám sát RRHĐ

Triển khai 3 công cụ cơ bản của RRHĐ: Cơ sở dữ liệu sự kiện tổn thất (LDC), công cụ tự đánh giá tại các luồng nghiệp vụ trọng yếu (RCSA), khung các chỉ số rủi ro chính (KRI).

Ủy ban sản phẩm cấp Tổng Giám đốc được thành lập với chức năng đánh giá những RRHĐ tiềm ẩn hoặc rủi ro mới nổi xuyên suốt dòng đời sản phẩm, dịch vụ (trước, trong và sau khi cung cấp sản phẩm, dịch vụ).

VietinBank bước đầu đã xây dựng được hồ sơ RRHĐ cho phép nhanh chóng cung cấp cho Ban Lãnh đạo cấp cao về các RRHĐ chính yếu của ngân hàng. Hồ sơ RRHĐ là công cụ tham mưu cho Ban Lãnh đạo trong việc triển khai các sáng kiến chiến lược nhằm giảm thiểu những rủi ro này cũng như từng bước giải quyết vấn đề phân tách trách nhiệm ở cấp độ chi nhánh nhằm đảm bảo một môi trường kiểm soát hiệu quả. Trong thời gian 2015 - 2017, từ những hồ sơ RRHĐ đã quản lý, VietinBank có thể xây dựng những chiến lược quản trị RRHĐ trung và dài hạn cùng với việc tính vốn và quản trị vốn cho RRHĐ.

Thực hành nguyên tắc về văn hóa và con người

Một điểm thay đổi rõ nét trong công tác quản trị tại VietinBank là nâng cao nhận thức và văn hóa quản trị RRHĐ trên toàn hệ thống VietinBank, đề cao thượng tôn pháp luật và ý thức tuân thủ, khuyến khích tinh thần sáng tạo, đổi mới. Cuộc thi “Nhà quản trị RRHĐ thông minh” đã nhận được hiệu ứng tốt từ các chi nhánh và phòng/ban Trụ sở chính. Từ cuộc thi đã tập hợp được các ý tưởng, sáng kiến cải tiến hướng đến cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, an toàn, bảo mật và giảm tối đa RRHĐ phát sinh cho khách hàng tại VietinBank.

Tham khảo kinh nghiệm của các đối tác chiến lược, VietinBank cũng đã chú trọng đào tạo, xây dựng và tuyển dụng một đội ngũ cán bộ triển khai quản trị RRHĐ chủ chốt có kinh nghiệm, có năng lực. Cán bộ được đào tạo bài bản và đầy nhiệt huyết để sẵn sàng thay đổi, áp dụng những chuẩn mực quản trị RRHĐ tiên tiến, nhưng phù hợp với trình độ và lộ trình phát triển của VietinBank (Bùi Như Ý, 2015).

2.2.3. Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng cho vay hưu trí tại Ngân hàng Liên Việt Bắc Ninh

Thực hiện QTRRTD theo thông lệ quốc tế, tăng cường sử dụng phương pháp định lượng trong phân tích, đánh giá RRTD. Theo thông lệ quốc tế, QTRRTD được bao gồm 5 nội dung cơ bản: (i) Xây dựng chiến lược và khẩu vị rủi ro; (ii) Lựa chọn phương thức quản trị rủi ro phù hợp; (iii) Xây dựng hệ thống quản lý hạn mức rủi ro; (iv) Xây dựng hệ thống phê duyệt tín dụng; (v) Xây dựng hệ thống kiểm soát RRTD.

Lựa chọn mô hình quản trị RRTD dựa trên điều kiện cụ thể của mỗi NHTM. Như Ngân hang ANZ rất linh hoạt trong việc lựa chọn mô hình quản trị RRTD sao cho phù hợp với điều kiện và nội lực của mình tiến tới mô hình đạt

chuẩn mực quốc tế. Sự kết hợp các phương thức quản trị rủi ro rất đa dạng và thay đổi khi điều kiện thị trường thay đổi. Hơn thế nữa, việc xác định mô hình quản trị RRTD cần phải phù hợp và tương thích với điều kiện cụ thể của từng ngân hàng. Một ngân hàng phát triển trong điều kiện thị trường tài chính yếu kém không thể chuyển sang áp dụng ngay mô hình định lượng vì dữ liệu thông tin trong thị trường đó không thể tốt lên ngay, hoặc không thể áp dụng mô hình kiểm soát kép vì trong thị trường tài chính đang phát triển, vai trò kiểm soát của thị trường rất mờ nhạt. Nếu xác định mô hình không phù hợp với điều kiện của mình sẽ lãng phí tài nguyên và không đem lại hiệu quả thiết thực.

Hiệu quả quản trị RRTD phụ thuộc vào kết quả của các khâu trong QTRRTD.Cần Kết hợp chặt chẽ các khâu của quá trình QTRRTD từ nhận biết đến đo lường, quản lý, kiểm soát tạo thành một chỉnh thể trong hoạt động quản trị rủi ro. Hoạt động đo lường định lượng sẽ tạo ra những thông tin chính xác và có thể tích lũy các thông tin về một đầu mối, trên cơ sở đó ngân hàng mới có thể tổ chức quản trị tập trung.Trên nền tảng thông tin và hoạt động quản trị rủi ro tập trang, bộ phận kiểm tra nội bộ mới có thể kiểm soát tốt được hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nếu một ngân hàng chỉ QTRRTD dựa trên việc đo lường rủi ro hoặc chỉ quan tâm đến tổ chức rủi ro thì sẽ không mang lại hiệu quả đồng bộ.

Hoàn thiện và tuân thủ hệ thống pháp lý. Để đảm bảo an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, năm 1988, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã phê duyệt một văn bản đầu tiên lấy tên là Hiệp ước về vốn của Basel (Basel I), yêu cầu các ngân hàng hoạt động quốc tế phải nắm giữ một mức vốn tối thiểu. Theo Basel I, tổng vốn của một ngân hàng cần ít nhất bằng 8% RRTD của ngân hàng đó.

Hiện đại hóa công nghệ để vận hành mô hình quản trị RRTD hiệu quả.

Cần có nền tảng công nghệ vững chắc, đây là cơ sở để có thể áp dụng mô hình QTRRTD. Hệ thống thông tin của các ngân hàng này đều được xử lý tự động tập trung, có các phần mềm phân loại được các khoản vay nào trong hạn, quá hạn và có vấn đề và từ đó đưa ra các báo cáo cho các cấp độ quản trị khác nhau. Hệ thống thông tin tập trung sẽ giúp cho các ngân hàng phân tích tốt hơn về khách hàng, và đưa ra các biện pháp quản trị rủi ro tương ứng. Do đó, công nghệ thông tin là chìa khóa để vận hành mô hình quản trị RRTD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng cho vay hưu trí tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh bắc ninh (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)