ĐVT: Tỷ đồng TT Nội dung 2015 2016 2017 So sánh SL (%) CC SL (%) CC SL (%) CC 16/15 17/16 BQ 1 Tín dụng bán lẻ 271 43,3 301,7 14,8 372,4 31,7 111,3 123,4 117,3 2 Cho vay hưu trí 41,4 6,6 59,2 2,9 74,5 6,3 142,9 125,8 134,3 3 CCVT, LLVT 11,8 1,9 35,7 1,8 55,6 4,7 302,5 155,7 229,1 4 Cho vay khác 270,4 43,2 1.586,2 77,8 568,8 48,4 586,6 35,8 311,2 5 Cho vay ô tô 31,3 5,0 55 2,7 103,7 8,8 175,7 188,5 182,1 Tổng 625,9 100 2.037,8 100 1.175,0 100 325,5 57,6 191,5
Tuy nhiên, bên cạnh việc mang lại lợi nhuận cao, các nghiệp vụ tín dụng cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng. Vì vậy, phòng giao dịch cần kiểm soát tăng trưởng tín dụng gắn liền với các biện pháp hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm bảo an toàn, phát triển bền vững.
Xác định rõ tầm quan trọng của hoạt động tín dụng trong việc phát triển hoạt động của phòng giao dịch, ban lãnh đạo luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng các hoạt động tín dụng của ngân hàng như xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý, đa dạng hóa các hình thức tín dụng, tăng cường hoạt động giám sát, nâng cao chất lượng thẩm định... nhằm nâng cao hiệu quả, giảm thiểu rủi ro cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Bảng 4.14 cho ta thấy những năm gần đây hoạt động tín dụng của NH Liên Việt Bắc Ninh có nhiều biến động về tổng doanh số cho vay cũng như cơ cấu tỷ lệ các loại tín dụng. Nếu như năm 2015 tổng mức tín dụng của NH Liên Việt Bắc Ninh chỉ đạt mức hơn 625 tỷ đồng, thì đến năm 2016 tổng mức tín dụng tăng lên gấp hơn 3 lần, đạt tới 2.037,8 tỷ đồng và đến năm 2017 con số này là 1,175 tỷ đồng, gần gấp đôi so với năm 2015, bình quân 3 năm tăng 37,01%.
Mặt khác, có thể nhận thấy hoạt động tín dụng hưu trí chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Liên Việt Bắc Ninh, chiếm dưới 7% tổng cho vay tín dụng của Ngân hàng. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng hưu trí còn chưa phát huy hết tiềm năng, do chưa đáp ứng được nhu cầu tín dụng hưu trí của người dân.