Ứng phó với rủi ro tín dụng cho vay hưu trí tại Ngân hàngLiên Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng cho vay hưu trí tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh bắc ninh (Trang 83 - 90)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng cho vay hưu trí tại Ngân hàngLiên

4.1.3. Ứng phó với rủi ro tín dụng cho vay hưu trí tại Ngân hàngLiên Việt

Bắc Ninh

4.1.3.1. Các biện pháp đã thực hiện

a. Hoạch định chiến lược tín dụng

Ngân hàng Liên Việt Bắc Ninh đã xác định các mục tiêu tổng quát về dư nợ, cơ cấu khách hàng/lĩnh vực đầu tư, tỷ lệ nợ quá hạn trong một khoảng thời gian từ 3-10 năm. Đây cũng là cơ sở quan trọng để hoạch định định hướng và kế hoạch cho vay trong từng thời kỳ, xác định các biện pháp và nguồn lực để thực hiện mục tiêu.

b. Xây dựng quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng của tại Ngân hàng Liên Việt là quy trình khép kín, bao gồm những sáu bước như sau:

- Bước 1: Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, Khách hàng tiếp cận Cán bộ của các Bưu điện tuyến Huyện, Thị… nơi Khách hàng sinh sống để trao đổi thông tin, nguyện vọng và được tư vấn. Cán bộ của các Bưu điện (Bưu cục) gửi thông tin khách hàng có nhu cầu vay vốn cho cán bộ của Ngân hàng.

- Bước 2: Chuyên viên của Ngân hàng (Phòng khách hàng) thẩm định lại hồ sơ vay vốn (hồ sơ pháp lý, hồ sơ khác liên quan đến khoản vay…), thực hiện các thủ tục trình hồ sơ khoản vay.

- Bước 3: Bộ phận kiểm soát kiểm tra tính pháp lý, tính khả thi của bộ hồ sơ theo qui định do Chuyên viên khách hàng lập.

Trên nội dung tờ trình thẩm định phải nêu rõ quan điểm ý kiến của chuyên viên khách hàng: Hồ sơ có đủ điều kiện pháp lý hay không, phương án sử dụng vốn vay có khả thi hay không, đánh giá nguồn trả nợ của khách hàng, đề xuất có cấp tín dụng hay không và cấp với những điều kiện như thế nào.

- Bước 4: NV tín dụng thương lượng với khách hàng về mức vay, thời hạn vay,…

- Bước 5: Lãnh đạo phòng Khách hàng kiểm soát, nêu rõ ý kiến đồng ý/từ chối khoản tín dụng và đồng ý với những điều kiện như thế nào. Phòng Giám sát hoạt động kiểm soát lại toàn bộ hồ sơ vay vốn, ký nháy trên từng trang.

Sơ đồ 4.1. Quy trình tín dụng cho vay hưu trí

Nguồn: Ngân hàng Liên Việt Bắc Ninh (2018) 7/ Quản lý, giám sát tín dụng

- Kiểm tra sau cho vay về mục đích sử dụng vốn, tình hình tài chính, hoạt động, khả năng thanh toán của KH

- Theo dõi thu gốc, lãi,… - Phân tích rủi ro theo từng

đối tượng KH

- Phòng giám sát hoạt động kiểm tra số tiền, thời hạn vay còn lại,…

8a/ Trả nợ đúng hạn - Tất toán hợp đồng

8b/ Phát hiện có dấu hiệu bất thường

- Có chính sách xử lý kịp thời

- Quản lý và có dấu hiệu cảnh báo

- Cố gắng thu hồi nợ - Biện pháp xử lý - Tái cơ cấu

9/ Xác định tổn thất, lập DP 1/ Tiếp xúc với khách hàng

- NV Bưu cục tiếp nhận yêu cầu của KH

- Tìm hiểu triển vọng, giới thiệu sản phẩm của NH

2/ Tiếp nhận hồ sơ vay

- NV Bưu cục làm việc với KH, chuyển hồ sơ khoản vay cho Chuyên viên của Ngân hàng xem xét, xử lý. 3/ Bộ phận thẩm định - Chuyên viên phòng Khách hàng thẩm định hồ sơ vay của KH về mọi mặt. 4/ Thương lượng - Kỳ hạn vay, mức vay, thanh toán,… 5/ Phê duyệt - Bộ phận kiểm soát - Lãnh đạo phòng KH - Giám đốc 6/ Giải ngân - Hoàn tất thủ tục hồ sơ - Ký xác nhận giữa các bên - Chuyển tiền

- Bước 6: Ký kết hợp đồng giữa Khách hàng với Ngân hàng hạch toán, giải ngân. Định kỳ hàng tháng, vào thời điểm phát lương hưu, Cán bộ của Bưu cục căn cứ vào danh sách liệt kê số tiền nợ gốc và lãi phải nộp của từng khách hàng để làm căn cứ phối hợp với Ngân hàng thu hồi nợ gốc, lãi phát sinh hàng tháng cho tới khi khách hàng tất toán hoàn toàn khoản vay.

- Bước 7: Quản lý tín dụng đối với các khoản vay của từng khách hàng, đánh giá khả năng sử dụng vốn vay, khả năng thanh toán gốc, lãi, các rủi ro,…

Ngoài ra, đầu mỗi năm tài chính Ngân hàng Liên Việt Bắc Ninh đánh giá toàn diện tình hình của khách hàng đang có quan hệ tín dụng. Đánh giá về tình hình kinh doanh, tình hình tài chính, quan hệ với các tổ chức tín dụng, định hướng kinh doanh trong thời gian tới. tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của ngân hàng. Chính vì vậy, các yếu tố này luôn được Ngân hàng đánh giá trên các khía cạnh, chỉ tiêu đo lường khác nhau, ngoài ra, Ngân hàng còn trực tiếp xem xét, phân tích tư vấn các dự án và phương án khách hàng đưa ra, điều đó sẽ hạn chế đầu tư các dự án thiếu tính khả thi và mạo hiểm.

- Bước 8a: Thanh lý hợp đồng đối với khách hàng thanh toán đúng hạn. - Bước 8b: Phát hiện có các dấu hiệu bất thường: Nhân viên quản trị rủi ro, cán bộ tín dụng báo cáo BGĐ, đề xuất phương án xử lý.

- Bước 9: Khi có rủi ro tín dụng thì Ngân hàng xác định tổn thất và lập dự phòng.

c. Kiểm soát và bồi dưỡng nhân sự thực hiện tín dụng cho vay hưu trí

Xây dựng quy chế về chịu trách nhiệm cá nhân đối với mỗi khoản vay. Đối với các cán bộ vi phạm chế độ tín dụng, cho vay không đúng quy trình nghiệp vụ, thiếu kiểm tra kiểm soát, để nợ quá hạn không thu hồi được thì cảnh cáo, thuyên chuyển công tác, kỷ luật hoặc sa thải tuỳ theo mức độ vi phạm.

Ngoài ra, thường xuyên chấn chỉnh về thái độ làm việc, đạo đức nghề nghiệp, tổ chức các khóa đào tạo định kỳ nâng cao trinh độ nghịêp vụ của cán bộ. Tính đến đầu năm 2017, trung bình mỗi năm Ngân hàng Liên Việt Bắc Ninh tổ chức 65 khóa đào tạo, mỗi cán bộ công nhân viên được đào tạo trung bình 26 giờ trong một năm. Hằng năm ngoài việc thực hiện quy chế tín dụng, cán bộ tín dụng phải có cam kết bằng văn bản với Tổng Giám Đốc về những việc làm của mình như không lợi dụng quyền hạn để tham ô, hối lộ, đòi lệ phí, thu nợ gốc và lãi không nộp ngân hàng kịp thời, vi phạm xử lý kỷ luật, mức cao nhất là bị đuổi ra khỏi ngành.

d. Xây dựng hệ thống quản lý tín dụng

Bao gồm xây dựng các phòng thu hồi nợ, hệ thống kiểm soát nội bộ, phương pháp kiểm tra, nội dung kiểm tra.

Xây dựng phòng thu hồi nợ. Tiêu chí để đánh giá kết quả công việc của cán bộ, xét lương thưởng cho cán bộ trên cơ sở số nợ quá hạn thu hồi được.

Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ: Phòng kiểm soát nội bộ và Phòng thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng trực thuộc Khối quản lý khách hàng doanh nghiệp kiểm tra định kỳ các khoản tín dụng trên toàn hệ thống.

Phương pháp kiểm tra: kiểm tra trực tiếp tại chi nhánh và tại cơ sở của khách hàng.

Nội dung kiểm tra: Kiểm tra việc tuân thủ quy chế của ngân hàng nhà nước và của Ngân hàng Liên Việt, tuân thủ phê duyệt của các cấp có thẩm quyền, mức độ đáp ứng các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh cho khách hàng.

e. Đánh giá rủi ro dựa trên phân loại khách hàng

Việc đánh giá rủi ro của khoản vay được thực hiện đối với tất cả khách hàng để Ngân hàng Liên Việt Bắc Ninh có điều kiện theo dõi và đánh giá cấp độ rủi ro của từng trường hợp và từ đó phân tích, đưa ra các phương án xử lý kịp thời. Ngân hàng đã xếp loại khách hàng thông qua các tiêu chí tài chính (dựa vào báo cáo tài chính) và phi tài chính (đánh giá sản phẩm kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, uy tín ban lãnh đạo doanh nghiệp, tài sản đảm bảo....). Mỗi chỉ tiêu có một trọng số điểm khác nhau. Với cách đánh giá như trên, khách hàng của Ngân hàng Liên Việt Bắc Ninh được phân thành sáu nhóm: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C và D với các mức độ rủi ro khác nhau. Thông qua đánh giá rủi ro và xếp loại khách hàng, kết quả đạt được thể hiện ở nhiều khía cạnh, mục tiêu cụ thể:

- Thứ nhất, việc thực hiện đánh giá đã góp phần đánh giá được rủi ro ở các khâu đánh giá phân tích khách hàng, khoản vay, dự án; phê duyệt tín dụng; quản lý tín dụng và giám sát tín dụng.

- Thứ hai, việc đánh giá rủi ro là cơ sở để đánh giá tín dụng ban đầu và rà soát tín dụng một cách liên tục, cảnh báo được các khoản tín dụng có dấu hiệu bị giảm giá hoặc không thực hiện đúng chính sách, quy chế tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Liên Việt.

- Thứ ba, giúp quản lý các khoản vay có vấn đề, định giá được khoản vay (chính sách lãi suất, phí áp dụng...).

- Thứ tư, dựa vào mức độ xếp hạng khách hàng, giúp các chi nhánh đưa ra được định hướng tiếp tục cung cấp hoặc hạn chế tín dụng, và cung cấp cơ sở quan trọng để trích dự phòng rủi ro.

f. Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng Bảng 4.12. Trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng hưu trí Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Dư nợ Trích lập dự phòng RR Dư nợ Trích lập dự phòng RR Dư nợ Trích lập dự phòng RR Tổng cộng 41.423,00 210,00 59.187,60 329,80 77.092,40 652,20 Dư nợ nhóm 1 (tỷ lệ trích lập dự phòng 0%) 41.280,00 - 58.699,00 - 73.700,00 - Dư nợ nhóm 2 (tỷ lệ trích lập dự phòng 5%) 143,00 2,90 383,90 7,70 3000,00 60,00 Dư nợ nhóm 3 (tỷ lệ trích lập dự phòng 25%) - - 104,70 26,20 27,00 6,80 Dư nợ nhóm 4 (tỷ lệ trích lập dự phòng 50%) - - - - 330,40 165,20 Dư nợ nhóm 5 (tỷ lệ trích lập dự phòng 100%) - - - - 35,0 35,00 Số tiền trích dự phòng chung (tỷ lệ 0,5%) từ nhóm 1 đến nhóm 4 - 207,10 - 295,90 - 385,30 Tỷ lệ Dự phòng/Dư nợ (%) - 0,51 - 0,56 - 0,85

Việc trích lập dự phòng rủi ro có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nó giúp ngân hàng có được nguồn tài chính để xử lý rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Công việc trích lập dự phòng rủi ro đòi hỏi ngân hàng phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ theo đúng quy định.

Trong 3 năm gần đây, Ngân hàng Liên Việt đã thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo Quyết định 493/2005/Qđ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN. Số tiền dự phòng cụ thể phải trích được tính theo công thức R = max {0 , (A – C)} x r.

Ngoài các khoản dự phòng cụ thể, Ngân hàng Liên Việt phải trích thêm dự phòng chung bằng 0,5% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Như đã phân tích ở trên, cùng với sự gia tăng về tỷ lệ nợ khó đòi trong thời gian qua, việc trích lập dự phòng tín dụng cho vay hưu trí cũng tăng theo từng năm. Nếu xét về mức độ tuyệt đối tỷ lệ này từ 210 triệu đồng trong năm 2015 lên đến 329,8 triệu đồng và 652,2 triệu đồng trong những năm kế tiếp và có nhiều dấu hiệu đi lên. Việc trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro tạo điều kiện có nguồn vốn để bù đắp kịp thời khi có rủi ro xảy ra.

4.1.3.2. Quy trình tổ chức thực hiện - Tại Hội sở chính

+ Ủy ban tín dụng: có trách nhiệm báo cáo lên Hội đồng Quản trị tất cả các vấn đề trọng yếu liên quan đến các loại rủi ro.

+ Khối Quản lý rủi ro:

Có trách nhiệm nhận diện và phát hiện rủi ro; phân tích đánh giá đo lường mức độ rủi ro đồng thời để ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, giảm thiểu rủi ro xảy ra.

Xây dựng các quy chế, quy định, các hướng dẫn liên quan đến quản lý rủi ro, quản lý tín dụng.

Hướng dẫn đầy đủ, kịp thời các văn bản chế độ có liên quan đến hoạt động tín dụng cho toàn hệ thống LienvietpostBank.

Rà soát các văn bản đã ban hành liên quan đến công tác tín dụng, đánh giá tính phù hợp về thực tiễn hoạt động và sự phù hợp về nội dung giữa các văn bản.

Xây dựng hệ thống các công cụ đo lường và định hạng rủi ro tín dụng. Quản lý, giám sát danh mục cho vay.

Xây dựng hệ thống thông tin quản trị rủi ro tín dụng.

Đánh giá các rủi ro phát sinh đối với việc phát triển các loại hình sản phẩm tín dụng mới.

+ Phòng pháp chế: Thực hiện công tác kiểm tra tính hợp pháp của các quy chế, quy trình, các hướng dẫn liên quan đến quản lý rủi ro và quản lý tín dụng.

+ Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trong toàn hệ thống LienVietpostBank về các mặt nghiệp vụ trong đó có nghiệp vụ tín dụng và có trách nhiệm chỉ ra những khoản tín dụng có vấn đề, những sai phạm trong các mặt nghiệp vụ tại các Chi nhánh, Phòng giao dịch.

+ Khối KHCN, KHDN: Có trách nhiệm phói hợp với khối QLRR xây dựng chính sách tín dụng; Báo cáo những khu vực có tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh; Thực hiện báo cáo định hướng tín dụng; Tập hợp các thông tin về thị trường, giá cả hàng hóa, các dự báo liên quan đến thị trường trong và ngoài nước; Nghiên cứu và xây dựng các quy định, quy trình về các sản phẩm tín dụng; Xây dựng quy định về xếp hạng tín dụng nội bộ, xây dựng chính sách ứng xử tín dụng nội bộ đối với khách hàng.

+ Phòng Tài chính - Kế toán: Hướng dẫn và kiểm soát việc hạch toán trích lập dự phòng rủi ro cho các chi nhánh LienVietPostBank.

+ Khối Công nghệ thông tin: Phối hợp với Khối QLRR xây dựng các báo cáo điển tử liên quan đến hoạt động tín dụng phục vụ công tác quản trị điều hành của Ban Lãnh đạo; Xây dựng các giới hạn tín dụng đối với một khách hang trên hệ thống phần mềm; Xây dựng trang Web nội bộ để thường xuyên cập nhập các thông tin liên quan đến công tác tín dụng do Khối QLRR và Khối KHDN, KHDN, KHCN cung cấp.

- Tại Chi nhánh

+ Giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm tổ chức quán triệt Chính sách Quản lý rủi ro tín dụng đến các bộ phận và cá nhân liên quan; Hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện Chính sách cũng như các văn bản chế độ một cách đầy đủ, chính xác.

+ Cán bộ tác nghiệp: Có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật và của Lienviet Bank; Nhận biết và đánh giá những rủi ro liên quan, đề xuất biện

pháp và có hành động xử lý kịp thời nhằm ngăn ngừa rủi ro hoặc hạn chế tối đa thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Đối với các rủi ro xảy ra, mỗi cán bộ có liên quan phải chịu trách nhiệm trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng cho vay hưu trí tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh bắc ninh (Trang 83 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)