Các rủi ro chính từ phía cán bộ thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng cho vay hưu trí tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh bắc ninh (Trang 74 - 76)

STT Mã rủi ro Rủi ro chính

1 CB1 Không tiến hành kiểm tra định kỳ theo quy định 2 CB2 Chưa chú ý kiểm tra bất thường các khoản vay

3 CB3 Không đánh giá chất lượng và tình trạng tài sản thế chấp sau khi cho vay

4 CB4 Không đánh giá sự thay đổi tài chính của người vay và trong các dự báo

5 CB5 Chưa đánh giá được những yếu tố làm tăng hoặc giảm nhu cầu tín dụng của khách hàng

6 CB6 Chưa đánh giá xem khoản cho vay có phù hợp với chính sách, tiêu chuẩn khi kiểm tra danh mục cho vay

7 CB7 Chưa kiểm soát, theo dõi thường xuyên những khoản vay lớn về tuân thủ các điều kiện ký kết trong HĐ

8 CB8 Chưa tiến hành theo dõi thường xuyên đối với các khoản cho vay có vấn đề

9 CB9

Không chú ý đến các biện pháp kiểm soát tín dụng trong nền kinh tế suy giảm đối với các ngành có tỷ trọng lớn trong danh mục cho vay

10 CB10 Khi quyết định cho vay thiếu khoa học, không phân tích tình hình khả năng sử dụng vốn và hoàn trả nợ của khách hàng 11 CB11 Do đạo đức của cán bộ tín dụng, cố tình cho vay để vì mục

đích lợi riêng cho mình

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu phỏng vấn, điều tra (2018) + Không tiến hành kiểm tra định kỳ theo quy định: đây là một trong những rủi ro do nguyên nhân chủ quan phía cán bộ ngân hàng, cũng như do quy chế trong cho vay tín dụng hưu trí tại Ngân hàng Liên Việt còn lỏng lẻo.

+ Chưa chú ý kiểm tra bất thường các khoản vay: đây cũng là một loại rủi ro thỉnh thoảng hay xảy ra trong quản trị rủi ro tín dụng, do sự thiếu hiểu biết, tắc trách của cán bộ quản lý tín dụng; mặt khác do một số cán bộ thông đồng với khách hàng để trục lợi nên làm sai quy định.

+ Không đánh giá sự thay đổi tài chính của người vay và trong các dự báo: đây là một loại rủi ro có khả năng xảy ra cao do tín dụng hưu trí là một hình thức tín dụng mới hình thành, mặt khác hạn mức cho vay chưa cao nên các cán bộ tín dụng của ngân hàng còn xem nhẹ việc đánh giá thay đổi tài chính của người vay.

+ Chưa đánh giá được những yếu tố làm tăng hoặc giảm nhu cầu tín dụng của khách hàng: đây là yếu tố ảnh hưởng đến việc đưa ra chính sách marketing để tăng cường phát triển mở rộng hình thức tín dụng hưu trí

+ Chưa đánh giá xem khoản cho vay có phù hợp với chính sách, tiêu chuẩn khi kiểm tra danh mục cho vay.

+ Chưa kiểm soát, theo dõi thường xuyên những khoản vay lớn về tuân thủ các điều kiện ký kết trong HĐ.

+ Chưa tiến hành theo dõi thường xuyên đối với các khoản cho vay có vấn đề: đây là một trong những rủi ro thường hay xảy ra do sự lơ là của các cán bộ tín dụng, các cán bộ thường xem nhẹ đây là các khoản tín dụng nhỏ; tuy nhiên tổn thất mà rủi ro này mang lại không cao do các đối tượng hưu trí là những người lớn tuổi, đứng đắn nên rất ý thức trong việc hoàn trả nợ.

+ Không chú ý đến các biện pháp kiểm soát tín dụng trong nền kinh tế suy giảm đối với các ngành có tỷ trọng lớn trong danh mục cho vay.

+ Khi quyết định cho vay thiếu khoa học, không phân tích tình hình khả năng sử dụng vốn và hoàn trả nợ của khách hàng: đây là yếu tố có mức độ tổn thất cao và cũng là rủi ro có ít khả năng xảy ra do các đối tượng hưu trí là những đối tượng có sổ lương và thu nhập ổn định, có kế hoạch sử dụng vốn một cách khoa học nên ít khi xảy ra tình trạng mất khả năng hoàn trả nợ.

+ Do đạo đức của cán bộ tín dụng, cố tình cho vay để vì mục đích lợi riêng cho mình.

c. Rủi ro từ chính sách và quy trình cho vay hưu trí

Hoạt động tín dụng hưu trí là hoạt động mới đưa vào thực hiện, mặt khác lại là hình thức tín dụng đặc biệt – tín dụng cho vay tín chấp, nên còn nhiều hạn chế về cơ chế chính sách, quy trình tín dụng, đó là:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng cho vay hưu trí tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh bắc ninh (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)