Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.1.1. Số liệu thứ cấp
Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thu thập từ các tài liệu, thông tin nội bộ của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt hội sở chính và của Chi nhánh Bắc Ninh, nguồn dữ liệu thu thập từ bên ngoài: thông tin của một số Ngân hàng TMCP trên cùng địa bàn, Thông tin của Bảo hiểm xã hội Tỉnh Bắc Ninh, Bưu Điện Tỉnh Bắc Ninh và các thông tin khác qua mạng Internet.
3.2.1.2. Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp chủ yếu được thu thập từ phỏng vấn điều tra theo phiếu điều tra có sẵn. Các đối tượng điều tra bao gồm cán bộ đang công tác tại Ngân hàng Liên Việt Bắc Ninh, một số khách hàng đang sử dụng dịch vụ tín dụng hưu trí tại Ngân hàng. Câu hỏi và phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở thực hiện các nội dung nghiên cứu để đáp ứng được mục tiêu của đề tài.
Bảng 3.6. Cơ cấu phiếu điều tra
TT Đơn vị điều tra Số
phiếu
Phương pháp chọn mẫu
1 Cán bộ Ngân hàng 20
- Cán bộ lãnh đạo 5 Chủ đích
- Kiểm soát viên 5 Chủ đích
- Cán bộ tín dụng, giao dịch 10 Chủ đích
2 Khách hàng 60
Tuổi từ 55 - 60 25 Ngẫu nhiên
Tuổi từ 60 -70 25 Ngẫu nhiên
Tuổi từ 70 - 75 10 Ngẫu nhiên
Tổng số phiếu điều tra 80
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra phỏng vấn (2018) Đối với các cán bộ đang công tác tại Ngân hàng, bao gồm lãnh đạo Ngân hàng, lãnh đạo và nhân viên các phòng Kế toán Ngân quỹ, Phòng Khách hàng, Phòng Giám sát hoạt động, 03 phòng Giao dịch trực thuộc Ngân hàng có liên quan tới hoạt động tín dụng hưu trí và quản trị rủi ro tín dụng.
Nội dung điều tra bao gồm các đánh giá, nhận định về các quy định quản lý tín dụng hiện nay, thực trạng tín dụng hưu trí, thực trạng quản trị tín dụng tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt.
Tổng số mẫu điều tra: 80 mẫu trong đó điều tra 20 cán bộ ngân hàng và 60 khách hàng như bảng 3.6.
Các mẫu điều tra là những thành viên trực tiếp làm việc trong công tác cho vay hưu trí, những người làm công tác quản lý rủi ro và một số lãnh đạo chủ chốt tại Ngân hàng. Khách hàng được điều tra được chọn ngẫu nhiên trong danh sách khách hàng đang sử dụng dịch vụ tín dụng hưu trí tại trụ sở Phòng giao dịch và 03 điểm giao dịch của Ngân hàng tại các ngày cố định trong tháng, bao gồm các ngày chẵn 2, 4, 6,... 30. Khách hàng được hỏi qua điện thoại thông qua mẫu bảng hỏi đã thiết kế.
3.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
3.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả:
Đây là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để thống kê, mô tả thực trạng hoạt động tín dụng hưu trí và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng hưu trí tại Ngân hàng Liên Việt Bắc Ninh.
3.2.2.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp dùng để so sánh đối chiếu các chỉ tiêu thống kê theo thời gian và không gian. Bên cạnh đó, phương pháp so sánh cũng dùng để phản ánh sự khác biệt trong nhận thức, đánh giá của từng đối tượng được khảo sát về vấn đề quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng qua các năm.
3.2.2.3. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia là phương pháp điều tra qua đánh giá của các chuyên gia về vấn đề nghiên cứu của đề tài. Các chuyên gia bao gồm một số lãnh đạo của Ngân hàng Liên Việt, cán bộ có kinh nghiệm đối với công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng; các nhà nghiên cứu, giàng viên có các linh vực nghiên cứu, giảng dạy liên quan tới đề tài.
3.2.3. Phương pháp bản đồ nhiệt
Đây là phương pháp đo lường và biểu diễn rủi ro mà những người quản trị rủi ro có thể sử dụng để giao tiếp với lãnh đạo công ty. Bản đồ nhiệt hằm đo
lường mức độ rủi ro của Ngân hàng dựa vào hai tiêu chí chủ yếu được biểu diễn dữ liệu trên hai trục tọa độ “Khả năng xuất hiện” rủi ro và “Mức độ tổn thất” tiềm năng từ rủi ro đó. Theo Phạm Thị Hương Dịu (2016), Bản đồ nhiệt được xây dựng thông qua 5 bước sau:
Bước 1 là “Thu thập thông tin từ các đối tượng liên quan”: Nhóm đo lường rủi ro tiến hành điều tra đối tượng liên quan theo mẫu phiếu, bảng hỏi. Để có được những thông tin đa chiều, đầy đủ, chính xác, nhóm quản trị viên này được yêu cầu phối hợp với các nhân viên thuộc các bộ phận chức năng khác nhau bên trong doanh nghiệp để nhận diện và đánh giá sơ bộ các rủi ro bên trong. Ngoài ra, việc tiếp xúc, khai thác thông tin từ các bộ phận, đơn vị bên ngoài như các bạn hàng đối tác, khách hàng của doanh nghiệp… sẽ giúp nhóm nhận diện ra các rủi ro từ bên ngoài. Đây là căn cứ quan trọng để nhận dạng, sàng lọc cuối cùng là liệt kê cụ thể các rủi ro tiềm ẩn ở bước 2.
Bước 3 là “Đưa ra điểm số cho Khả năng xuất hiện và Mức độ tổn thất” của các loại rủi ro trên. Bước này tiến hành dựa trên quan điểm, thái độ đối với rủi ro của người trực tiếp sử dụng Bản đồ nhiệt nhưng phải được chuyển tải thành hai thước đo cụ thể. Nhóm quản trị rủi ro và Ban lãnh đạo cần thảo luận để thống nhất các thước đo này. Thước đo thứ nhất là mức độ quan trọng hay ảnh hưởng của các rủi ro đó với tất cả khía cạnh của tổ chức (từ doanh thu, chi phí, sự vận hành, nguồn nhân lực, danh tiếng, và mục tiêu, sứ mệnh). Thước đo này thể hiện từ “Không đáng kể” đến “Tàn khốc” dựa vào tổn thất chi phí (nếu có thể lượng hóa được) hoặc dựa vào mức độ ảnh hưởng tới việc đạt các mục tiêu đề ra, ảnh hưởng tới khả năng phục hồi của hệ thống. Nếu chi phí ước vượt 0-10% sẽ là “Không đáng kể”; 10-25% “Nhỏ”, 25-50% là “Đáng kể”, 50-90% là “Nghiêm trọng”, trên 90% là “Tàn khốc. Ví dụ: nếu rủi ro đó là “tai nạn lao động” thì có thể đo lường mức độ nghiêm trọng của rủi ro bằng mức độ thương tật của công nhân, chi phí tai nạn, mức bồi thường, mức trợ cấp, thời gian nghỉ việc, năng suất giảm, công việc bố trí cho công nhân đó nhẹ hơn… Thước đo thứ hai là về tần suất xuất hiện được xác định theo giai đoạn, có thể trong 5 năm hoặc 10 năm, từ “Gần như không xảy ra” (xác suất là 0-10%), “Hiếm khi xảy ra” (10-25%), “Thỉnh thoảng xảy ra” (25-50%), “Thường xuyên xảy ra” (50-90%) và “Gần như chắc chắn xảy ra” (90- 100%). Kết quả của bước 3 là kết quả điểm số của các loại rủi ro trên hai khía cạnh “Mức độ tổn thất” và “Khả năng xuất hiện”.
Bước 4 là bước điều chỉnh điểm số từ bước 3 bằng cách thảo luận với các chuyên gia ngoài và Ban lãnh đạo. Điểm số cuối cùng mà nhóm quản trị viên đưa
ra sẽ được đặt vào Bản Đồ Nhiệt với vị trí tọa độ, tổng điểm và màu sắc tương ứng trong bước 5.
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng cho vay vốn tín dụng hưu trí
- Số lượng chương trình cho vay tín dụng hưu trí - Nhóm chỉ tiêu phản ảnh nguồn vốn cho vay hưu trí
- Lãi suất cho vay của các chương trình cho vay, thời hạn vay
- Doanh số giải ngân, số lượt khách hàng, số thu nợ, số tài sản đảm bảo,… - Dư nợ cho vay hưu trí: tổng dư nợ, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn,…
3.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng quản lý vốn vay tín dụng hưu trí
- Số dư nợ theo các nhóm nợ: dư nợ nhóm 1, dư nợ nhóm 2 - Số hộ không trả lãi đúng hạn,..
- Số nợ khó đòi, tỷ lệ nợ khó đòi,…
- Số lượng vốn bị xâm tiêu, chiếm dụng, dư nợ quá hạn cần sử lý - Số hộ được gia hạn nợ, phân kỳ trả nợ, khoanh nợ, xóa nợ - Số lượng, tỷ lệ hộ sử dụng vốn sai mục đích
- Số tiền trích dự phòng R: Theo công thức R = max {0 , (A – C)} X r Trong đó R là Số tiền dự phòng cụ thể phải trích; A là Giá trị của khoản nợ; C là Giá trị của tài sản đảm bảo; r là Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
- Các chỉ tiêu thể hiện mức đánh giá của các đối tượng điều tra về thực trạng quản lý vốn vay: số lượng, tỷ lệ các đối tượng điều tra lựa chọn các chỉ tiêu rủi ro,…
3.2.4.3. Nhóm chỉ tiêu chính thể hiện mức độ rủi ro tín dụng
- Tỷ lệ dự phòng/Dư nợ - Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ - Tỷ lệ nợ xấu/Tổng nợ quá hạn - Khả năng xuất hiện các rủi ro - Mức độ tổn thất của rủi ro.