Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng cho vay hưu trí tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh bắc ninh (Trang 39 - 43)

Phần 1 Đặt vấn đề

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại một số nước trên thế giới

2.2.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Hoạt động tín dụng tại Trung Quốc cho thấy các khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại tại nước này thường xuất phát từ:

Thứ nhất, dư nợ tín dụng tăng quá nhanh, trong khi các ngân hàng thương mại Trung quốc trước áp lực cạnh tranh nên có xu hướng cho vay những lĩnh vực

ngoài thị trường truyền thống và dựa vào giá trị tài sản thế chấp, người bảo lãnh, uy tín là những nguồn trả nợ thứ yếu trong công tác thẩm định cho vay mà không tập trung đánh giá các nguồn trả nợ chính c ủa khách hàng vay tiền.

Thứ hai, trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng có nhiều hạn chế so với tiêu chuẩn.

Thứ ba, coi nhẹ các tiêu chuẩn an toàn tín dụng, như: cho vay với kỳ vọng tài sản hình thành từ vốn vay sẽ có giá trị cao (tuy nhiên tình trạng sốt và giảm giá nhà đất nghiêm trọng ở Thượng Hải gần đây đã làm cho sự kỳ vọng vô nghĩa, giá bất động sản sụt giảm, trị giá thế chấp không đủ bù đắp khoản vay, thanh khoản kém, nguy cơ không trả được nợ là rất lớn); Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế chấp quá cao; Cho vay đảm bảo bằng chính cổ phiếu ngân hàng mình; Cơ cấu khoản vay kém hiệu quả, cho vay quá khả năng chi trả; Không văn bản hóa thỏa thuận cụ thể về mục đích và cách sử dụng khoản vay, kế hoạch nguồn trả nợ.

Thứ tư, giám sát sau giải ngân kém; không giám sát thỏa đáng các khoản cho vay xây dựng, như đi thực địa, tiến độ rút vốn vay, kiểm tra giám sát,…Không có chứng từ địa chỉ giao dịch với khách hàng vay, hồ sơ pháp lý không đầy đủ; Không thu thập, xác minh và phân tích các báo cáo trong suốt kỳ hạn hiệu lực khoản vay; Không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo như chu kỳ luân chuyển tồn kho và khoản phải thu chậm lại, chu kỳ các khoản phải trả dài ra và phát sinh lỗ ròng trong kinh doanh.

Nhận biết và xử lý sớm các dấu hiệu rủi ro trên một các triệt để nhằm xây dựng chính sách phòng ngừa có hiệu quả các nguyên nhân này là điều kiện quan trong nhất để giảm thiểu rủi ro tín dụng của các NHTM ở Trung Quốc.

Ngoài ra, Theo quy định của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (với tư cách là Ngân hàng Trung ương), bộ phận tín dụng của ngân hàng thương mại cần phải có quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, kịp thời thu thập thông tin để phân loại, thiết lập và kịp thời đề xuất kiến nghị kiểm tra lại; Chịu trách nhiệm về tính chân thực, tính chính xác, tính hoàn chỉnh của các dữ liệu phân loại đã cung cấp; Tiến hành phân loại sơ bộ tài sản theo tiêu chuẩn phân loại, đề xuất ý kiến và lý do phân loại; Định kỳ báo cáo cho bộ phận quản trị rủi ro những thông tin phân 33 loại của bộ phận tín dụng; Căn cứ vào kết quả phân loại tiến hành quản lý các khoản tín dụng có sự phân biệt trong quản lý đối với từng khoản tín dụng, thực hiện các biện pháp cải tiến, loại trừ và xử lý rủi ro.

2.2.1.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Hoạt động của ngân hàng và nền kinh tế Nhật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi nền kinh tế có vấn đề thì hoạt động ngân hàng cũng ngay lập tức chịu ảnh hưởng. Ngược lại, hoạt động ngân hàng đóng vai trò hỗ trợ đối với các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ, nhưng hệ thống NH cũng có thể làm tình hình xấu hơn và trì trệ sự ổn định của nền kinh tế nếu hoạt động ngân hàng gặp khó khăn.

Nếu như phần lớn các khoản cho vay của ngân hàng cấp cho các doanh nghiệp không khỏe mạnh, thì không chỉ ngân hàng hoạt động không hiệu quả, mà nền kinh tế cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Thực tế hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Nhật Bản cho thấy việc cho vay không chặt chẽ cùng với chính sách mở rộng quá tham vọng càng được kích thích thêm do cạnh tranh trên thị trường là kết quả gây ra thua lỗ của ngân hàng.

Mặt khác, do không có kinh nghiệm với những khoản vay bị thất thoát nghiêm trọng trước đây nên các ngân hàng Nhật không biết cách quản lý khi có phát sinh lãi lỗ tín dụng.

Đối với các trường hợp ngân hàng có kết quả hoạt động kinh doanh thua lỗ với mức lỗ vượt khả năng của các ngân hàng thương mại thì nhà nước sẽ dùng các nguồn quỹ quốc gia để can thiệp đồng thời thay thế cấp quản trị điều hành cấp cao. Hiện nay các ngân hàng Nhật đã xử lý thành công các vấn đề liên quan đến tài sản không thu hồi được. Tổ chức dịch vụ tài chính (The Financial Service Agency) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc ép các ngân hàng thực hiện công tác dự phòng cần thiết cũng như xử lý những khoản nợ xấu mà trước đây đã từng gây ra các khoản lỗ lớn kéo dài trong nhiều năm đối với hầu hết các ngân hàng.

2.2.1.3. Kinh nghiệm của Ngân hàng AZN, Australia

Ngân hàng ANZ của Australia là một trong những ngân hàng hàng đầu của Australia, với tài sản trị giá 507 tỷ USD vào năm 2009 và có hơn 30.000 nhân viên trên khắp các châu lục. Đặc điểm công tác quản trị rủi ro tín dụng (QTRRTD) của ANZ có một số điểm nhấn đáng lưu ý như:

- Đo lường rủi ro định lượng: Do đã xây dựng được hệ thống dữ liệu tích hợp, tập trung nên ANZ có thể áp dụng mô hình đo lường tín dụng nội bộ và mô hình RAROC.

+ Mô hình đo lường tín dụng nội bộ: ANZ áp dụng mô hình này theo quy trình chung theo quy định của Basel II. Tuy nhiên, ANZ đánh giá tiêu chí xác suất không trả được nợ như là một tiêu chí chủ chốt để xem mức độ tin cậy của người vay trong quá trình xếp hạng khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng của ANZ được thiết kế tham khảo tổ chức đánh giá mức tín nhiệm Standard & Poor và tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt của Basel II.

+ Mô hình KAROC: Ngân hàng ANZ áp dụng phương pháp KAROC và xem đây là phương pháp tính hiệu quả khoản vay. Theo ANZ, phương pháp KAROC đảm bảo rằng một khoản vay chỉ được thông qua khi và chỉ khi khoản vay đem lại giá trị cho cổ đông. Nếu RAROC của khoản vay thấp hơn ROE thì khoản vay sẽ từ chối, tuy nhiên nếu lớn hơn sẽ được thông qua.

- Tổ chức quản trị rủi ro tập trung: ANZ đo lường rủi ro theo mô hình tổ chức quản trị rủi ro tập trung, cụ thể:

Thứ nhất, mọi quyết định về chiến lược quản trị rủi ro của ANZ tập trung ở Hội đồng quản trị.

Thứ hai, để đảm bảo quyết định tín dụng được chặt chẽ và rõ ràng, cấu trúc của hoạt động quản trị rủi ro ở ANZ chia làm 3 bộ phận: Bộ phận kinh doanh và quan hệ khách hàng, Bộ phận Quản trị rủi ro, Bộ phận quản trị nợ

Thứ ba, đối với các khoản vay lớn thì quyết định cuối cùng được đưa ra bởi Ủy ban quản trị rủi ro và hội đồng quản trị rủi ro.

- Kiểm soát RRTD kép: ANZ hoạt động trong một thị trường tài chính phát triển qua nhiều thập kỷ, do đó toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng đều được giám sát chặt chẽ qua các cổ đông và thị trường. Điều này góp phần làm tăng tính minh bạch và công khai về thông tin của ANZ.

Ngoài ra, ANZ còn chú trọng xây dựng một hệ thống kiểm soát tín dụng nội bộ toàn diện trong đó có:

(i) Hệ thống cảnh báo các dấu hiệu bất thường của các khoản tín dụng được nghiên cứu và đi vào hoạt động để có thể khắc phục kịp thời tránh tổn thất xảy ra;

(ii) Hoạt động “kiểm tra thử khủng hoảng” được thực hiện định kỳ hoặc tại những thời điểm nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn, để lượng hóa rủi ro chính xác trong từng thời kỳ và có biện pháp phòng chống, dự phòng rủi rọ, chính sách giá phù hợp;

(iii) Hoạt động kiểm toán nội bộ với phương thức kiểm tra bất ngờ đang được duy trì một cách rất hiệu quả đảm bảo tính tuân thủ tuyệt đối trong hệ thống. (Nguyễn Như Dương, 2018).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng cho vay hưu trí tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh bắc ninh (Trang 39 - 43)