Phần 1 Đặt vấn đề
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.4. Các công trình nghiên cứu có liên quan
Nguyễn Đức Tú (2012), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. Luận án đã đề xuất khái niệm mới về RRTD, khác biệt với quan điểm của nhiều chuyên gia kinh tế và nhà quản lý thực tiễn ở Việt Nam, trong đó nhấn mạnh là khả năng xảy ra sự khác biệt không mong muốn giữa thu nhập thực tế và thu nhập kỳ vọng đúng hạn, nhận được đầy đủ gốc và lãi. RRTD sẽ dẫn đến tổn thất tài chính tức là giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường của vốn. Khái niệm này là cơ sở lý luận quan trọng để xác định nội dung cụ thể của hoạt động QTRRTD. Luận án đã phát triển hệ thống lý luận về QTRRTD áp dụng cho NH với các nội dung là: Xây dựng mô hình QTRRTD theo hướng tiếp cận những phương pháp QTRRTD hiện đại; Áp dụng các mô hình đánh giá RRTD; Nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của QTRRTD ngân hàng, nên xây dựng các chính sách tín dụng mới từ khâu hậu kiểm, tư vấn đến ra quyết định và quản lý khoản vay dựa trên hệ thống phân tích và rà soát tín dụng.
Phạm Thị Hương Dịu (2016), Ứng dụng bản đồ nhiệt trong quản trị rủi ro, bài nghiên cứu khoa học đăng trên tạp trí Kinh tế & Phát triển số 228. Tác giả đã hệ thống cơ sở lý luận về ứng dụng bản đồ nhiệt trong quản trị rủi ro, kèm theo đó là ví dụ minh chứng tại một số công ty đang áp dụng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhằm đơn giản hoá những dữ liệu phức tạp bằng lối mô tả màu sắc sinh động, Bản Đồ Nhiệt là một phương thức hữu hiệu giúp giao tiếp giữa những người quản trị rủi ro được dễ dàng và nhanh chóng. Với hai tiêu chí “Khả năng xuất hiện” và “Mức độ tổn thất” của từng loại rủi ro, vị trí toạ độ của chúng sẽ lộ diện trên bản đồ. Nếu rơi vào mảng màu đỏ, đây sẽ là những rủi ro có tính chất nghiêm trọng, cần ưu tiên hành động ngay. Ngược lại nếu rơi vào mảng màu xanh thì tuỳ theo lợi ích và chi phí mà cân nhắc phương án. Bản Đồ Nhiệt được xây dựng qua 5 bước cơ bản với màu sắc, vị trí sẽ thay đổi theo từng thời điểm. Công ty Thành Đạt được lấy làm ví dụ ngẫu nhiên trong nghiên cứu này. Bản Đồ Nhiệt cho thấy việc sản xuất không theo thiết kế của khách, giao hàng chậm và thất bại trong giao dịch hợp đồng là những rủi ro lớn nhất mà công ty cần có hành động cụ thể để tránh tổn thất đáng tiếc.
Tác giả Bishop and Hydosk (2009) sau khi nghiên cứu rủi ro tại một ngân hàng đa quốc gia và đa chức năng, đã xây dựng được bản đồ nhiệt của ngân hàng đó. Bản đồ nhiệt thể hiện rủi ro này được xây dựng bằng sự phối hợp giữa tất cả
nhân viên thuộc nhiều cấp độ và chức năng khác nhau, và nó thể hiện đồng thời tác động của các loại rủi ro theo phương diện tài chính, thể chế và danh tiếng. Những bản đồ nhiệt cho thấy rủi ro mà các công ty gặp phải có thể hoàn toàn khác biệt nhau, có thể chỉ ra nhiều rủi ro hơn và có thể thay đổi theo thời gian (Bishop and Hydosk, 2009).
Các nghiên cứu đều tập trung phân tích thực trạng RRTD, QTRRTD từ những số liệu tại đơn vị ở mỗi thời kỳ khác nhau và các phương pháp quản trị rủi ro khác nhau. Tuy nhiên vào mỗi thời kỳ, công tác QTRRTD lại cần được các NH nhìn lại và đưa ra những chính sách, giải pháp phù hợp với tình hình mới. Mỗi đề tài đều có nội dung riêng đáng để tham khảo và học hỏi kinh nghiệm khi thực hiện LV của mình. Trên cơ sở đúc kết những vấn đề các đề tài nêu trên đã đưa ra, trong giai đoạn hiện nay có nhiều văn bản, chính sách mới, trước hội nhập với nền kinh tế thế gới đòi hỏi các Ngân hàng thương mại trong đó có Ngân hàng Liên Việt cần phải đổi mới công tác QTRRTD và có các giải pháp cho phù hợp với tình hình hội nhập kinh tế thế giới. Việc nghiên cứu ứng dụng bản đồ nhiệt trong quản trị rủi ro tín dụng cho vay hưu trí tại Ngân hàng Liên Việt Bắc Ninh sẽ có ý nghĩa cả về lý luận và thực tế.