Phân loại nợ tín dụng cho vay hưu trí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng cho vay hưu trí tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh bắc ninh (Trang 71 - 72)

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2015 2016 2017 So sánh (%)

Số

tiền trọng Tỷ tiền Số trọng Tỷ tiền Số trọng Tỷ 16/15 17/16 BQ Tổng dư nợ cho vay 41,4 2 100,0 0 59,1 9 100,0 0 74,5 1 100,0 0 142,9 125,9 134,1 Nhóm 1 41,2 8 99,65 58,7 99,17 73,7 0 98,92 142,2 125,6 133,6 Nhóm 2 0,14 0,35 0,38 0,65 0,42 0,56 268,5 108,1 170,4 Nhóm 3 - - 0,10 0,18 0,03 0,04 - 25,8 - Nhóm 4 - - - - 0,33 0,44 - - - Nhóm 5 - - - - 0,04 0,05 - - -

Nguồn: Phòng Giám sát hoạt động, Ngân hàng Liên Việt Bắc Ninh (2018) Vay tín chấp lương hưu giúp khách hàng không chỉ vay cho mục đích riêng của mình mà có thể vay cho con để xây nhà, mua đất, mua xe… giúp con cái trong các dự định kinh doanh. Vì thế, dù về hưu nhưng tiềm lực kinh tế vẫn còn, vẫn có thể là chỗ dựa vững chãi cho con cái. Chỉ những người già đã về hưu mới có thể cảm nhận được sự sung sướng và tự hào khi vẫn còn có thể làm được nhiều việc có ích cho chính bản thân mình và người thân của mình. Tuy nhiên, do tuổi cao sức yếu, việc xảy ra ốm đau bệnh tật là chuyện dễ xảy ra, và khi đó các cụ tiêu tốn nhiều tiền của cho thuốc men, chữa trị bệnh, dẫn đến không thể đảm bảo được các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng nên nợ xấu/ tổng dư nợ tăng lên.

Những năm 2015, 2016 trở về trước tỷ lệ nợ nhóm 3,4,5 hầu như không có do việc giới hạn độ tuổi các đối tượng cho vay tín dụng hưu trí. Tới năm 2017 Ngân hàng đã thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng, tăng độ tuổi cho vay hưu trí, từ đó tín dụng cho vay hưu trí tăng lên nhanh chóng, dẫn đến xuất hiện tỷ lệ nợ nhóm 3,4,5, xong chỉ chiếm dưới 0,6% tổng dư nợ cho vay. Số dư nợ nhóm 2 cũng có xu hướng tăng những năm gần đây, từ 0,14 tỷ đồng lên 0,42 tỷ đồng, bình quân 3 năm tăng 70,4%, tuy nhiên xét về tỷ trọng dư nợ vẫn chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, dưới 0,7% tổng tư nợ, điều này chứng tỏ Ngân hàng đã đánh giá, thẩm định rất kỹ lưỡng khách hàng trước khi cho vay.

4.1.1.2. Rủi ro cụ thể gây ra từ các bên liên quan

Để có sự đánh giá khách quan về các rủi ro trong cho vay tín dụng hưu trí tại Ngân hàng Liên Việt Bắc Ninh, tác giả đã lấy ý kiến từ phía các lãnh đạo ngân hàng, cán bộ ngân hàng và khách hàng hưu trí nhằm nhận diện ra các rủi ro trong tín dụng hưu trí tại địa bàn. Kết quả cho thấy 21 rủi ro chính của Ngân hàng trong đó được chia làm ba nhóm rủi ro chính, đó là: rủi ro từ phía khách hàng, rủi ro từ phía cán bộ thực hiện quản lý rủi ro tín dụng và rủi ro từ chính sách trong tín dụng cho vay hưu trí của Ngân hàng.

a. Rủi ro từ phía khách hàng

Khách hàng hưu trí là một trong những đối tượng trực tiếp tham gia vào hoạt động tín dụng, do đó họ cũng là một trong những tác nhân tạo nên các rủi ro trong quản trị tín dụng cho vay hưu trí tại Ngân hàng Liên Việt Bắc Ninh. Ý kiến nhận định của khách hàng đối với hệ thống tín dụng của Ngân hàng Liên Việt Bắc Ninh được thể hiện qua bảng 4.4.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng cho vay hưu trí tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh bắc ninh (Trang 71 - 72)