* Yêu cầu về người được huấn luyện và người huấn luyện:
Thứ nhất về người được huấn luyện đào tạo, bồi dưỡng: Theo Chủ tịch
Hồ Chí Minh đó là tồn bộ nhân dân: cán bộ, hội viên của Đoàn thể, cán bộ các ngành chuyên mơn của chính quyền. Đặc biệt là huấn luyện cán bộ quản lý trong cơ quan, đoàn thể, ngành chun mơn của Đảng, Chính phủ bởi cán bộ là vốn liếng của đồn thể, có vốn mới làm ra nhiều lãi. Khi bàn về người học trước tiên phải lấy việc tự học làm đầu, học nhiều thứ, nhiều nội dung, học ở mọi nơi, có nhiều cách thức học để tiếp thu cho mình thêm kiến thức mới và bổ ích: “Chúng ta cần học nhiều thứ: học chính trị, học văn hố, học kỹ thuật, nghiệp vụ. Ngoài cách học ở trường, ở lớp, học trên sách, báo” [56, tr. 528]. Thực chất vấn đề của người học phải tự trả lời được câu hỏi: “Học để làm gì?”, khi người học khơng tự biết được mục đích học để làm gì thì dù nội dung, phương pháp, tài liệu học tập, thày dạy dù hay và tốt đến mấy thì học cũng vơ ích. Học để sữa chữa tư tưởng: tư tưởng đôi khi chưa đúng với tư tưởng cách mạng. Học để tư dưỡng đạo đức cách mạng: vì vừa là biện pháp để đạt được mục đích học tập, đồng
thời cũng là một trong những mục đích học tập: “tư tưởng đúng thì hành động mới khỏi sai lạc và mới làm trọn nhiệm vụ cách mạng được”; “Có đạo đức cách mạng thì mới hy sinh tận tuỵ với cách mạng” [50, tr. 360]. Học để tin tưởng: tin tưởng vào nhân dân; Đoàn thể; tương lai dân tộc và tương lai cách mạng. Học để
hành: Mục đích hàng đầu của người học và việc học tập lại phải xác định đầu
tiên học để làm việc, học làm người, cuối cùng mới làm cán bộ. Học phải ln ln phải đi với thực hành, có được cái hành như vậy thì phải học, đây là mối biện chứng giữa học và hành: “Có tin tưởng thì lúc ra thực hành mới vững chắc, hăng hái, lúc gặp khó khăn mới kiên quyết, hy sinh”; “Học với hành phải đi đôi. Học mà khơng hành thì học vơ ích. Hành mà khơng học thì hành khơng trơi chảy” [50, tr. 361].
Thứ hai là người huấn luyện: Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh việc huấn
luyện là một nghề, không phải ai cũng có thể huấn luyện được. Đã là nghề, người huấn luyện phải thơng thạo nghề đó. Người làm cơng việc huấn luyện đào tạo, bồi dưỡng phải liên tục học thêm mãi về nghề của mình. Chủ tịch Hồ Chí
Minh lấy ví dụ rất hình tượng cho người huấn luyện: “Muốn huấn luyện thợ rèn, thợ nguội thì người huấn luyện phải thạo nghề rèn, nghề nguội”; [50, tr. 356]. Về tư tưởng, người huấn luyện phải thông suốt, phải nắm vững chủ nghĩa Mác – Lênin và đường lối, chính sách cách mạng của Đảng, Chính phủ.Về đạo đức, người huấn luyện phải có đạo đức cách mạng và ln ln là tấm gương về đạo đức, có: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Cần, Kiệm, Liêm, Chính… khơng vì danh lợi cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của nhân dân, của dân tộc, của loài người. Về lề lối làm việc, người huấn luyện phải nghiêm túc, khoa học: phải biết sắp xếp thời gian, bài học phù hợp cho từng lớp, phải chống các bệnh chủ quan, hẹp hòi, ba hoa và nghiêm túc trong chọn tài liệu, cách kiểm tra, thưởng phạt.
* Yêu cầu về cách thức huấn luyện:
Thứ nhất tài liệu huấn luyện bồi dưỡng, đào tạo: Chủ tịch Hồ Chí Minh
cho rằng các tài liệu huấn luyện phải do cơ quan lãnh đạo xét kỹ, trước hết là về nội dung. Mỗi lớp học đều đặt ra mục tiêu cần đạt được về nội dung huấn luyện. Khi tài liệu đã đảm bảo về nội dung, điều quan trọng nhất tài liệu đó phải thích hợp với trình độ người học. Trước hết phải lấy những tài liệu về chủ nghĩa Mác
- Lênin làm gốc: Nhưng chủ nghĩa Mác – Lênin là một kho tàng tư tưởng đồ sộ,
nhất thiết phải lựa chọn, xắp đặt lại, làm cho người học hiểu được: “trình độ người học khơng đều nhau, cần có tài liệu thích hợp với từng hạng. Tài liệu khơng thích hợp thì học khơng có ích lợi gì” [50, tr. 359]. Tài liệu thiết thực là
kinh nghiệm từ chính người học mang tới: những kinh nghiệm này nên gom góp
lại, trao đổi với nhau, tổ chức thành bài học hẳn hoi chứ khơng phải mạnh ai nói và làm “Đó là những kinh nghiệm do những người đi học mang đến, kinh nghiệm thành công cũng như kinh nghiệm thất bại” [50, tr. 360]. Cuối cùng Tài
liệu huấn luyện là những chỉ thị, nghị quyết, luật, lệnh của Đồn thể và Chính phủ, đây là những tài liệu cần và nhất thiết phải học: “tài liệu cần phải học tập
nghiên cứu” [50, tr. 360].
Thứ hai huấn luyện như thế nào: Cốt thiết thực chu đáo, hơn tham nhiều
để người học hiểu thấu vấn đề. Huấn luyện từ dưới lên trên: nghĩa là lấy người ở cấp dưới lên huấn luyện đào tạo, bồi dưỡng rồi khi trở về nơi làm việc họ lại huấn luyện đào tạo, bồi dưỡng cho cấp dưới nữa, như thế đỡ tốn cơng, đỡ tốn thì
giờ và cán bộ huấn luyện cho cấp dưới gần mình lại sát hơn; Phải gắn liền lý
luận với cơng tác thực tế khơng có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi. Huấn luyện phải nhằm đúng nhu cầu của: Mặt trận, Chính quyền, Quân đội,
Đồn thể chính trị - xã hội – sự nghiệp; Huấn luyện phải chú trọng việc cải tạo
tư tưởng: mục đích là nâng cao khả năng cho người được đào tạo, bồi dưỡng và
tẩy rửa khuyết điểm cho họ.
* Yêu cầu về nội dung huấn luyện đào tạo, bồi dưỡng
Để khắc phục những khuyết điểm của các lớp huấn luyện trước đó, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh phải thay đổi lại cách huấn luyện đào tạo, bồi dưỡng và cách học tập phải hợp lý, nghĩa là: “Mở lớp nào cho ra lớp ấy. Lựa chọn người dạy và người đến học cho cẩn thận” [50, tr. 363].
Huấn luyện nghề nghiệp (chuyên môn): Trước hết mỗi người phải biết
một nghề, làm việc gì học việc ấy, phải làm nghề gì thạo việc ấy. Cán bộ quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, tổ chức tuyên truyền, công an…đều phải thông thạo những lĩnh vực đó: “cán bộ ở mơn nào phải học cho thạo công việc ở trong môn ấy” [49, tr. 309 – 310]; “Riêng về cán bộ, ai lãnh đạo trong ngành hoạt động nào thì phải biết chuyên môn về ngành ấy” [50, tr. 357]. Ví dụ Những đồng chí lãnh đạo văn hóa phải biết chun mơn về văn hóa, có thế lãnh đạo mới sát. Nội dung huấn luyện đào tạo, bồi dưỡng rất rộng và chỉ ra cách học tập phải chú ý đến các môn: Điều tra; Nghiên cứu; Kinh nghiệm; Lịch sử; Khoa học.
Huấn luyện chính trị: “Có hai thứ: thời sự và chính sách” [49, tr. 310],
đây là nhiệm vụ cơ bản, lâu dài và phải tiến hành đều đặn hàng ngày, hàng tháng. Khi huấn luyện về thời sự, khuyên cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng xem báo, tin tức, thảo luận những vấn đề quan trọng. Huấn luyện về chính sách thì nghiên cứu, thảo luận những nghị quyết, chương trình của Đảng và Chính phủ, với hạt nhân là đường lối, chính sách của Đảng: “phải chú trọng trước hết đến việc đấu tranh theo đúng đường lối chính trị của Đảng, phải dùng chủ nghĩa Mác - Lênin mà nghiên cứu tình hình chính trị và kinh tế hiện thời” [50, tr. 293].
Huấn luyện văn hóa: Trang bị kiến thức văn hóa cho những cán bộ cịn
non kém về văn hóa, mặt khác những người có trình độ văn hóa tương đương nhau học trong một lớp thì đỡ ngại. Mục đích huấn luyện đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ về văn hóa là giúp họ tiến bộ về lý luận, về công tác. Khơng nắm được những kiến thức thơng thường, khó trong việc nghiên cứu lý luận hoặc học chuyên môn nghề nghiệp, phải dậy những kiến thức cơ bản như: “lịch sử, địa dư, làm tính, khoa học tự nhiên, xã hội, chính trị, cách viết báo cáo, nghĩa vụ và quyền lợi người công dân”; “phải theo trình độ văn hố cao hay thấp mà đặt lớp, chứ không theo cấp bậc cán bộ cao hay thấp” [49, tr. 311].
Huấn luyện lý luận: là dạy lý luận Mác – Lênin. Học lý luận là để nâng
cao trình độ lý luận cho cán bộ, nhằm giải quyết sự địi hỏi của nhiệm vụ cách mạng và tình hình thực tế của Đảng. Lý luận Mác – Lênin là khoa học về các quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội; khoa học về cách mạng quần chúng bị áp bức và bị bóc lột; khoa học về thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở các nước; khoa học về xây dựng chủ nghĩa cộng sản: lý luận cách mạng khơng phải là giáo điều, nó là kim chỉ nam cho hành động cách mạng; lý luận không phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính chất sáng tạo; lý luận luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới, từ trong thực tiễn sinh động. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ ra rằng “Chủ nghĩa Mác - Lênin là kim chỉ nam cho hành động, chứ không phải là kinh thánh” [51, tr. 120], nên phải cụ thể hóa chủ nghĩa Mác - Lênin cho thích hợp với điều kiện hoàn cảnh từng lúc, từng nơi, cụ thể ở địa phương, đất nước mình.” Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra cách học lý luận là có hai cách: một cách đem lý luận khô khan nhét đầy vào đầu óc, cách này là vơ ích, lý luận sng: “Thế là lý luận sng, vơ ích” [49, tr. 311]; cách thứ 2 là nghiên cứu đến công việc thực tế, kinh nghiệm thực tế, đây là cách có ích và thiết thực “là lý luận thiết thực, có ích” [49, 312].
Như vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, huấn luyện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý là để phù hợp với thực tiễn của sự nghiệp cách mạng của đất nước và nhiệm vụ này phải làm một cách thường xuyên, liên tục. Trong nội dung huấn luyện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý phải có người huấn luyện, người được huấn luyện, cách thức huấn luyện và huấn luyện đào tạo, bồi dưỡng trên các mặt: nghề nghiệp, văn hóa, chính trị, lý luận.
1.3.2. Sử dụng cán bộ quản lý