Mục tiêu của sự nghiệp cách mạng là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, xây dựng một xã hội mới đem lại cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc cho nhân dân, cho nên bổn phận của người cán bộ cách mạng là
suốt đời hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, chăm lo đời sống của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh có một mong muốn trong suốt sự nghiệp cách mạng là làm sao cho dân chúng ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành: “Cán bộ từ trên xuống dưới, từ Bác đến cán bộ xã đều là đày tớ của nhân dân, không phải là vua, là quan như ngày trước mà đè đầu cưỡi cổ nhân dân. Tức là cán bộ phải chăm lo đời sống của nhân dân” [56, tr. 211]. Chăm cuộc sống của người dân là quá trình xuyên suốt sự nghiệp cách mạng, của công cuộc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội, cán bộ các ngành, cơ quan đoàn thể từ tỉnh đến xã phải đi sâu, sát vào nhân dân, phải thực sự quan tâm đến đời sống của người dân. Muốn chăm lo đến cuộc sống của người dân người cán bộ phải ngương mẫu để nhân dân học theo, phải có tinh thần trách nhiệm cao nhất, phải là người có đức tính cần, kiệm, liêm, chính và chống lại các hình thức mệnh lệnh, quan liêu: “Phải cần, kiệm, liêm, chính. Phải gương mẫu. Phải có tinh thần trách nhiệm cao độ. Phải chống quan liêu, mệnh lệnh, hình thức. Chống tham ơ lãng phí. Phải làm đúng những điều đó mới xứng đáng là người đày tớ trung thành của nhân dân” [56, tr. 438]. Người cán bộ phải coi mình là nhân dân, phải thực sự hiểu được nhân dân, tơn kính nhân dân và khi hiểu được nhân dân, chăm lo đến đời sống người dân, học sáng kiến của dân thì càng làm cho Đồn thể mình mạnh thêm: “Đối với nhân dân: Phải nhớ Đoàn thể làm việc cho dân, Đồn thể mình mạnh hay yếu là ở dân. Dân nghe theo là mình mạnh. Hiểu nguyện vọng của dân, sự cực khổ của dân” [49, tr. 69 – 70]. Như vây, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, chăm lo đời sống nhân dân là chức năng và nhiệm vụ lớn nhất của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong suốt quá trình của sự nghiệp cách mạng.
Cán bộ quản lý chăm lo đời sống nhân dân và gánh vác nhiệm vụ cải tạo xã hội. Đây là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ, nhưng là sự nghiệp rất vẻ vang: “Cán bộ tham gia gánh vác nhiệm vụ cải tạo xã hội, làm cho nước nhà tốt đẹp hơn” [52, tr. 113]. Muốn cải tạo được xã hội cũ thành xã hội mới tốt đẹp hơn thì phải làm cách mạng, làm cách mạng phải kiên quyết, đến nơi, đến tận gốc, chứ không làm theo cảm tình. Khi làm cách mạng người cán bộ phải tuân theo quy luật lịch sử, quy luât phát triển,
cái gì có lợi cho cách mạng thì làm, cái gì khơng có lợi thì nhất quyết không làm: “Cách mạng khơng phải làm theo tình cảm. Cái gì lợi cho cách mạng thì ta làm, cái gì khơng lợi cho cách mạng thì ta khơng làm” [53, tr. 69]. Để làm cuộc cách mạng cải tạo xã hội thành công người cán bộ phải dựa vào dân chúng, đem lại lợi ích cho số đơng quần chúng nhân dân, có như vậy sự nghiệp cải biết xã hội mới thành cơng: “Dân chúng đồng lịng, việc gì cũng làm được. Dân chúng khơng ủng hộ, việc gì làm cũng khơng nên” [49, tr. 333]. Như vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh cán bộ có nhiệm vụ cải tạo xã hội, nghĩa là cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới, đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên, để làm cho nước nhà tốt đẹp hơn, đưa xã hội phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa.