* Thuận lợi:
Thực các chủ trương, chính sách, quyết định, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, thực hiện theo sự chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý trực tiếp của Bộ GD - ĐT
Sở GD – ĐT đã ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và nguồn. Quyết định triệu tập cán bộ quản lý và nguồn đi đào tạo, bồi dưỡng. Công văn đề nghị UBND các huyện, thành phố, bố trí kinh phí đầy đủ và kịp thời cho các PGD tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, còn các lớp do Sở GD – ĐT tổ chức có nguồn kinh phí do Sở quản lý.
Các PGD, các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên và các cơ sở đào tạo quan tâm chỉ đạo.
Đơn vị tổ chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng quan tâm và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Sở GD – ĐT và PGD.
Giảng viên, giáo viên, báo cáo viên đều có trình độ, chất lượng, đáp ứng được nội dung bồi dưỡng theo quy định của Bộ GD – ĐT, Sở GD - ĐT và PGD.
Nhiều chuyên đề bồi dưỡng mang tính thực tiễn và phù hợp với nguyện vọng, yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ của người học đang đảm nhận chức vụ lãnh đạo, quản lý và giảng dạy.
Học viên tham gia bồi dưỡng nhiệt tình, ham học hỏi, có tinh thần trách nhiệm, năng động có ý thức tự học tập, học hỏi. Kết quả học tập đạt từ khá trở lên.
Việc phối hợp với các đơn vị trong quá trình bồi dưỡng đều thuận lợi: từ đơn vị tham gia đào tạo, bồi dưỡng, đến đơn vị đặt địa điểm lớp học và quản lý lớp học.
Các nguồn kinh phí đã sử dụng: gồm khinh phí bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và giáo viên hàng năm của tỉnh, huyện, thành phố và khinh phí do địa phương hỗ trợ được kịp thời.
Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và nguồn tăng nhanh về số lượng, nâng dần về chất lượng, từng bước khắc phục một phần bất hợp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục và phát triển các cấp học và trình độ đào tạo.
Cơng tác quản lý giáo dục có bước chuyển biến tích cực theo hướng: khắc phục các tiêu cực trong ngành, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới cơ chế tài chính của ngành giáo dục; tăng cường phân cấp quản lý giáo dục, quyền tự chủ và trách nhiệm của các cơ sở giáo dục; ứng dụng cơng nghệ thơng tin; hình thành giám sát xã hội đối với chất lượng giáo dục và đào tạo; xây dựng hệ thống quản lý chất lượng từ Sở GD - ĐT xuống đến các cơ sở giáo dục; đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành.
* Nguyên nhân của thuận lợi:
Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp của Bộ GD - ĐT và Đảng bộ, UBND, HDND và sự điều hành chỉ đạo trực tiếp của Sở GD - ĐT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Sự nỗ lực của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý trong ý thức, trách nhiệm nâng cao trình độ chun mơn, năng lực quản lý, quyết tâm đổi mới của ngành giáo dục.
* Khó khăn:
Do đất nước cịn khó khăn, nguồn ngân sách dành cho GD – ĐT cịn ít và là khó khăn chung của tồn ngành GD – ĐT.
Việc triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chưa đồng bộ: một số đơn vị PGD chưa thật chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng dẫn đến việc đề nghị UBND huyện, thành phố cấp kinh phí chưa kịp thời.
Các cơ sở giáo dục chưa thật sự quan tâm đến nội dung tự bồi dưỡng của giáo nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Thời gian bồi dưỡng chưa được nhiều, nội dung bồi dưỡng chưa bắt kịp so với thay đổi của xã hội và tình hình thực tế tại địa phương, các cơ sở giáo dục.
Tài liệu bồi dưỡng cung cấp cho các cơ sở giáo dục vừa ít và khơng đủ về số lượng và chủng loại.
Kinh phí bố trí chưa đầy đủ, đơi khi cịn gây khó khăn cho các lớp bồi dưỡng.
Quản lý giáo dục vẫn còn nhiều bất cập: mang nặng tính bao cấp, ơm đồm, sự vụ, chồng chéo, phân tán; trách nhiệm, quyền hành quản lý chuyên môn chưa đi đôi với trách nhiệm, quyền hạn quản lý về nhân sự, tài chính. Hệ thống văn bản, chế độ chính sách, đãi ngộ đối với cán bộ quản lý và nguồn được đưa đi đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng còn thiếu đồng bộ, chậm sửa đổi và bổ sung, chính sách lương và phụ cấp lương chưa thỏa đáng, chưa thu hút hết nguồn nhân lực có trình độ vào ngành giáo dục.
Một số bộ phận cán bộ quản lý và nguồn, cùng đội ngũ nhà giáo chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới: đội ngũ vừa thừa, vừa thiếu, vừa không đồng bộ về cơ cấu chuyên môn nghiệp vụ; tỉ lệ có trình độ sau đại học q ít, trong đó vẫn cịn đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chưa đạt chuẩn và vẫn còn bằng trung cấp. Vẫn còn có một bộ phận cán bộ quản lý có biểu hiện thiếu tâm huyết với nghề, vi phạm đạo đức, lối sống, ảnh hưởng đến uy tín đến đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý, nhà giáo cịn thấp.
Cơng tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ quản lý và nguồn chưa đáp ứng được nhu cầu cần đổi mới nâng cao.
Nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, công tác thi, kiểm tra, đánh giá chậm được đổi mới. Nội dung chương trình cịn nặng về lý thuyết, phương pháp dạy học lạc hậu, chưa phù hợp đặc thù khác nhau của mỗi cơ sở giáo dục và đối tượng người học.
* Nguyên nhân của khó khăn:
Chủ trương, chính sách, quyết định của Đảng, Nhà nước chưa sâu xát thực tế của ngành GD – ĐT. Chưa nhận thức đúng vai trò quyết định của đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý trong sự nghiệp giáo dục và sự cần thiết phải tập trung đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục…
Đầu tư cho giáo dục với mục đích là đầu tư phát triển cịn ít chưa đi vào thực tế, chưa gắn liền với chiến lược phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và chiến lược phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nước về đổi mới, căn bản, toàn diện trong giáo dục.
Thiếu quy hoạch trong các cơ sở giáo dục; các chính sách tuyển và sử dụng nhân lực sau đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng còn nhiều bất cập.
Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Mặt trái của cơ chế thị trường đã có nhiều tác động tiêu cực đến giáo dục.
2.1.4. Nhận xét chung về thực trạng cán bộ và đào tạo cán bộ quản lý ngành giáo dục tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngành giáo dục tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
a. Thành tựu
Đội ngũ cán bộ quản lý ngành giáo dục hầu hết đã có trình độ chun mơn đạt chuẩn so với yêu cầu của ngành giáo dục, được trang bị về trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý về Nhà nước. Số lượng cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỉ lệ khá cao là 88, 66%. Sự bình đẳng giới trong cán bộ quản lý thể hiện ở tỉ lệ là cán bộ quản lý chiếm hơn 61, 84%, trong đó số lượng đứng đầu với tỉ lệ 51,45%. Trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và nguồn đã thực hiện trên tất cả các mặt: chun mơn nghiệp vụ, chính trị, lý luận chính trị, kiến thức quản lý Nhà nước, quản lý giáo dục, quản lý tài chính cho chủ tài khoản, kiến thức pháp luật, thanh tra, kiểm định chất lượng giáo dục, tin học, ngoại ngữ. Phần lớn cán bộ quản lý ngành giáo dục có đạo đức trong sáng, có lối sống lành mạnh cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư, có nhân cách. Cán bộ quản lý đều được rèn luyện tính tổ chức, kỷ luật, tôn trọng tổ chức, tôn trọng tập thể, khơng lạm quyền, lộng quyền.
b. Hạn chế
Vẫn cịn một số cán bộ quản lý chưa được đào tạo, bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý Nhà nước và cịn tới 11,34% có trình độ chun mơn dưới đại học. Tỉ lệ nữ giới là cán bộ quản lý tập trung lớn ở bậc học đầu tiên là mầm non 100%, tiểu học 53, 68%. Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém, bất cập, cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu. Một bộ phận cán bộ quản lý chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Cơng tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ quản lý và nguồn chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới trong giáo dục. Nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, công tác thi, kiểm tra, đánh giá chậm được đổi mới. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cịn thiếu liên thơng giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo, còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành, lý luận chưa gắn liền với thực tiễn, chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc.
Hiện nay, trình độ sau đại học của cán bộ quản lý và nhà giáo (trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên, bậc Cao đẳng, trung cấp chun nghiệp) cịn thấp, số lượng có trình độ sau đại học chun ngành chưa cao, nhất là quản lý giáo dục sau đại học. Chế độ đãi ngộ với cán bộ quản lý và nhà giáo nhiều bất cập, chưa sát với thực tế, nhất là đào tạo sau đại học bậc tiến sỹ.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn chưa có một trung tâm có chức năng tổ chức bồi dưỡng nâng chuẩn cho giáo viên. Hiện tại, công tác đào tạo, bồi dưỡng do Phòng Tổ chức cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo kiêm nhiệm nên việc triển khai, thực hiện các kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tiễn.