Khéo kết hợp các loại cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về cán bộ quản lý với việc đào tạo cán bộ quản lý ngành giáo dục tỉnh bà rịa – vũng tàu trong giai đoạn hiện nay (Trang 52 - 57)

* Vấn đề dùng người

Phương pháp dùng người của Chủ tịch Hồ Chí Minh là khéo léo dùng các loại cán bộ: “Dùng người cũng như dùng ngỗ. Người thợ khéo thì ngỗ to, nhỏ,

thẳng, cong đều tùy chỗ mà dùng được” (Thư gửi các đồng chí Bắc Bộ, ngày

1/3/1947). Theo Người thì mỗi con người đều có tài riêng, người có tài làm việc này người có tài làm việc khác, người có tài điều khiển, người có tài điều hành. Nếu đem cái tài điều khiển của cán bộ mà lắp vào cái tài điều hành và ngược lại thì chẳng những khơng được việc mà cịn gây tai hại. Cán bộ quản lý có tài dùng người, phải đem được cái tài điều khiển vào đúng chỗ điều khiển, đem cái tài điều hành đặt đúng vào chỗ điều hành. Vấn đề là cũng là con người ấy, người dùng đúng chỗ, đúng lúc thì người ta phát huy được tài năng, còn người dùng khơng đúng chỗ, đúng lúc thì người được dùng sẽ mai một hoặc thui chột tài năng: “Dùng cán bộ không đúng tài năng của họ, cũng là một cớ thất bại. Ví dụ: người viết giỏi nhưng nói kém lại dùng vào những việc cần phải nói. Người nói khéo nhưng viết xồng lại dùng vào công việc viết lách” [49, tr. 283].

* Kết hợp cán bộ lâu năm với cán bộ trẻ, không nên coi thường cán bộ trẻ

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ quản lý cần phải kết hợp cán bộ lâu năm với cán bộ trẻ, để đào tạo, rèn luyện, tu dưỡng, giúp đỡ cho cán bộ trẻ. Đây là một triết lý phát triển bền vững có sự kế thừa, kế cận người lãnh đạo, quản lý. Khi Bác nói chuyện với những cán bộ, Đảng viên hoạt động lâu năm đã khẳng định: “Trong lãnh đạo cần có già, có trẻ” [57, tr. 277]. Để làm tốt việc kết hợp này phải hiểu và đánh giá được năng lực, phẩm chất của mỗi loại cán bộ, đồng thời phải dựa vào những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, vào nhiệm vụ công việc cụ thể của từng thời kỳ: “Cán bộ già là vốn quý của Đảng, họ có kinh nghiệm về mặt lãnh đạo, được rèn luyện, thử thách nhiều trong thực tế đấu tranh. Nhưng cũng có một số cán bộ già đến một thời kỳ nào đấy là dừng lại, không tiến lên được, hay bám lấy cái cũ, khơng nhạy cảm với cái mới. Cịn cán bộ trẻ tuy chưa

có một số ưu điểm như cán bộ già, nhưng họ lại hăng hái, nhạy cảm với cái mới, chịu khó học tập, cho nên tiến bộ rất nhanh. Đảng ta phải khéo kết hợp cán bộ già với cán bộ trẻ. Không nên coi thường cán bộ trẻ” [59, tr. 278]. Cán bộ quản lý khi tin tưởng giao công việc quản lý, phụ trách cho cán bộ trẻ, để thử thách phát huy lòng hăng hái, năng lực, tài năng của họ: “phải mạnh dạn giao việc cho những cán bộ trẻ đã được rèn luyện, thử thách” [59, tr. 21]. Cán bộ trẻ khi được giao công việc quản lý không được kiêu ngạo, mà phải khiêm tốn, cầu thị học hỏi kinh nghiệm của cán bộ lâu năm: “Cịn cán bộ trẻ khơng được kiêu ngạo, phải khiêm tốn học hỏi các đồng chí già có kinh nghiệm” [59, tr. 279].

* Kết hợp cán bộ cũ với cán bộ mới, cán bộ tại chỗ, với cán bộ nơi khác

đến

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về vấn đề cán bộ cũ và mới phải kết hợp được với nhau. Mục đích sự kết hợp này là làm lợi cho Đảng, cho sự nghiệp cách mạng, cho dân tộc, cuối cùng phục vụ chính quần chúng nhân dân: “Lại cịn vấn đề cán bộ cũ và cán bộ mới. Đảng càng phát triển thì cần đến cán bộ mới càng nhiều. Vả chăng, số cán bộ cũ có ít, khơng đủ cho Đảng dùng. Đồng thời, theo luật tự nhiên, già thì phải yếu, yếu thì phải chết. Nếu khơng có cán bộ mới thế vào, thì ai gánh vác cơng việc của Đảng” [49, tr. 277].

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, phải phát triển cán bộ quản lý địa phương ngày càng nhiều về số lượng, nâng cao dần mặt chất lượng. Thực tế về mặt trình độ, cán bộ địa phương thường không bằng cán bộ mới từ trung ương phái đến. Điểm mạnh cơ bản cán bộ quản lý địa phương là họ biết rõ nhân dân, quen thuộc cơng việc và tình hình ở đó hơn. Cịn cán bộ cấp trên phái đến trình độ cao hơn, kinh nghiệm nhiều hơn, nhưng thường kiêu ngạo, khinh rẻ cán bộ địa phương, khơng thơng thuộc tình hình địa phương mới đến và hiểu rõ nhân dân địa phương đó. Thành thử mối quan hệ giữa cán bộ quản lý địa phương với cán bộ quản lý từ nơi khác đến, hay Trung ương cử xuống không thân mật, khơng hợp tác, khơng đồn kết chặt chẽ, không giúp đỡ tạo điều kiện cho nhau.: “Ai khơng hợp với mình thì người tốt cũng cho là xấu, việc hay cũng cho là dở” [49, tr. 297].

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cán bộ quản lý phải khéo kết hợp các loại cán bộ với nhau: cán bộ lâu năm với cán bộ trẻ, cán bộ cũ với cán bộ mới, cán bộ tại chỗ với cán bộ từ nơi khác đến. Người cán bộ quản lý làm được điều này mới thúc đẩy sự nghiệp cách mạng của dân tộc tiến lên đến thắng lợi cuối cùng.

Như vậy, Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ quản lý: phải huấn luyện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thường xuyên, liên tục và phải chú ý đến nội dung đào tạo, bồi dưỡng về nghề nghiệp, văn hóa, chính trị, lý luận. Trong sử dụng cán bộ nổi bật lên là tư tưởng về hiểu biết cán bộ, cách đối đãi với cán bộ và khéo kết hợp các loại cán bộ lại với nhau trong sự nghiệp cách mạng.

Tiểu kết

Chương này đã khái quát lại Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ quản lý nói chung, trong đó có nói đến vị trí, vai trị, chức năng và nhiệm vụ riêng của cán bộ quản lý ngành giáo dục:

Qua nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ quản lý và dựa vào Luật cán bộ, công chức, tác giả đã đưa ra khái niệm và phân tích khái niệm về cán bộ theoTư tưởng Hồ Chí Minh: cán bộ vừa là cán bộ lãnh đạo, vừa là cán bộ quản lý.

Cán bộ quản lý được luận văn đi sâu vào vai trị, vị chí, chức năng và nhiệm vụ trong sự nghiệp cách mạng và xây dựng xã hội mới: là người lãnh đạo trong sự nghiệp các mạng, là cầu nối giữa Đảng, Chính phủ với nhân dân, phục vụ nhân dân, chăm lo đến đời sống nhân dân.

Người cán bộ quản lý phải là người có Tài – Đức, trong đó “đạo đức cách mạng” là gốc, là yếu tố hàng đầu trong năng lực, phẩm chất của người cán bộ cách mạng. Ngồi ra cán bộ quản lý phải có năng lực về kiến thức, kỹ năng quản lý và phong cách lãnh đạo dân chủ, thân dân, dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình trước Đảng, Chính phủ và nhân dân.

Người cán bộ quản lý phải luôn được đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chun mơn, trình độ lý luận chính trị, mục đích là để phụng sự sự nghiệp cách mạng của dân tộc và phụng sự nhân dân.

Trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý thì vai trò của giáo dục được đặt lên hàng đầu. Khi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý phải có mục tiêu, nội dung, hình thức, con người cụ thể. Trong nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý thì chú trọng về chun mơn (nghề nghiêp), về văn hóa, chính trị, lý luận và đào tạo ra những cán bộ quản lý có tài - đức để phục vụ sự nghiệp cách mạng của dân tộc, phụng sự nhân dân.

Cán bộ quản lý khi sử dụng cán bộ phải sử dụng đúng vị trí, trình độ, năng lực đúng chỗ và quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trẻ. Trong sử dụng cán bộ, cán bộ quản lý phải thật sự hiểu biết được cán bộ, có chính sách đối đãi với cán bộ và phải thật khéo léo để kết hợp được các loại cán bộ với nhau.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ quản lý là cơ sở lý luận và phương pháp cho việc giải quyết chương 2 của luận văn là đào tạo cán bộ quản lý ngành giáo dục tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo Tư tưởng Hồ Chí Minh.

CHƢƠNG 2

ĐÀO TẠO CÁN BỘ QUẢN LÝ NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH

2.1. Thực trạng cán bộ và đào tạo cán bộ quản lý ngành giáo dục tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

2.1.1. Khái quát chung về tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu a. Địa lý a. Địa lý

Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đơng Nam Bộ, có 8 đơn vị hành chính cấp huyện: gồm 7 đơn vị hành chính nằm trên đất liền (Thành phố Vũng Tàu, Thành phố Bà Rịa, huyện Tân Thành, huyện Long Điền, huyện Đất Đỏ, huyện Xuyên Mộc, huyện Châu Đức) và một đơn vị hành chính hải đảo là huyện Cơn Đảo. Tỉnh tiếp giáp tỉnh Đồng Nai ở phía bắc, Thành phố Hồ Chí Minh ở phía tây, tỉnh Bình Thuận ở phía đơng, cịn phía nam giáp Biển Đông, nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, thuộc vùng Đơ thị Thành Phố Hồ Chí Minh.

b. Địa hình

Tỉnh chia thành các vùng: bán đảo hải đảo, vùng đồi núi bán trung du và vùng thung lũng đồng bằng ven biển. Bán đảo Vũng Tàu dài và hẹp diện tích 82,86 km2, độ cao trung bình 3 - 4m so với mặt biển, hải đảo bao gồm quần đảo Côn Lôn và đảo Long Sơn. Vùng đồi núi bán trung du nằm ở phía Bắc và Đông Bắc tỉnh phần lớn ở huyện Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc. Vùng thung lũng đồng bằng ven biển bao gồm một phần đất của các huyện Tân Thành, Long Điền, Bà Rịa, Đất Đỏ. Thềm lục địa rộng trên 100.000 km2

.

c. Khí hậu

Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đơng Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27°C, tháng thấp nhất khoảng 24,8°C, tháng cao nhất khoảng 28,6°C. Số giờ nắng rất cao: trung bình

hàng năm khoảng 2400 giờ. Lượng mưa trung bình: 1500mm. Tỉnh nằm trong vùng ít có bão.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về cán bộ quản lý với việc đào tạo cán bộ quản lý ngành giáo dục tỉnh bà rịa – vũng tàu trong giai đoạn hiện nay (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)