Phương thức đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về cán bộ quản lý với việc đào tạo cán bộ quản lý ngành giáo dục tỉnh bà rịa – vũng tàu trong giai đoạn hiện nay (Trang 99 - 102)

* Hình thức đào tạo:

Cần có sự đổi mới trong phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và nguồn. Đào tạo, bồi dưỡng theo trường lớp và tự đào tạo: khuyến khích và bắt buộc hoặc thông qua thực tiễn, trong phong trào quần chúng nhân dân. Đào tạo, bồi dưỡng gắn liền với kiểm tra kiến thức định kỳ hoặc kiểm soát sử dụng cán bộ quản lý sau đó.

Kết hợp nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng: ngắn ngày, dài ngày, chính quy, tại chức, chuyên tu, từ xa, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Địa điểm đào tạo, bồi dưỡng ở trong tỉnh, trong cả nước, đồng thời chú trọng đào tạo ở nước ngoài. Đào tạo, bồi dưỡng như vậy, để ứng với từng loại đối tượng, thời gian đào tạo, bồi dưỡng phù hợp để không ảnh hưởng đến người được đi đào tạo, bồi dưỡng và nhằm tập trung hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hóa lại kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn cho cán bộ quản lý trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ, luyện tập kỹ năng.

Phương thức đào tạo chuyên đề: gắn với thực tiễn và lý luận về quản lý giáo dục và đổi mới giáo dục. Có chuyên đề chuyên sâu, có chuyên đề chung, chuyên đề riêng biệt, chuyên đề gắn với quản lý theo cấp học, ngành học, đơn vị cơ sở. Các chuyên đề phải gắn kết thực tiễn với lý luận để giải quyết các vấn đề phát sinh của từng đơn vị cơ sở giáo dục và vấn đề phát sinh ngay trong chương trình học, nên có những cuộc cenina để cho các học viên tranh luận về vấn đề mới, vấn đề đang tồn tại và học hỏi ở chính những kinh nghiệm của người trình bày, nhóm trình bày, và sự giải đáp của giáo viên, giảng viên, báo cáo viên.

Không nên áp đặt khn mẫu của chương trình cho tất cả học viên được đào tào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng theo một chương trình.

Phải đặt các chuyên đề trong tổng thể chiến lược của Đảng, Nhà nước về chiến lược phát triển giáo dục của Quốc gia, và chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh, và những định hướng, kế hoạch của sở GD - ĐT xây dựng hàng năm.

Đào tạo, bồi dưỡng phải phát triển tồn diện nhân lực, đảm bảo tính hệ thống, tính liên tục theo yêu cầu phát triển nhân lực có chất lượng cao, chú trọng phát triển nhân tài, đội ngũ chuyên gia hàng đầu ngành. Xây dựng nhân lực cán bộ quản lý và nguồn đủ về số lượng và chất lượng đáp ứng cho sự hình thành và phát triển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

* Chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian tới: Đối với Sở GD – ĐT:

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý giáo dục và chỉ đạo, phối hợp, tổ chức biên soạn, cung cấp tài liệu cho các lớp được đào tạo, bồi dưỡng. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng theo quy định của Bộ GD - ĐT.

Quản lý, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý giáo dục của các PGD, của các đơn vị trực thuộc; cấp giấy chứng nhận hoàn thành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho nhà giáo.

Hợp đồng hoặc giao nhiệm vụ đối với các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý các cấp.

Tham mưu với UBND Tỉnh về nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và nhà giáo. Đảm bảo các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, tài liệu, trang thiết bị phục vụ công tác bồi dưỡng theo kế hoạch.

Đối với các PGD:

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và nhà giáo của phòng GD - ĐT: Báo cáo với UBND huyện, thành phố về các nội dung được đào tạo, bồi dưỡng, thành lập ban chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên giáo viên và cán bộ quản lý các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ở các địa phương; Phối hợp với các trung tâm giáo tục thường xuyên huyện, thành phố tổ chức điều tra, mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình của Bộ GD - ĐT đã quy định cho giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, đảm bảo cho tất cả các giáo viên các cấp của địa phương đều được tham gia bồi dưỡng.

Quản lý, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra công tác bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và nhà giáo của các nhà trường trực thuộc; cấp giấy chứng nhận hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho nhà giáo.

Hợp đồng hoặc giao nhiệm vụ đối với các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên giáo viên để bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở theo hình thức tập trung.

Đảm bảo các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, tài liệu, trang thiết bị phục vụ công tác bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo theo quy định.

Báo cáo công tác bồi dưỡng cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về Sở GD - ĐT, UBND huyện, thành phố theo quy định.

Đối với hiệu trưởng các trường

Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên (chương trình 3); xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên của nhà trường và tổ chức triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên theo Kế hoạch của Sở GD - ĐT (chương trình 2), của phịng GD - ĐT (chương trình 2) và của nhà trường theo thẩm quyền, trách nhiệm được giao.

Tổ chức đánh giá, tổng hợp, xếp loại, báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên theo quy định.

Thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước và của địa phương đối với nhà giáo được cử đi tham gia bồi dưỡng thường xuyên, đào tạo nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về cán bộ quản lý với việc đào tạo cán bộ quản lý ngành giáo dục tỉnh bà rịa – vũng tàu trong giai đoạn hiện nay (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)