Ưu điểm và nhược điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về cán bộ quản lý với việc đào tạo cán bộ quản lý ngành giáo dục tỉnh bà rịa – vũng tàu trong giai đoạn hiện nay (Trang 66 - 68)

Từ thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý ngành GD – ĐT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, qua các số liệu thống kê về trình độ chun mơn, trình độ lý luận chính trị và kiến thức quản lý Nhà nước, thấy được những mặt ưu điểm và nhược điểm:

* Về Ưu điểm

Do đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo và coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời Đảng, Nhà nước và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chú trọng quan tâm đến đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục.

Gần như tuyệt đối cán bộ quản lý trong ngành GD – ĐT đã được đào tạo về trình độ chun mơn thể hiện ở trình độ văn bằng, chứng chỉ. Có trình độ chun mơn cao, giỏi về trình độ chun mơn như: trình độ đại học và trên đại học chiếm tỉ lệ 88,66%. Đang dần đáp ứng chuẩn về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý có trình độ đại học trở lên.

Hầu hết cán bộ quản lý ngành giáo dục đều có trình độ lý luận chính trị và kiến thức quản lý Nhà nước. Điều này phản ánh được trình độ lý luận nhận thức và trình độ quản lý nhà nước về giáo dục của cán bộ quản lý ngành giáo dục tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cơ bản đáp ứng được yêu cầu của ngành. Được trang bị kiến thức về trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý Nhà nước để nắm bắt được đường lối, chủ trương, chính sách, nghị quyết, quyết định của Đảng, Nhà nước, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và của ngành GD – ĐT nói riêng.

Nữ giới là cán bộ quản lý chiếm tỉ lệ cao trong toàn ngành GD – ĐT với 61, 84%, và hơn một nửa là người đứng đầu các trường học với tỉ lệ 51,45% với

212 người. Điều này phản ánh được vai trò lớn nữ giới là cán bộ quản lý trong hệ thống giáo dục của tỉnh Bà - Rịa Vũng Tàu, phản ánh sự bình đẳng giới trong quản lý GD – ĐT.

* Về Nhược điểm

Cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chưa đồng bộ, chưa đi sâu sát vào trọng tâm sự nghiệp giáo dục đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục chuyên nghiệp.

Trong toàn ngành GD – ĐT, số cán bộ quản lý có trình độ chun mơn về dưới đại học vẫn còn với tỉ lệ 11,34%, đặc biệt vẫn còn số cán bộ quản lý có trình độ sơ cấp, trung cấp. Số cán bộ quản lý là nguồn nhân lực trình độ cao trên đại học vẫn còn thấp với tỉ lệ 6,06%, đặc biệt là trình độ tiến sĩ chỉ có 1 người với tỉ lệ 0,11%. Về chứng chỉ thì trình độ tin học và ngoại ngữ A tập trung phần lớn ở khối bậc học đầu tiên là mầm non với tỉ lệ tương ứng: 83,92%, 311 người và 73,71%, 350 người.

Vẫn còn số cán bộ quản lý chưa được đào tạo về trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý Nhà nước chiếm tỉ lệ 1,12% với 10 người và 1,23% với 11 người.

Số cán bộ quản lý là nữ chiếm tỉ lệ không đều trong các khối học và khối văn phòng, đặc biệt khối mầm non 100% là nữ; và có khối trên 50% là: khối tiểu học có tỉ lệ 53,68%, khối trường khuyết tật có tỉ lệ 60% và khối trường chuyên nghiệp có tỉ lệ là 50%; các khối còn lại chiếm tỉ lệ dưới 40%.

Cán bộ quản lý là những người đứng đầu các khối học và khối văn phịng có sự phân bố giới tính khơng đều: khối mầm non chiếm tỉ lệ 100%; khối trường khuyết tật có tỉ lệ là 50% với 1 người; khối tiểu học có tỉ lệ 38,73% với 55 người; khối trung học cơ sở có tỉ lệ 20% với 13 người; khối trung học phổ thơng có tỉ lệ 3,2% với 1 người; khối văn phịng Sở có tỉ lệ 9,09% với 1 người; và Ban Giám đốc có tỉ lệ 33,33% với 1 người. Trong khi đó có những khối khơng có người đứng đầu là cán bộ quản lý nữ như: khối trường chuyên nghiệp; khối trung tâm giáo dục thường xuyên; khối văn phòng PGD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về cán bộ quản lý với việc đào tạo cán bộ quản lý ngành giáo dục tỉnh bà rịa – vũng tàu trong giai đoạn hiện nay (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)