Điều đặc biệt nhất của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có 10 đền thờ cá voi, nhiều nhất ở miền Nam, lễ hội Nghinh Ông hay Tết của biển, là một sự kiện quan trọng trong đời sống văn hóa và tâm linh của dân chài nơi đây. Tỉnh có lễ hội Lệ Cơ ở Long Hải là lớn nhất, diễn ra từ 10/2 đến 12/2 âm lịch để thờ cúng Mẫu - Nữ thần và kết hợp cúng thần biển, bên cạnh đó vào ngày giỗ ơng Trần 20 tháng 2 (âm lịch) và tết trùng cửu 9 tháng 9 (âm lịch) tại Nhà Lớn Long Sơn có tổ chức lễ hội long trọng thu hút hàng chục ngàn người từ các nơi về tham dự. Các anh hùng nổi tiếng ở Bà Rịa - Vũng Tàu: Võ Thị Sáu, Cao Văn Ngọc, Huỳnh Tịnh Của, Lê Thành Duy, Trần Văn Quan…
Theo thống kê về y tế năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 98 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y Tế. Trong đó có 10 Bệnh viện, 6 phòng khám đa khoa khu vực và 82 Trạm y tế phường xã, với 1444 giường bệnh và 478 bác sĩ, 363 y sĩ, 644 y tá và khoảng 261 nữ hộ sinh.
Tính đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2013, trên địa bàn toàn tỉnh có 412 trường học: Trung học phổ thơng có 32, Trung học cơ sở có 85, Tiểu học có 142, Trung tâm giáo dục thường xuyên có, Trường khuyết tận có 2, Trường chuyên nghiệp có 4 và Trường Mầm non có 138 (theo website www: bariavungtau.edu.vn).
Điều kiện tự nhiên, kinh tiế - xã hội của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có những tác động thuận lợi đến việc phát triển nguồn nhân lực và lấy nguồn nhân lực là một nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội, đưa tỉnh trở thành tỉnh công nghiệp trọng điểm của cả nước trước năm 2015. Để hoàn thành mục tiêu này tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu phải đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục – đào tạo, phải tạo được sự chuyển biến cơ bản và toàn diện ngành giáo dục - đào tạo của tỉnh, nhất là chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực cán bộ quản lý ngành giáo dục.
2.1.2. Thực trạng cán bộ quản lý ngành giáo dục tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Tàu
Số lượng cán bộ quản lý ngành Giáo dục tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là 891 người, trong tổng số 17.319 cán bộ, công chức, viên chức (Sở GD – ĐT, thống
kê đến ngày 30 tháng 9 năm 2013) (xem thêm phụ lục I). Thực trạng cán bộ quản lý GD – ĐT được thống kê theo trình độ chun mơn, trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý Nhà nước. Số lượng cán bộ quản lý được thể hiện qua các bảng thống kê về: toàn ngành GD – ĐT; người đứng đầu (Hiệu trưởng / Giám đốc trung tâm); Ban Giám đốc Sở cùng các Trưởng phịng chun mơn của Sở và các Trưởng phịng Giáo dục; giới tính theo khối học và khối văn phòng [nguồn tổng hợp từ: 77, 81, 115].