Cách đối đãi với cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về cán bộ quản lý với việc đào tạo cán bộ quản lý ngành giáo dục tỉnh bà rịa – vũng tàu trong giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 52)

* Chính sách cán bộ: Đối đãi với cán bộ là việc rất khó. Muốn đối đãi với cán bộ được tốt thì phải có chính sách với cán bộ tốt. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính sách đối đãi với cán bộ phải chú ý những việc sau: “Hiểu biết cán bộ, Khéo dùng cán bộ, Cất nhắc cán bộ, Thương yêu cán bộ, Phê bình cán bộ” [49, tr. 317].

* Tiêu chí lựa chọn cán bộ: Lựa chọn cán bộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh theo những tiêu chí sau: lịng trung thành; hăng hái; gần gũi với dân chúng; hiểu

dân chúng; chú ý đến lợi ích dân chúng; người kiên quyết; gan góc khơng sợ khó khăn; người có sáng kiến; người ln ln giữ đúng kỷ luật. Ngoài ra cần phải

liên lạc, hợp tác với những người có đạo đức, tài năng ngồi đảng, để họ đem tài năng giúp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, xây dựng xã hội mới, xã hội chủ nghĩa và giải phóng con người: “Chúng ta phải thật thà đoàn kết với họ, nâng đỡ họ. Phải thân thiết với họ, gần gụi họ, đem tài năng của họ giúp ích vào công cuộc kháng chiến cứu nước”. Muốn làm được điều này thì: “chúng ta phải tẩy sạch các bệnh kiêu ngạo, bệnh hẹp hòi, bệnh bao biện” [49, 315 – 316].

* Cách đối đãi với cán bộ - Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì có năm cách đối đãi với cán bộ: chỉ đạo, nâng cao, kiểm tra, cải tạo và giúp đỡ.

Chỉ đạo: Khi đã có đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Chính

phủ chỉ đường, tùy vào những hồn cảnh thực tế, cụ thể mà giao việc cho cán bộ làm, phụ trách, công tác. Thông qua chỉ đạo thực tế để cán bộ lãnh đạo, quản lý phát triển được hết tài năng của mình, phát huy những năng lực, sách kiến, dù có sai sót một ít so với đường lối của Đảng cũng không sợ. Khi đã trao cho họ phải hoàn toàn tin họ, không nên sớm ra lệnh này, trưa đổi lệnh khác: “dù sai lầm chút ít cũng khơng sợ” [49, tr. 316].

Nâng cao: nâng cao trình độ năng lực của cán bộ quản lý nhu cầu tất yếu,

thường xuyên, liên tục để phục vụ công việc. Nếu cán bộ quản lý không chịu nâng cao trình độ năng lực bằng tự học hay thơng qua các lớp huấn luyện đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, sẽ không tiến bộ, không bắt kịp được với sự phát triển của cách mạng đang tiến lên và làm vật cản trên con đường phát triển của sự nghiệp cách mạng. Nâng cao ở đây là nâng cao lý luận, cách làm việc như vậy mới: “làm cho tư tưởng, năng lực của họ ngày càng tiến bộ” [49, tr. 316].

Kiểm tra: là công việc thường xuyên của cán bộ quản lý. Mục đích kiểm

tra là xem việc công tác, phụ trách, học tập, tu dưỡng… của cán bộ một cách thường xuyên . Kiểm tra để giúp cán bộ quản lý biết được cái sai, cái khuyết điểm của mình để họ sửa chữa và phát triển ưu điểm. Tránh việc giao công việc xong không chú ý đến, đến lúc cán bộ thất bại mới chú ý thế là không biết yêu dấu cán bộ, phải luôn luôn quan tâm để giúp đỡ họ, kể kể khi họ sai lầm: “Giúp họ sửa chữa những chỗ sai lầm. Khen ngợi họ lúc họ làm được việc. Và phải ln ln kiểm sốt cán bộ” [49, tr. 316, 314].

Cải tạo: là cải tạo những khuyến điểm sai lầm mà cán bộ quản lý mắc

phải. Con người thì ai cũng có sai lầm khuyết điểm. Khi có khuyết điểm, sai lầm thì nên phân loại ra để có cách giúp cán bộ sửa chữa, chứ không phải một sai lầm mà đã vội cho họ là "cơ hội chủ nghĩa", đã "cảnh cáo", đã "tạm khai trừ". Cách tốt nhất là phải phê bình cán bộ quản lý, phê bình cho đúng, phê bình về việc làm chứ khơng phê bình con người: “Khơng phải vài ba tháng, hoặc vài ba năm, mà đào tạo được một người cán bộ tốt” [49, tr. 322].

Giúp đỡ: dùng lòng thân ái mà giúp đỡ, thương yêu cán bộ. Thương yêu

cán bộ không phải là nuông chiều, mà giúp họ học tập thêm, tiến bộ thêm, giúp họ những vấn đề khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, đó là tinh thần lớn với cán bộ và thể hiện được tình thân ái đồn kết trong Đảng. Có được như vậy, cán bộ mới toàn tâm, toàn ý tập trung được vào cơng việc của mình đã được Đảng và Chính phủ giao phó: “Giúp đỡ - Phải cho họ điều kiện sinh sống đầy đủ mà làm việc. Khi họ đau ốm, phải có thuốc thang. Tuỳ theo hoàn cảnh mà giúp họ giải quyết vấn đề gia đình. Những điều đó rất quan hệ với tinh thần của cán bộ, và sự thân ái đoàn kết trong Đảng” [49, tr. 316].

Như vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đối đãi với cán bộ phải có chính sách, tiêu chí lựa chọn cán bộ. Cách đối đãi cán bộ được thông qua các bước: chỉ đạo, nâng cao, kiểm tra, cải tạo, giúp đỡ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về cán bộ quản lý với việc đào tạo cán bộ quản lý ngành giáo dục tỉnh bà rịa – vũng tàu trong giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)