Phong cách của người cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về cán bộ quản lý với việc đào tạo cán bộ quản lý ngành giáo dục tỉnh bà rịa – vũng tàu trong giai đoạn hiện nay (Trang 39 - 42)

* Tác phong dân chủ: Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định thực hành dân

chủ là chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi cơng việc khó khăn, vì nước ta là nhà nước dân chủ nghĩa dân là chủ và làm chủ, cách lãnh đạo quản lý của cán bộ phải dân chủ: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ” [57, tr. 84]. Có tác phong lãnh đạo dân chủ mới làm cho cán bộ cấp dưới, quần chúng có ý kiến mới dám nói ra, dám phê bình mà không sợ trù dập và ngược lại: “Thành thử cấp trên với cấp dưới cách biệt nhau. Quần chúng với Đảng rời xa

nhau. Trên thì tưởng cái gì cũng tốt đẹp. Dưới thì có gì khơng dám nói ra. Họ khơng nói, khơng phải vì họ khơng có ý kiến, nhưng vì họ nghĩ nói ra cấp trên cũng khơng nghe, khơng xét, có khi lại bị "trù" là khác” [49, tr. 283]. Dân chủ,

sáng kiến, hăng hái là ba điều có quan hệ mật thiết chặt chẽ với nhau, làm hạn

chế nhiều khuyết điểm nhỏ hay tự sữa chữa những khuyết điểm nhỏ: “Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được khen ngợi, thì những người đó càng thêm hăng hái, và người khác cũng học theo. Và trong khi tăng thêm sáng kiến và hăng hái làm việc, thì những khuyết điểm lặt vặt, cũng tự sửa chữa được nhiều” [49, tr. 284]. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh tác phong dân chủ của cán bộ quản lý được thể hiện ở những mặt:

Thể hiện mối quan hệ gần gũi với quần chúng: Người cán bộ lãnh đạo,

quản lý phải gần gũi với nhân dân, liên hệ mật thiết với quần chúng, thật sự hịa mình vào cuộc sống quần chúng, học hỏi kinh nghiêm và tổng kết kinh nghiệm của quần chúng nhân dân. Khi cán bộ hiểu được dân chúng thì dân vùi lịng làm theo, như vậy các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ và Đồn thể mới được đưa vào áp dụng đúng thực tiễn của quần chúng nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi đó là làm theo cách quần chúng, phụ trách trước nhân dân: “Làm theo cách quần chúng. Việc gì cũng hỏi ý kiến dân chúng, cùng dân chúng bàn bạc. Giải thích cho dân chúng hiểu rõ. Được dân chúng đồng ý. Do dân chúng vui lòng ra sức làm” [49, tr. 334]. Tin quần chúng, học quần chúng, bàn bạc với quần chúng, nhưng cán bộ lãnh đạo, quản lý không theo đuôi quần chúng: “Chúng ta tuyệt đối không nên theo đuôi quần chúng” [49, tr. 338]. Đồng thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ ra rằng trái với lối làm việc quần chúng của cán bộ lãnh đạo, quản lý là làm việc theo cách quan liêu, không đi vào thực tế đời sống quần chúng, dẫn đến xa rời quần chúng, thế là không phụ trách trước dân: “Làm việc theo cách quan liêu. Cái gì cũng dùng mệnh lệnh. Ép dân chúng làm. Đóng cửa lại mà đặt kế hoạch, viết chương trình rồi đưa ra cột vào cổ dân chúng, bắt dân chúng theo” [49, tr. 333].

Thể hiện mối liên hệ giữa lãnh đạo cấp trên với cấp dưới: bất kỳ cơng tác

gì, cơ quan lãnh đạo cấp trên hay người lãnh đạo cấp trên cần phải hỏi người lãnh đạo, phụ trách của cơ quan cấp dưới. Mỗi khi có cơng việc liên quan đến

một ngành, một cơ quan thuộc cấp dưới, cán bộ lãnh đạo, quản lý phải dựa vào tình hình hoản cảnh, điều kiện của địa phương, cơ quan đó để đưa ra quyết định của mình và khi đưa ra quyết định rồi thì phải tổ chức thực hiện cho tốt: “Đối với mỗi địa phương, mỗi cơ quan, người lãnh đạo cấp trên cần phải xét cho rõ tình hình, hồn cảnh, và điều kiện cả địa phương hoặc cơ quan đó, mà quyết định việc gì là việc chính của thời kỳ nào. Khi đã quyết định, thì phải thực hành triệt để, cho đạt kết quả đã định” [49, tr. 332]. Người cán bộ lãnh đạo, quản lý cũng phải lắng nghe ý kiến của cấp dưới, học hỏi cấp dưới ở cơ quan, đồn thể, ngành mình một cách thiết thực ở con người và công việc cụ thể: “Bất kỳ người lãnh đạo nào, nếu không học tập nổi những việc thiết thực, những người thiết thực và những bộ phận thiết thực của cấp dưới, để rút kinh nghiệm, thì nhất định không biết chỉ đạo chung cho tất cả các bộ phận” [49, tr. 329].

Thể hiện ở việc miệng nói tay làm, là làm cho dân tin, dân phục: Người

cán bộ lãnh đạo, quản lý muốn hướng dẫn nhân dân làm thì mình phải làm trước, thông qua cách làm gương, nêu gương ở cần kiệm liêm chính để nhân dân noi theo. Có làm được vậy nhân dân mới tin, dân mới yêu, dân mới phục, một thái độ tâm phục, khẩu phục thực sự qua lời nói và hành động của cán bộ lãnh đạo, quản lý. Năm 1945, khi phát động phong trào lạc quyên thành lập hũ gạo cứu đói giúp đồng bào bị đói khi chờ ngơ, khoai và lương thực từ phong trào tăng gia sản xuất, trên cương vị là Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Người đã thực hiện trước: “Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo” [48, tr. 33]. Người khuyên cán bộ phải làm theo, phải làm gương siêng năng, tiết kiệm, trong sạch, chính đáng để dân tin tưởng: “Muốn được dân tin, dân phục, dân yêu, cán bộ phải tự mình làm đúng đời sống mới. Nghĩa là phải siêng năng, tiết kiệm, trong sạch, chính đáng” [49, tr. 240]. Ngược lại nói khơng đi đơi với làm là những cán bộ quản lý

dở: Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ quản lý phải nhận thức được rằng đối

với nhân dân khơng thể nói lý luận sng, chính trị sng, nhân dân cần trơng thấy lợi ích thiết thực, khơng xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân, phải chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh là nguồn gốc sinh ra tham ơ, lãng phí. Trong mọi cơng việc, phải tính tốn cân nhắc cẩn thận thì giờ là

vàng bạc: “Phải kiên quyết chống thói hội họp lu bù, mất thì giờ, hại sức khỏe mà khơng kết quả thiết thực” [57, tr. 70].

* Tự chịu trách nhiệm trước việc làm của mình

Cán bộ lãnh đạo, quản lý phải tự chịu trách nhiệm trước quần chúng nhân dân, trước Đảng, Chính phủ và Đoàn thể. Điều này đỏi hỏi cán bộ lãnh đạo, quản lý phải nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình, nâng cao trình độ, phương pháp quản lý tinh tế, quản lý các mặt (từ quản lý sản xuất, quản lý lao động, quản lý kỹ thuật, quản lý con người, quản lý vật tư, quản lý tiền bac…). Trong hoạt động lãnh đạo, quản lý nói chung, hoạt động quản lý khinh tế phải có những quy định cụ thể về quyền lực, quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ, lợi ích phải cồng khai, minh bạch, các mối quan hệ lợi ích hài hịa với mục đích cuối là phục vụ quần chúng nhân dân: “Muốn quản lý tốt, phải nâng cao tinh thần trách nhiệm” [55, tr. 572].

Như vây, theo Tư tưởng Hồ Chí Minh thì phong cách của người cán bộ quản lý thể hiện ở tác phong quần chúng: gần gũi với nhân dân, dân chủ với quần chúng, nói đi đơi với làm và tác phong tự chịu trách nhiệm trước nhân dân, Đảng, Chính phủ, Đồn thể về việc làm của mình.

1.3. Đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng cán bộ quản lý 1.3.1. Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý 1.3.1. Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về cán bộ quản lý với việc đào tạo cán bộ quản lý ngành giáo dục tỉnh bà rịa – vũng tàu trong giai đoạn hiện nay (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)