Hiểu biết cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về cán bộ quản lý với việc đào tạo cán bộ quản lý ngành giáo dục tỉnh bà rịa – vũng tàu trong giai đoạn hiện nay (Trang 48 - 50)

* Biết mình, biết người

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh Đảng ta có hàng vạn cán bộ quản lý, ở nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau: sĩ, cơng, nơng, binh, thương đều có. Trình độ văn hóa, chun mơn và trình độ lý luận chính trị, nhận thức, tính tình cá nhân, tâm lý, khát vọng của cán bộ cũng khác nhau…Làm thế nào để đối đãi, hiểu biết với mọi người đó là một vấn đề rất trọng yếu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên mấy điểm lớn về chính sách cán bộ, trong đó vấn đề trước tiên là phải

hiểu biết cán bộ.

Muốn hiểu được cán bộ, trước tiên người cán bộ quản lý phải biết được mình như thế nào, sau đó mới biết đến người khác được. Cán bộ quản lý không tự biết rõ phải trái của mình thì khơng thể biết rõ phải trái của người khác: “Biết người, cố nhiên là khó. Tự biết mình, cũng khơng phải là dễ” [49, tr. 317]. Nếu cán bộ quản lý không tự biết được điều hay, lẽ phải trái của mình thì khơng thể nhận rõ người cán bộ tốt hay xấu được. Vấn đề người cán bộ quản lý phải tự biết mình tốt, xấu như thế nào, đặc biệt là chỗ xấu để sửa, mình càng ít khuyết điểm thì cách xem, đánh giá, nhận xét cán bộ càng đúng: “Muốn biết rõ cán bộ, muốn đối đãi một cách đúng đắn các hạng người, trước hết phải sửa những khuyết điểm của mình. Mình càng ít khuyết điểm thì cách xem xét cán bộ càng đúng” [49, tr. 317]. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra bốn chứng bệnh có hại đến việc xem xét cán bộ, nếu cán bộ mắc một trong bốn chứng bệnh này thì khơng bao giờ nhìn rõ được cái mình cần nhìn: “1.Tự cao tự đại, 2. Ưa người ta nịnh mình, 3. Do lịng u, ghét của mình mà đối với người, 4. Đem một cái khuôn khổ nhất định, chật hẹp mà lắp vào tất cả mọi người khác nhau. Phạm một trong bốn bệnh đó thì cũng như mắt đã mang kính có màu, khơng bao giờ thấu rõ cái mặt thật của những cái mình trơng”; “Cũng vì bệnh hẹp hịi mà khơng biết dùng nhân tài, việc gì cũng ơm lấy hết” [49, tr. 317, 278]. Khi biết được mình, biết được người, người cán bộ quản lý khi sử dụng cán bộ phải sử dụng người tài năng, đức độ, sở trường của họ vào vị trí cơng việc họ và người đó phải gần gũi với quần chúng nhân dân, được quần chúng nhân dân tin cậy và mến phục: “Cất

nhắc cán bộ là một cơng tác cần kíp. Khi cất nhắc một cán bộ, cần phải xét rõ người đó có gần gụi quần chúng, có được quần chúng tin cậy và mến phục không. Lại phải xem người ấy xứng với việc gì. Nếu người có tài mà dùng không đúng tài của họ, cũng không được việc” [49, tr. 314].

* Cách xem xét, đánh giá

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh khi xem xét cán bộ, người cán bộ quản lý không thể lấy quá khứ áp dụng cho hiện tại hay từ hiện tại mà suy diễn cho tương lai được, phải nhìn nhận cán bộ trong sự biến hóa, một cách khoa học, không thể xem xét tùy tiện, vô nguyên tắc, do lịng u, nghét của mình. Một người cán bộ khi trước có sai lầm, khơng phải vì thế mà sai lầm mãi và cũng có cán bộ đến nay chưa bị sai lầm, nhưng chắc gì sau này khơng phạm sai lầm: “Trong thế giới, cái gì cũng biến hố. Tư tưởng của người cũng biến hố. Vì vậy cách xem xét cán bộ, quyết không nên chấp nhất, vì nó cũng phải biến hố” [49, tr. 318]. Xem xét cán bộ khơng chỉ xem mặt ngồi, mà cịn phải xem tính chất của họ. Cách xem này là cách xem toàn diện, khoa học về một con người, không để lọt những kẻ cơ hội, luồn cúi chui vào hàng ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, như vậy là hại cho Đảng, Chính phủ và nhân dân: “khơng chỉ xem ngồi mặt mà cịn phải xem tính chất của họ. Không chỉ xem một việc, một lúc mà phải xem toàn cả lịch sử, tồn cả cơng việc của họ” [49, tr. 318].

Cách đánh giá cán bộ tốt theo Chủ tịch Hồ Chí Minh rất độc đáo làm chúng ta phải suy ngẫm: “Ai mà hay khoe công việc, hay a dua, tìm việc nhỏ mà làm, trước mặt thì theo mệnh lệnh, sau lưng thì trái mệnh lệnh, hay cơng kích người khác, hay tự tâng bốc mình, những người như thế, tuy họ làm được việc, cũng không phải cán bộ tốt. Ai cứ cắm đầu làm việc, không ham khoe khoang, ăn nói ngay thẳng, khơng che giấu khuyết điểm của mình, khơng ham việc dễ, tránh việc khó, bao giờ cũng kiên quyết làm theo mệnh lệnh của Đảng, vô luận hồn cảnh thế nào, lịng họ cũng không thay đổi, những người như thế, dù công tác kém một chút cũng là cán bộ tốt. Người ở đời, ai cũng có chỗ tốt và chỗ xấu. Ta phải khéo nâng cao chỗ tốt, khéo sửa chữa chỗ xấu cho họ.. Cho nên ta phải khéo nâng cao chỗ tốt, khéo sửa chữa chỗ xấu cho họ” [49, tr. 318].

Như vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn hiểu biết cán bộ, cán bộ quản lý phải biết được mình như thế nào, có thế mới biết được người khác để xem xét đánh giá cán bộ. Khi xem xét đánh giá cán bộ, người cán bộ quản lý phải nhìn ở nhiều khía cạnh khác nhau một cách toàn diện, khoa học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về cán bộ quản lý với việc đào tạo cán bộ quản lý ngành giáo dục tỉnh bà rịa – vũng tàu trong giai đoạn hiện nay (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)