Đào tạo ra những người có tài đức cho đất nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về cán bộ quản lý với việc đào tạo cán bộ quản lý ngành giáo dục tỉnh bà rịa – vũng tàu trong giai đoạn hiện nay (Trang 31 - 34)

Ngoài chức năng và nhiệm vụ chung của cán bộ quản lý, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh cán bộ quản lý ngành giáo dục cịn phải có chức năng và nhiệm vụ riêng mang đặc thù của ngành là đào tạo ra những người tài đức cho đất nước. Đào tạo ra những người có tài đức cho đất nước thể hiện ở:

* Đào tạo những công dân tương lai của đất nước:

Cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục phải xây dựng chương trình đào tạo cho thế hệ học trị là những cơng dân tương lai của đất nước là phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân. Có xây dựng được chương trình đào tạo như vậy mới thực hiện được nhiệm vụ của đào tạo trong ngành giáo dục tới từng cấp học và sát với tình hình thực tiễn của sự nghiệp cách mạng. Dạy phải dạy cả tài lẫn đức: “tài là văn hố, chun mơn, đức là chính trị” [56, tr. 270]. Học phải học đạo đức công dân, là học đạo đức cách mạng, đó là cái gốc, khơng có cái gốc của đức thì khơng thể trung thành với Tổ quốc, với nhân dân. Có được chương trình đào tạo như vậy thì những người lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục mới làm trịn được nhiệm vụ của Đảng, Chính phủ giao phó: “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc, rất là quan trọng. Nếu khơng có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vơ dụng. Đạo đức cách mạng là triệt để trung thành với cách mạng, một lòng một dạ phục vụ nhân dân” [58, tr. 400]. Hoàn thành được mục tiêu đào tạo này thì trách nhiệm thuộc về những nhà giáo, những cán bộ lãnh đạo, quản lý giáo dục: “Trách nhiệm nặng nề và vẻ

vang của người thầy dạy là: chăm lo dạy dỗ con em của nhân dân thành người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà” [52, tr. 448].

* Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục:

Cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục vừa là cán bộ chuyên môn, vừa là nhà giáo truyền đạt kiến thức đến mọi tầng lớp nhân dân. Cán bộ lãnh đạo, quản lý không được kiêu ngạo, tự mãn cho mình giỏi, phải khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn, năng lực quản lý của mình. Để trở thành những người lãnh đạo, quản lý chuyên nghiệp ở đơn vị mình, trong ngành giáo dục, kịp với thời đại, không bị lạc hậu, phải cố gắng học tập để cải tạo mình, cải tạo tư tưởng mình và góp phần cải tạo xã hội, để đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc tiến lên: “Cán bộ và giáo viên cũng phải tiến bộ cho kịp thời đại thì mới làm được nhiệm vụ” [56, tr. 266]. Gắng học tập, nâng cao trình độ cả tài và đức: “chính trị là đức, chuyên mơn là tài. Có tài mà khơng có đức là hỏng” [56, tr. 269]. Huấn luyện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục thì phải chú trọng đến đức và tài, vì đức và tài là hai mối liên hệ bổ trợ cho nhau, hỗ trợ nhau tạo thành một con người hiền tài, đạo đức. Chính trị là linh hồn, chun mơn là

thể xác. Đã là cán bộ chun mơn thì phải có chính trị, có chun mơn mà

khơng có chính trị thì chỉ cịn cái xác khơng hồn. Phải có chính trị trước rồi có chun mơn, vì có chun mơn mà khơng có chính trị giỏi thì dù học giỏi mấy truyền đạt kiến thức đến nhân dân cũng hỏng, nhân dân không hiểu được đường

lối, chủ chương, chính sách của Đảng và Chính phủ: “Vì thế, các cơ, các chú là

những thầy giáo, những cán bộ giáo dục đều phải ln ln cố gắng học thêm, học chính trị, học chun mơn. Nếu khơng tiến bộ mãi, thì sẽ khơng theo kịp đà tiến chung, sẽ trở thành lạc hậu” [54, tr. 274].

Như vậy, Tư tưởng Hồ Chí Minh cán bộ quản lý có chức năng và nhiệm vụ: nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ; là cầu nối giữa Đảng, Chính phủ và quần chúng nhân dân; làm tròn nhiệm vụ Đảng, Chính phủ và nhân dân giao phó; nhiệm vụ cải tạo xã hội và chăm lo đời sống của nhân dân. Đối với cán bộ quản lý ngành giáo dục là đào tạo ra người tài đức cho đất nước.

1.2. Năng lực của cán bộ quản lý

1.2.1. Kiến thức, kỹ năng quản lý của cán bộ quản lý a. Quản lý con ngƣời, quản lý kinh tế a. Quản lý con ngƣời, quản lý kinh tế

Để đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên đến thắng lợi cuối cùng người cán bộ quản lý phải có tinh thần trách nhiệm, tự chịu trách nhiệm trước Đảng, Chính phủ, Đồn thể cơ quan và nhân dân. Đồng thời cán bộ quản lý không ngừng học tập để tự nâng cao bản thân, nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân, làm chủ nước nhà. Để làm được điều này người cán bộ quản lý phải có kiến thức, kỹ năng trong quản lý: quản lý về sản xuất, quản lý về lao động, quản lý vật tư, quản lý kỹ thuật, quản lý con người… nhất là quản lý về kinh tế tài chính. Cán bộ quản lý có được kiến thức, kỹ năng trong quản lý thì mới tăng cường và củng cố các việc quản lý được trên các mặt: quản lý sản xuất, quản lý vật tư, quản lý lao động, quản lý kỹ thuật, quản lý tiền bạc, quản lý cán bộ, v.v....Trong công cuộc xây dựng nước nhà, việc quản lý kinh tế tài chính là cực kỳ quan trọng, nếu người cán bộ quản lý khơng chặt chẽ thì cái gì thiếu khơng biết, cái gì thừa không hay, công việc sẽ bị bế tắc, phải thực hiện hai cuộc vận động “ba xây, ba chống” chống tham ơ, lãnh phí, quan liêu trong cơ quan, đồn thể. Làm được như vậy người cán bộ quản lý mới tiết kiệm được cho Đảng, Chính phủ mà trực tiếp là tiết kiệm cho chính sức nhân dân: “Nâng cao tinh thần trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế tài chính, cải tiến kỹ thuật, chống tham ơ, lãng phí, quan liêu” [58, tr. 140].

Cũng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh kỹ năng, kiến thức quản lý của cán bộ quản lý được thể hiện ở tài lãnh đạo và tổ chức việc dùng người. Cán bộ quản lý khi dùng người, phải dùng người hăng hái trung kiên cho tổ chức đơn vị của mình, do đức tính trung kiên đó mà nâng cao người vừa vừa và kéo người kém tiến lên. Muốn có tổ chức trước hết phải có người lãnh đạo, có người tổ chức, có quần chúng tham gia thực hiện: “Bất kỳ nơi nào có quần chúng, thì nhất định có ba hạng người: hạng hăng hái, hạng vừa vừa, và hạng kém. Mà trong ba hạng đó, hạng vừa vừa, hạng ở giữa, nhiều hơn hết, hạng hăng hái và hạng kém đều ít hơn” [49, tr. 329]. Nói đến năng lực lãnh đạo và tổ chức của cán bộ quản lý phải thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ và động viên

quần chúng nhân dân thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ. Cán bộ khơng có khả năng này thì khơng xứng đáng là đày tớ trung thành của dân. Muốn làm được điều này thành cơng thì phải có cán bộ quản lý tốt, khơng được kiêu ngạo lên mặt là ông quan cách mạng, mà phải hiểu thấu nhân dân, làm cho dân tin, dân phục dân yêu thì làm việc gì cũng thành cơng: “Mn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém” [49, tr. 280].

Như vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh người cán bộ quản lý phải có kỹ năng, kiến thức quản lý về mọi mặt, đặc biệt là quản lý con người và quản lý kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về cán bộ quản lý với việc đào tạo cán bộ quản lý ngành giáo dục tỉnh bà rịa – vũng tàu trong giai đoạn hiện nay (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)