7. Kết cấu của luận văn
1.3. Các nội dung phát triển du lịch và tiêu chí đánh giá
1.3.1.1. Quy hoạch phát triển du lịch
Theo nghĩa rộng, quy hoạch phát triển du lịch có thể đƣợc coi là một hoạt động đa chiều và hƣớng tới một thể thống nhất trong tƣơng lai. Nó liên quan đến các yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội và công nghệ; liên quan đến sự phân tích quá khứ, hiện tại và tƣơng lai của một điểm đến du lịch. Quy hoạch cũng đề cập đến sự lựa chọn một chƣơng trình hành động với nhiều phƣơng án đặt ra. Nó liên quan đến việc thiết lập các mục tiêu cơ bản cho điểm đến để làm căn cứ cho các kế hoạch hành động hỗ trợ khác tiếp theo.
Theo nghĩa hẹp, quy hoạch phát triển du lịch có thể đƣợc coi là việc xây dựng trƣớc một kế hoạch (hoặc một phƣơng pháp) để đánh giá tình huống hiện tại, dự báo tình huống tƣơng lai và lựa chọn một chƣơng trình hành động phù hợp để tạo đƣợc nhiều cơ hội sẵn có nhất cho sự phát triển điểm đến du lịch. [3, tr. 255]
Hay ở Điều 17 chƣơng 3 của Luật du lịch có đề cập đến vấn đề quy hoạch phát triển du lịch nhƣ sau:
- Quy hoạch phát triển du lịch là quy hoạch ngành, gồm quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và quy hoạch cụ thể phát triển du lịch.
- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đƣợc lập cho phạm vi cả nƣớc, vùng du lịch, địa bàn du lịch trọng điểm, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng, khu du lịch quốc gia.
- Quy hoạch cụ thể phát triển du lịch đƣợc lập cho các khu chức năng trong khu du lịch quốc gia, khu du lịch địa phƣơng, điểm du lịch quốc gia có tài nguyên du lịch tự nhiên.
Trên cả phƣơng diện lý luận và thực tiễn, sự phát triển du lịch trên một địa bàn cụ thể cần phải có sự quy hoạch bởi vì những lý do sau :
Theo quan điểm của lý thuyết marketing về chu kỳ sống của sản phẩm thì bất cứ một điểm đến du lịch nào cũng đều sẽ trải qua 4 giai đoạn cơ bản trong quá trình phát triển của mình (hình thành, phát triển, bão hòa và suy thoái). Nên, để đạt đƣợc những lợi ích lâu dài các điểm đến phải tìm mọi cách kéo dài chu kỳ sống của mình. Điều đó có nghĩa là phải dự báo trƣớc đƣợc những thay đổi để có những hành động cụ thể ngăn chặn hoặc giảm thiểu những rủi ro – đó chính là nội dung của quy hoạch phát triển.
Du lịch là hoạt động mang tính hai mặt rõ rệt, trên thực tế nhiều khi vì những lợi ích kinh tế trƣớc mắt mà du lịch đem lại quên đi những tác hại thì sẽ dẫn tới hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, để phát triển bền vững thì mọi điểm đến cần phải xây dựng đƣợc một hệ thống để kiểm soát quá trình phát triển để hạn chế những vấn đề tiêu cực mà du lịch có thể gây ra.