Các cơ hội để phát triển ngành du lịchPhú Yên (O)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh phú yên đến năm 2020 b (Trang 94 - 95)

Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN

3.3. Phân tích swot cho du lịch tỉnh Phú Yên

3.3.3. Các cơ hội để phát triển ngành du lịchPhú Yên (O)

Thị trƣờng du lịch nghỉ dƣỡng biển, nâng cao sức khỏe, du lịch sinh thái, là những lĩnh vực sẽ có tốc độ tăng trƣởng nhanh nhất, do nhịp độ đô thị hoá ngày càng diễn ra nhanh, ô nhiễm môi trƣờng trở thành hiểm hoạ đối với con ngƣời.

Việt Nam đƣợc các tổ chức quốc tế đánh giá là điểm du lịch an toàn nhất trong vùng Châu Á – Thái Bình Dƣơng; đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam mến khách, thân thiện.

Hệ thống luật pháp Việt Nam đang từng bƣớc hoàn thiện mà điển hình là sự ra đời của Luật du lịch năm 2006 đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi để phát triển du lịch.

Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập với việc gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới, đang và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch phát triển. Việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào đầu năm 2007 đã tạo ra ba cơ hội lớn cho ngành du lịch trong tƣơng lai: Đó là sự tăng trƣởng của dòng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam, tăng sự thu hút vồn đầu tƣ nƣớc ngoài vào du lịch để phát triển cơ sở hạ tầng nâng cao năng lực phục vụ khách du lịch trong và ngoài nƣớc, đặc biệt là du lịch MICE, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Đến nay, Việt Nam đã ký 56 Hiệp định và thỏa thuận về miễn thị thực với 55 nƣớc. Đặc biệt là việc bỏVISA đối với công dân một số nƣớc ASIAN và Nhật Bản, Hàn Quốc, các nƣớc ở khu vực Bắc Âu…..mở thêm các đƣờng bay trực tiếp Việt Nam – Hoa Kỳ, Việt Nam – Hàn Quốc…..cũng góp phần thu hút thêm khách du

Đảng và nhà nƣớc tiếp tục quan tâm và có chính sách đổi mới trong phát triển du lịch; Phát huy thành tựu tăng trƣởng giai đoạn trƣớc, Chiến lƣợc phát triển du lịch đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 sẽ đƣợc triển khai trong đó đặt trọng tâm ƣu tiên phát triển du lịch biển đảo. Đề án phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến 2020 đã đƣợc xây dựng trình Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt. Khi triển khai sẽ tạo ra chuỗi các sản phẩm du lịch gắn với biển, đặc biệt là nghỉ dƣỡng biển, giải trí và thể thao biển sẽ làm nổi bật hình ảnh du lịch Việt Nam. Hiệu quả hoạt động du lịch sẽ đƣợc nâng lên rõ rệt nhờ hệ thống sản phẩm du lịch biển đa dạng có chất lƣợng cao, có thƣơng hiệu nổi bật đƣợc thị trƣờng mến mộ. Du lịch biển Việt Nam sẽ trở thành thƣơng hiệu lớn có sức cạnh tranh trong khu vực.

Xu hƣớng du lịch từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam đang là thời cơ cho du lịch Việt Nam là điểm đến mới trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dƣơng năng động và hấp dẫn. Du lịch biển Việt Nam sẽ trở lên hấp dẫn và thu hút mạnh mẽ khách du lịch đến từ Đông Bắc Á và Châu Âu. Một trong những lợi thế so sánh trong cạnh tranh khu vực đó là vị thế đặc biệt của Việt Nam trong quan hệ hữu nghị truyền thống với các nƣớc Đông Âu và Nga. Những thị trƣờng mới nổi có tiềm năng và dễ tính này sẽ tìm thấy sự hài lòng ở một Việt Nam là thiên đƣờng của sự ấm áp và kỳ thú. Mặt khác, sự thoái trào của các khu du lịch biển nổi tiếng ở Địa Trung Hải, Thái Bình Dƣơng và Caribe đang tạo cơ hội to lớn cho những khu du lịch biển mới nổi ở Việt Nam, là điểm đến mới lạ và đƣợc thiết kế theo phong cách mới gắn với bản sắc địa phƣơng.

Vùng duyên hải Nam Trung bộ trong đó có Phú Yên tiếp tục là địa chỉ lý tƣởng cho du lịch nghỉ dƣỡng biển, thể thao và giải trí gắn với sinh thái biển và văn hóa miền biển. Các nguồn lực đầu tƣ vào du lịch biển của vùng tiếp tục tăng cùng với các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực đƣợc cải thiện đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh phú yên đến năm 2020 b (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)