7. Kết cấu của luận văn
1.3. Các nội dung phát triển du lịch và tiêu chí đánh giá
1.3.1.3. Định hình sản phẩm du lịch
Sở thích, thị hiếu và nhu cầu của du khách rất lớn, rất đa dạng và thƣờng xuyên thay đổi. Chính vì vậy, cần phải tiến hành phân loại các loại hình du lịch, chuyên môn và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu du khách.
Theo quan điểm Marketting: "sản phẩm du lịch là những hàng hoá và dịch vụ có thể thoả mãn nhu cầu của khách du lịch, mà các doanh nghiệp du lịch đƣa ra chào bán trên thị trƣờng, với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm và tiêu dùng của khách du lịch".
Phân loại sản phẩm du lịch:
Sản phẩm vật chất: Là những sản phẩm hữu hình (hàng hoá) đƣợc các doanh nghiệp du lịch cung cấp cho khách du lịch.
Sản phẩm phi vật chất: Là những sản phẩm dịch vụ tồn tại dƣới dạng vô hình thể hiện ở một sự trải nghiệm, một giá trị tinh thần hoặc một sự hài lòng hay không hài lòng.
Đặc trƣng của sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch có tính tổng hợp (xuất phát từ nhu cầu du lịch tổng hợp của khách du lịch, do nhiều doanh nghiệp cung ứng khác nhau tạo ra sản phẩm du lịch tổng thể). Sản phẩm du lịch chủ yếu tồn tại ở dạng vô hình vì sản phẩm dịch vụ không tồn tại dƣới dạng vật chất nên khách du lịch chỉ cảm nhận sản phẩm chứ không nhìn thấy, không cầm nắm đƣợc các dịch vụ đó nhƣ các hàng hoá khác, không mang đƣợc chúng về nhà sau khi mua. Không vận chuyển sản phẩm dịch vụ trong không gian nhƣ các hàng hoá thông thƣờng khác. Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm du lịch diễn ra đồng thời.
Có thể nói sản phẩm là yếu tố quyết định đến sự phát triển du lịch, do đó cần tập trung đầu tƣ vào việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù cho từng khu vực, đa dạng hóa sản phẩm du lịch và phải xem nhu cầu du khách quyết định sản phẩm du lịch, bên cạnh đó xây dựng sản phẩm du lịch cần tăng cƣờng sự liên kết, để có sản
phẩm du lịch cần có sự liên kết không chỉ trong ngành du lịch mà cả ngoài ngành du lịch, không chỉ trong một địa phƣơng mà cả các địa phƣơng trong và ngoài nƣớc.