Liên kết hợp tác phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh phú yên đến năm 2020 b (Trang 36 - 38)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Một số bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch của các địa phƣơng

1.4.1. Liên kết hợp tác phát triển du lịch

Thành phố Hồ Chí Minh có ƣu thế về vị trí địa lý: là cửa ngõ quốc tế đón khách du lịch và là đầu mối giao thông đƣờng bộ và trung chuyển khách du lịch của phía Nam.

Sự liên kết phối hợp giữa ngành du lịch các địa phƣơng trong vùng sẽ đem lại lợi ích nhiều mặt cho mỗi bên: thế mạnh của thành phố Hồ Chí Minh sẽ hỗ trợ công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá và đem khách du lịch đến Đà Lạt và Bình Thuận; đồng thời, TNDL của hai địa phƣơng này sẽ góp phần làm phong phú các sản phẩm du lịch liên kết thành phố với các tỉnh.

Sự hợp tác liên kết phát triển du lịch đƣợc xác định theo các nội dung chủ yếu sau:

- Thứ nhất: Phối hợp xây dựng và khai thác các tour tuyến.

Trong những năm qua, sự phối hợp phát triển du lịch giữa thành phố Hồ Chí Minh với hai tỉnh thành này đã đƣợc thể hiện cụ thể nhất là các tuyến du lịch nhƣ tuyến Hòn Rơm - Mũi Né (Phan Thiết), Hồ Chí Minh – Đà Lạt – Ninh Thuận … Sự phối hợp xây dựng và khai thác các tour tuyến đã làm đa dạng , phong phú thêm sản phẩm du lịch.

Trên lĩnh vực này, Tổng công ty du lịch Sài Gòn đã có vai trò rất lớn trong việc hợp tác với các địa phƣơng. Đến nay Saigon Tourist đã liên doanh với hai tỉnh để xây dựng các khách sạn lớn và các khu du lịch.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp du lịch của thành phố Hồ Chí Minh cũng đầu tƣ xây dựng tại Lâm Đồng, Phan Thiết… Các hoạt động đầu tƣ này đã tạo cơ hội cung cấp nhiều việc làm, nâng cao trình độ, tay nghề của đội ngũ nhân viên du lịch, đóng góp ngân sách và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tại các địa phƣơng.

- Thứ ba: đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Trên lĩnh vực này, thành phố Hồ Chí Minh là nơi có khả năng cung cấp đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh. Ngoài một số trƣờng đại học, cao đẳng có khoa đào tạo về du lịch, thành phố Hồ Chí Minh còn có hai trƣờng đào tạo nghề về du lịch cung cấp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp du lịch của thành phố và hai tỉnh. Sở du lịch TP Hồ Chí Minh cũng đã hợp tác với các cơ sở đào tạo, với các tổ chức trong nƣớc và quốc tế để mở các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên ngành du lịch thành phố và các tỉnh. Ngƣợc lại, hai tỉnh Đà Lạt và Bình Thuận cũng cung cấp cho thành phố Hồ Chí Minh một nguồn lao động dồi dào.

Những thuận lợi mang lại từ sự liên kết phối hợp phát triển du lịch là không thể phủ nhận đƣợc và là động lực thúc đẩy phát triển du lịch chung của toàn vùng. Tuy nhiên công tác tuyên truyền quảng bá các sự kiện du lịch giữa thành phố Hồ Chí Minh với các địa phƣơng thời gian qua chƣa đƣợc tổ chức chặt chẽ, và thiếu thông tin cung cấp từ Ban tổ chức của các địa phƣơng làm cho việc xây dựng, chào bán tour của các doanh nghiệp du lịch bị hạn chế. Hoạt động du lịch tại các địa điểm du lịch nổi tiếng vào mùa cao điểm thƣờng quá tải, dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, nâng giá tùy tiện và cắt giảm dịch vụ, chất lƣợng phục vụ kém… Chƣa có sự liên kết hợp tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch lâu dài và quy mô lớn giữa thành phố với các địa phƣơng nhằm khai thác thế mạnh hệ thống cơ sở đào tạo và đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm. Hoạt động liên kết đầu tƣ của du lịch thành phố Hồ Chí Minh với các địa phƣơng còn mang tính tự phát hoặc riêng lẻ vì mục đích kinh doanh của từng doanh nghiệp, chƣa có sự phối hợp đồng bộ trên quy mô

lớn của toàn ngành nhƣ: liên kết phối hợp đầu tƣ chung, hoặc phân vùng đầu tƣ tại các địa phƣơng để giao cho các đơn vị kinh doanh du lịch theo thế mạnh của từng đơn vị.

Qua những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế từ việc liên kết phát triển du lịch giữa các địa phƣơng trên, cho thấy cần có một số chiến lƣợc hợp tác lâu dài, toàn diện hơn giữa các địa phƣơng ở nhiều cấp, Sở, Ban, Ngành và trên nhiều lĩnh vực nhƣ đầu tƣ, xây dựng sản phẩm mới, khai thác các sự kiện lễ hội, tham gia hội chợ triển lãm du lịch trong và ngoài nƣớc để xúc tiến quảng bá sự phát triển chung của du lịch toàn vùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh phú yên đến năm 2020 b (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)