Các sự kiện đặc biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh phú yên đến năm 2020 b (Trang 53 - 57)

Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN

2.1. Điều kiện phát triển du lịch tỉnh Phú Yên

2.1.1.5. Các sự kiện đặc biệt

Trong những năm gần đây, Phú Yên thƣờng xuyên đăng cai tổ chức các sự kiện lớn. Đây cũng là những sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng

nhân dân và bạn bè thế giới. Bên cạnh mục đích tham gia các sự kiện đặc biệt đó, khách luôn có sự quan tâm đặc biệt tới các hoạt động tham quan du lịch. Ngoài việc thu hút trực tiếp khách du lịch thì các sự kiện này còn là cơ hội rất tốt để quảng bá cho du lịch tỉnh nhà.

- Olympic ca nhạc châu Á đƣợc tổ chức tại Việt Nam, lần đầu tiên Việt Nam đƣợc đăng cai sự kiện âm nhạc lớn nhất châu Á. Cuộc thi diễn ra vào mùa hè năm 2011 tại thành phố Tuy Hòa (Phú Yên).

- Cũng trong năm 2011, tỉnh Phú Yên đăng cai tổ chức sự kiện Năm du lịch quốc gia duyên hải Nam Trung bộ với chủ đề “Du lịch biển đảo”. Đây cũng là năm kỷ niệm 400 năm quá trình hình thành và phát triển của tỉnh Phú Yên.

- Đăng cai tổ chức Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 17

- Đăng cai tổ chức Hội chợ thƣơng mại quốc tế miền Trung – Tây Nguyên 2011

- Đăng cai tổ chức cuộc thi “Duyên dáng Việt Nam 23”

- ...v…..v……và trong năm 2012 sẽ có khoảng 14 sự kiện lớn, nhỏ đƣợc diễn ra ở Phú Yên, sẽ thu hút nhiều khách du lịch đến đây.

2.1.1.6. Các điều kiện hỗ trợ khác* Chính quyền địa phương * Chính quyền địa phương

Chính quyền Phú Yên luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi, thực hiện đầy đủ các chính sách ƣu đãi đầu tƣ, đẩy mạnh cải cách hành chính, đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đến Phú Yên đầu tƣ vào lĩnh vực du lịch.

Để du lịch phát triển, tỉnh còn thực hiện các giải pháp mang tính đồng bộ nhƣng có trọng tâm trọng điểm, không dàn trải vì nhân lực và vật lực địa phƣơng không mạnh. Đó là việc tăng cƣờng sự lãnh đạo của cấp ủy, sự chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền, sự tích cực tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các tầng lớp nhân dân trong phát triển du lịch.

ban, ngành Trung ƣơng để huy động nguồn vốn đầu tƣ theo các chƣơng trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn BOT, BOO để đầu tƣ hạ tầng du lịch; thu hút dự án đầu tƣ từ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, các tổ chức hoạt động du lịch và đóng góp của cộng đồng phù hợp với xu hƣớng xã hội hóa đối với các hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trƣờng.

Các cơ quan chức năng khảo sát, phân loại lƣợng khách du lịch đến Phú Yên, đánh giá nhu cầu từng loại khách, trên cơ sở đó xây dựng đề án thu hút khách, trong đó chú trọng khách có khả năng chi trả cao và có nhu cầu lƣu trú tƣơng đối lâu. Công tác tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá du lịch trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng ở tỉnh, Trung ƣơng và các trang mạng đƣợc đẩy mạnh; tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, đơn vị đăng cai tổ chức các hội nghị, hội thảo cấp khu vực, cấp toàn quốc gắn với công tác quảng bá du lịch; tập trung xây dựng thƣơng hiệu, đa dạng hóa sản phẩm du lịch Phú Yên; thành lập Quỹ Hỗ trợ xúc tiến quảng bá du lịch của tỉnh. Công tác liên kết, hợp tác để phát triển du lịch phải thực hiện tốt. Việc tuyên truyền, vận động ngƣời dân nâng cao ý thức giữ gìn môi trƣờng thiên nhiên và môi trƣờng xã hội; xây dựng nếp sống văn minh, hiếu khách, cùng tham gia phát triển du lịch cộng đồng đƣợc chú trọng.

* Điều kiện về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên

Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam vào cuối năm 2010 và đầu năm 2011, dân số của Phú Yên là 885.438 ngƣời, số ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm 66.2 %; trong đó nữ chiếm 50,5%; dân số thành thị chiếm 20,3%, nông thôn chiếm 79,7%. Mật độ dân số trung bình 175 ngƣời/km2 . Dân cƣ phân bổ không đồng đều, miền núi 50 – 60 ngƣời/km2, các huyện đồng bằng ven biển 200 – 400 ngƣời/km2

, khu vực đô thị trên 1.300 ngƣời/km2.

Phú Yên là một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó ngƣời Kinh chiếm 95% và có mặt hầu hết các nơi trong tỉnh, ngƣời Ê Đê chiếm 2%, Chăm Hroi chiếm 2%, dân tộc Ba Na chiếm 0,4% còn lại là các dân tộc khác nhƣ Tày, Hoa, Nùng, Thái, Mƣờng, Gia Rai, Sán Dìu, Mnông, Mông…..

Các kiểu quần cƣ ở Phú Yên là cơ sở cho việc xác định không gian văn hóa khai thác phát triển du lịch.

Phú Yên đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế. Trong giai đoạn 2006-2011, GDP tăng bình quân gần 12.3%/năm. GDP bình quân đầu ngƣời tăng từ xấp xỉ 6,3 triệu đồng năm 2005 lên 15,8 triệu đồng năm 2011. Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách nhà nƣớc tăng bình quân 18,04%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đáng kể, còn 9% năm 2010 (giảm 2,42% so với năm trƣớc). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Sản xuất công nghiệp, dịch vụ đang chuyển từ quy mô nhỏ, manh mún sang quy mô lớn. Năm 2011, giá trị công nghiệp- xây dựng chiếm 34,4% trong cơ cấu GDP, tăng 0,2% so năm 2010, nông- lâm- thuỷ sản chiếm 29,2%, giảm 0,4% so năm 2010, dịch vụ chiếm 36,4%, tăng 0,2% so năm 2010. Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong từng ngành, lĩnh vực đang có sự chuyển dịch theo hƣớng nâng cao chất lƣợng và hiệu quả sản xuất.

Năm 2011, toàn tỉnh có 852,231 lao động đƣợc giải quyết việc làm. Với số dân tăng thêm từ 1,2 đến 1,4 vạn ngƣời, bình quân mỗi năm, Phú Yên có khoảng 1.000 ngƣời vào độ tuổi lao động. Về mặt phân bổ lao động trong các khu vực kinh tế thì phần lớn lao động của Phú Yên tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp, tỷ lệ lao động có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật tham gia vào lĩnh vực công nghiệp và dich vụ còn khá hạn chế.

Bên cạnh đó, hệ thống giáo dục đƣợc xây dựng, cũng cố và có những mức chuyển biến tích cực. Giáo dục vùng sâu, vùng xa đã có những tiến bộ, trình độ dân trí đƣợc nâng lên. Nhu cầu học tập của ngƣời dân đƣợc đáp ứng tốt hơn, cơ sở vật chất kỹ thuật các trƣờng đƣợc nâng cấp cải thiện. Mạng lƣới y tế không ngừng củng cố và phát triển.

Nhìn chung tổng thể, cùng với tiến trình phát triển chung của đất nƣớc thì mức sống của ngƣời dân Phú Yên đã đƣợc cải thiện đáng kể, trình độ dân trí cũng đƣợc nâng lên. Tất cả những điều này là điều kiện rất quan trọng có ảnh hƣởng đến

2.1.2. Điều kiện của cầu du lịch

Điều kiện của cầu du lịch ở đây đƣợc nghiên cứu dựa trên nguồn khách chính đến Phú Yên. Khách du lịch đến Phú Yên có hai nguồn khách chính, thứ nhất là khách du lịch theo các chƣơng trình du lịch trọn gói xuyên Việt và con số này chiếm 70%; thứ hai là khách hội nghị, hội thảo và khách mời tham gia các chƣơng trình sự kiện chiếm 30%.

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có du khách đến Phú Yên, trong đó thị trƣờng Đông Nam Á chiếm tỷ trọng trung bình 16,5%, Bắc Mỹ (chủ yếu là Mỹ và Canada) chiếm tỷ trọng trung bình 5,7%, thị trƣờng Đông Bắc Á chiếm tỷ trọng trung bình 5,3% còn lại là các thị trƣờng khác. Ngoài lƣợng khách này, là khách doanh nhân đi với mục đích hội nghị hội thảo. Tất cả các đối tƣợng này đều có khả năng chi trả cao, trình độ dân trí cao và cũng là khách đến từ các quốc gia có nền hòa bình chính trị ổn định, yêu chuộng hòa bình, thích mở rộng mối quan hệ ban giao, trao đổi văn hóa lẫn nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh phú yên đến năm 2020 b (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)