Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh phú yên đến năm 2020 b (Trang 124)

Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN

3.5. Một số kiến nghị

3.5.1.Cần có cơ chế chính sách đãi ngộ phù hợp để thu hút nguồn lao động

Trƣớc hết, các cơ sở kinh doanh du lịch nên tăng cƣờng công tác đào tạo tại chỗ.

Về phía chính quyền địa phƣơng, UBND tỉnh cần quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ cho Sở Văn hóa, Thể Thao - Du lịch mở các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về du lịch bằng nguồn ngân sách.

Cần xây dựng đề án lập khoa Du lịch hoặc bộ môn du lịch nằm trong Khoa Kinh tế có đào tạo cấp bằng đại học chuyên ngành du lịch của Trƣờng Đại học Phú Yên.

Hiện nay, hầu nhƣ sinh viên tốt nghiệp ra trƣơng đều không muốn về tỉnh làm việc. Điều này, một phần do lƣơng thấp, chế độ đãi ngộ không có. Để khắc phục tình trạng trên, nên tăng lƣơng, trả lƣơng một cách hợp lý, xứng đáng với các cá nhân xuất sắc; trả lƣơng theo năng lực, kết quả làm việc thay cho việc trả lƣơng theo thâm niên công tác; ngoài ra nên tạo điều kiện để các cán bộ đƣợc chủ động trong công việc, nên tin tƣởng, giao nhiệm vụ trọng trách cho tài năng trẻ và tăng cƣờng chế độ đãi ngộ chính sách phúc lợi đối với họ ví dụ nhƣ cấp nhà hoặc hỗ trợ mua nhà giá thấp để họ yên tâm làm việc tại tỉnh nhà.

3.5.2. Ban hành cơ chế chính sách đền bù thỏa đáng cho người dân vùng quy hoạch, đồng thời tạo công ăn việc làm, chỗ định cư mới cho người dân hoạch, đồng thời tạo công ăn việc làm, chỗ định cư mới cho người dân

Thế mạnh của du lịch Phú Yên là biển đảo, cho nên việc quy hoạch đầu tƣ cho du lịch vùng ven biển là tất yếu. Nhƣng hiện nay, việc xúc tiến các dự án này làm cho ngƣời dân vô cùng hoang mang, vì nó cứ mập mờ, không rõ ràng, ngƣời dân không biết lúc nào mình “bị đuổi ra khỏi” cái nơi mà mình đang sinh sống, con cái của họ sẽ thế nào khi mà cái nghề biển đã gắn với họ bao đời nay.

Cho nên phát triển du lịch biển phải gắn liền với tạo sinh kế bền vững cho cƣ dân vùng dự án, khi triển khai một dự án cần phải tính đến việc triển khai các hoạt động, chƣơng trình gắn kết giữa hoạt động của các dự án đầu tƣ và các hoạt động

ngƣời dân vào hoạt động kinh doanh của dự án; tạo ra sự hài hòa lợi ích giữa Nhà nƣớc, nhà doanh nghiệp và ngƣời dân. Một số biện pháp cụ thể nhƣ: công bố về các dự án một cách rõ ràng, cụ thể trên các phƣơng tiện đại chúng, thậm chí cần đến từng nhà, thôn xóm để giải thích, đặc biệt phải cho ngƣời dân biết sớm để họ có kế hoạch; khi giải tỏa phải đền bù thỏa đáng cho ngƣời dân, bên cạnh đó cần nhanh chóng tái định cƣ để ngƣời dân ổn đinh cuộc sống; đào tạo nghề thủ công mỹ nghệ cho họ kiếm sống, sử dụng nguồn lao đồng tại chỗ vào các dự án du lịch, tận dụng thuyền của ngƣ dân để đƣa khách tham quan các đảo, hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, xây dựng chƣơng trình du lịch sinh thái gắn với các khu bảo tồn biển, đào tạo nghề hƣớng dẫn viên du lịch….. tạo điều kiện cho ngƣời dân “cộng sinh” cùng dự án, gia tăng thu nhập từ các dự án đầu tƣ, hạn chế đƣợc tình trạng khai thác tận diệt các nguồn lợi thủy sản, gây tác động xấu đến môi trƣờng do tập quán cũ, do mất các nguồn lợi hiện có khi thực hiện dự án có thể gây ra.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở tập trung đánh giá đúng thực trạng hình thành và phát triển của du lịch Phú Yên trong thời gian qua, đồng thời qua việc phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội cũng nhƣ những thách thức đối với ngành du lịch tỉnh mà luận văn đã đề ra một số giải pháp nhằm đƣa ngành du lịch tỉnh Phú Yên phát triển nhanh và bền vững.

Giải pháp về tổ chức quản lý với yêu cầu đặc ra là nên Xây dựng đội ngũ cán bộ du lịch có năng lực phù hợp với nhu cầu quản lý và phát triển du lịch trong tiến trình hội nhập với khu vực và quốc tế; xây dựng nội quy, quy chế cụ thể, hợp lý giữa khai thác, kinh doanh du lịch với việc bảo vệ tài nguyên môi trƣờng với việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân trí, ý thức cho cộng đồng dân cƣ và khách du lịch.

Giải pháp đầu tƣ và thu hút vốn đầu tƣ phát triển du lịch: Trƣớc hết, cần đầu tƣ xây dựng đồng bộ và có trọng tâm, trọng điểm hệ thống cơ sở hạ tầng ở các khu, điểm du lịch; đầu tƣ xây dựng các khu, điểm du lịch có chất lƣợng cao, các công trình vui chơi giải trí, thể thao tổng hợp; đầu tƣ phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở lƣu trú có chất lƣợng và các công trình dịch vụ du lịch bổ trợ .

Xây dựng các sản phẩm du lịch đa dạng, mang đặc sắc riêng dựa trên thế mạnh về tiềm năng du lịch của Phú Yên

Giải pháp tuyên truyền, quảng bá du lịch: nên xây dựng và triển khai chƣơng trình khuyến mạivà thực hiện một số chiến dịch quảng bá và xúc tiến du lịch

Giải pháp phát triển nguồn nhân lực: tiếp tục tiến hành điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ cán bộ nhân viên và lao động hiện đang công tác và tham gia hoạt động kinh doanh du lịch trên phạm vi toàn tỉnh.

Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng du lịch: đây là vấn đề cấp bách và cần đƣợc quan tâm của ngành du lịch Phú Yên. Đối với vấn đề này trƣớc hết cần tăng cƣờng nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, thành phần kinh tế, cộng đồng, các chủ thể quản lý phát triển du lịch, quản lý di sản, tài nguyên về yêu cầu

KẾT LUẬN

Việc Phát triển du lịch của Phú Yên là phù hợp với xu thế của thời đại, phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.

Qua nghiên cứu đánh giá tiềm năng, thực trạng và đƣa ra các dự báo làm căn cứ cho các mục tiêu cụ thể mà ngành du lịch Phú Yên phải đạt đƣợc trong từng thời kỳ cụ thể giai đoạn từ nay đến năm 2020. Chúng tôi rút ra các kết luận sau:

1. Tuy tiềm năng về nguồn tài nguyên để phát triển du lịch Phú Yên rất lớn nhƣng do chƣa biết đầu tƣ khai thác đúng mức nên những kết quả đạt đƣợc của ngành du lịch Phú Yên những năm qua còn quá khiêm tốn so với tiềm năng hiện có.

2. Sự kém phát triển của ngành du lịch Phú Yên Xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhƣ ngành du lịch Phú Yên thiếu nguồn lực để đầu tƣ khai thác kể cả vốn và nguồn nhân lực có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh du lịch. Nguyên nhân thứ hai là do tầm quan trọng của phát triển du lịch chƣa đƣợc cấp lãnh đạo tỉnh đánh giá đúng đắn do đó đã chƣa tập trung nguồn lực để phát triển ngành công nghiệp không khói mang lại nhiều lợi nhuận này. Nguyên nhân thứ ba là do du lịch Phú Yên phát triển một cách tách biệt, thiếu sự liên kết với ngành du lịch của các địa phƣơng lân cận nên đã không tận dụng đƣợc lợi thế về nguồn tài nguyên của những nơi này để nối tour du lịch làm phong phú thêm sản phẩm du lịch Phú Yên 3. Hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ ngành du lịch nhƣ các điểm du lịch, điểm tham quan tuy có nhiều nhƣng vẫn trong tình trạng “thiên tạo” chƣa đƣợc qui hoạch cụ thể để trở thành các điểm tham quan lý tƣởng phục vụ khách du lịch. Điểm yếu kém nhất trong hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch Phú Yên đó là thiếu hẳn các khu vui chơi giải trí để kéo chân du khách ở lại du lịch lâu hơn, chính vì thế mà có quá ít khách du lịch đến du lịch Phú Yên ở lại qua đêm, vì thế số ngày khách của du lịch Phú Yên rất thấp, bình quân chƣa tới 2 ngày.

4. Mạng lƣới điện, thông tin liên lạc của Phú Yên khá phát triển đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch, song về hệ thống giao thông của Phú Yên tuy có phát triển nhƣng chủ yếu là hệ thống đƣờng bộ, đƣờng thủy vẫn còn hạn chế. Điểm trở ngại về

giao thông lớn nhất của Phú Yên là chƣa mở nhiều đƣờng bay để đón khách quốc tế và khách nội địa từ các thành phố lớn đến ngoại trừ TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội

5. Muốn tận dụng những lợi thế về tiềm năng tài nguyên du lịch cùng những thế mạnh mà du lịch Phú Yên có đƣợc để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020, thì du lịch Phú Yên phải thực hiện một số các chiến lƣợc cùng các giải pháp hỗ trợ sau:

- Cần phải xây dựng cho mình các sản phẩm du lịch hoàn hảo, dựa trên những lợi thế về tài nguyên du lịch có đƣợc nhƣ sản phẩm du lịch thuần túy – nghỉ dƣỡng biển; du lịch văn hóa và du lịch tham quan di tích lịch sử cùng các sản phẩm du lịch khác nhƣ du lịch sinh thái và du lịch tham quan thắng cảnh cũng thuộc tiềm năng của du lịch Phú Yên.

- Du lịch Phú Yên nên chú ý đến việc liên doanh, liên kết với các đơn vị du lịch lớn trên cả nƣớc kể cả nƣớc ngoài, để thu hút đƣợc sự đầu tƣ từ các công ty du lịch này. Thông qua đó du lịch Phú Yên có đƣợc vốn để đầu tƣ, học hỏi đƣợc kinh nghiệm trong quản lý và kinh doanh du lịch và hơn thế nữa là nhận đƣợc một lƣợng khách du lịch không nhỏ từ các công ty này trong việc liên kết nối tour du lịch.

- Để đảm bảo nhu cầu nhân lực cho phát triển, du lịch Phú Yên phải có chính sách thu hút, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và kinh nghiệm cho quá trình phát triển.

- Du lịch Phú Yên nên chủ động quảng bá – tiếp thị hình ảnh du lịch của mình đến các thị trƣờng truyền thống trong nƣớc và các thị trƣờng ở nƣớc ngoài có số lƣợng khách du lịch đến du lịch Việt Nam nhiều nhất nhƣ: Các nƣớc trong khối ASEAN, Nhật, Pháp, Mỹ,... và mở rộng ra các thị trƣờng mới. Du lịch Phú Yên cũng nên chủ động tham gia các hội chợ du lịch hoặc các ngày hội giao lƣu văn hóa du lịch với các nƣớc đƣợc tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh, vì thông qua các hội chợ này sẽ đem lại cho Phú Yên những cơ hội lớn trong việc tiếp thị tìm kiếm đối tác trong kinh doanh du lịch. Nên tổ chức các diễn đàn về du lịch và mời giám đốc của các công ty du lịch tham gia để để thu hút nguồn đầu tƣ từ họ.

lịch Phú Yên nên chú trọng đến việc khai thác các tài nguyên du lịch một cách vừa phải có tái tạo để đảm bảo cân bằng môi trƣờng sinh thái nhằm đáp ứng việc phát triển du lịch bền vững ở các năm kế tiếp, cùng với việc chú ý đến vấn đề an ninh và an toàn trong du lịch.

Tóm lại, luận văn đã làm rõ những cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc phát triển ngành du lịch Phú Yên.

Thông qua việc phân tích các cơ sở lý luận khoa học về du lịch, các điều kiện tiềm năng để phát triển du lịch Phú Yên, qua kinh nghiệm một số địa phƣơng có những điều kiện tƣơng đồng với Phú Yên trong phát triển du lịch, luận văn khẳng định ngành du lịch Phú Yên có nhiều lợi thế để phát triển và cần đƣợc phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển, góp phần xây dựng Phú Yên trở thành trung tâm du lịch lớn của cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Tập trung đánh giá đúng thực trạng hình thành và phát triển của du lịch Phú Yên trong giai đoạn trƣớc năm 2011, luận văn đã phân tích hoạt động của ngành du lịch Phú Yên trên nhiều khía cạnh: thị trƣờng khách, doanh thu, đóng góp ngân sách...

Luận văn đã nêu rõ những kết quả hạn chế cũng nhƣ nguyên nhân cụ thể để rút ra những bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch Phú Yên . Trên cơ sở những quan điểm và mục tiêu chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc, trên cơ sở xu hƣớng phát triển của du lịch quốc tế, khu vực, quốc gia và địa phƣơng, luận văn đã xây dựng phƣơng hƣớng và các giải pháp cơ bản để phát triển du lịch Phú Yên trong thời gian tới.

Luận văn đƣa ra các giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Phú Yên trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nƣớc đang gặp phải một số khó khăn, nếu thời gian sắp tới nền kinh tế khới sắc trở lại thì với các giải pháp nhƣ trên cộng với một số điều kiện khách quan thuận lợi, thì trong vòng năm năm Phú Yên sẽ có khả năng trở thành trung tâm du lịch lớn của khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Trần Thúy Anh (chủ biên), Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Anh Hoa (2004),

Ứng xử văn hóa trong du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Đính, Phạm Hồng Chƣơng (2000), Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Thống kê, Hà Nội

3. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2008), Kinh tế du lịch, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.

4. Vũ Mạnh Hà (2006), Cơ sở kinh tế du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học

Quốc gia Hà Nội.

6. Nguyễn Cao Huần (2005), Đánh giá cảnh quan, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Phạm Trung Lƣơng, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Ngọc Khánh (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục.

8. Nguyễn Văn Lƣu (1998), Thị trƣờng du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 9. Trần Thị Mai (chủ biên) (2008), Giáo trình tổng quan du lịch, Nxb Lao động

– Xã hội, Hà Nội.

10.Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chƣơng (2006), Quản trị kinh doanh lữ hành, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.

11. Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Đình Hòa (2008), Marketing du lịch, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.

12. Trần Ngọc Nam (2008), Marketing du lịch, Nxb Hồng Đức, TP Hồ Chí Minh.

13. Michael E. Porter (2010), Lợi thế cạnh tranh, Ngƣời dịch: Nguyễn Phúc Hoàng, Nxb Trẻ.

14. Võ Quế (chủ biên) (2006), Du lịch cộng đồng – lý thuyết và vận dụng (tập 1), Nxb Khoa học và kỹ thuật.

15.Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Yên (2010), Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020.

16.Tổng cục du lịch (2005), Luật du lịch.

17. Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng (1997), Địa lý du lịch, NXB TP Hồ Chí Minh

18. Trần Đức Thanh (2008), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. Ngô Kim Thanh (chủ biên) (2009), Giáo trình quản trị chiến lược, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.

20. Lê Bá Thảo (2002), Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lý, NXB thế giới, Hà Nội.

21. Trần Văn Thông (2003), Tổng quan du lịch, Nxb Trẻ

22. Thủ tƣớng Chính phủ (2008), Quyết định 122/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020.

23. Thủ tƣớng Chính phủ (2011), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

24. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên (2011), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng biển và ven biển Phú Yên đến năm 2020.

25. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên (2012), Quyết định về việc phê duyệt quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

26. Bùi Thị Hải Yến (2007), Quy hoạch du lịch, Nxb Giáo dục.

27. Bùi Thị Hải Yến (chủ biên) (2009), Tài nguyên du lịch, Nxb Giáo dục. 28. Bùi Thị Hải Yến (2009), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch tỉnh phú yên đến năm 2020 b (Trang 124)