Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN
3.4. Các giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020
3.4.1.2. Giải pháp đầu tư và thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch
Đầu tƣ phát triển du lịch là một hƣớng đầu tƣ có hiệu quả không những về mặt kinh tế mà còn về mặt môi trƣờng và xã hội. Tuy nhiên, phải dựa vào tính đặc thù riêng của ngành du lịch cũng nhƣ trong điều kiện cụ thể về các nguồn lực phát triển du lịch của mỗi địa phƣơng mà có những giải pháp phù hợp. Đối với tỉnh Phú Yên, việc đầu tƣ phát triển du lịch phải đồng bộ và có trọng tâm, trọng điểm không dàn trải vì nhân lực và vật lực địa phƣơng không mạnh.
Đối với Khu du lịch Vũng Rô - Bắc đèo Cả - núi Đá Bia: Đầu tƣ hạ tầng du lịch điểm du lịch bãi Môn - mũi Điện, bãi Gốc, Đập Hàn, Đá Bia…; Đầu tƣ hạ tầng tuyến du lịch sinh thái Vũng Rô - núi Đá Bia - đập Hàn - Bắc Đèo Cả.
Đối với Khu du lịch đầm Ô Loan: Đầu tƣ hạ tầng giao thông đến các khu vực dự án đầu tƣ, bến du thuyền trên đầm.
Đối với khu vực Cao nguyên Vân Hòa và phụ cận: Nâng cấp hạ tầng một số buôn làng văn hóa - du lịch nhƣ buôn Xí Thoại, buôn Ha Rai; cơ sở các làng nghề của đồng bào các dân tộc; Đầu tƣ hạ tầng tại một số điểm nƣớc khoáng để hình thành các trung tâm dịch vụ nghỉ dƣỡng và chữa bệnh (nƣớc khoáng Triêm Đức, Trà Ô).
Đối với khu vực Sông Hinh và phụ cận Nâng cấp hạ tầng tại các buôn làng văn hóa - du lịch (các buôn khu vực gần hồ Sông Hinh, buôn Hòa Ngãi - Sơn Hòa...); Nâng cấp hạ tầng cơ sở các làng nghề của đồng bào các dân tộc;
Đầu tư xây dựng các khu, điểm du lịch có chất lượng cao, các công trình vui chơi giải trí, thể thao tổng hợp:
Đối với trung tâm thành phố Tuy Hòa và phụ cận: Xây dựng trung tâm lƣu trú cao cấp, khu vui chơi giải trí, thể thao, hội nghị, hội thảo để thu hút khách du lịch cao cấp. Trong đó, có khu vực Núi Thơm, Bãi Xép Long Thủy - Hòn Chùa. Ngoài ra, còn đầu tƣ xây dựng khu du lịch sinh thái nghỉ dƣỡng cao cấp đảo Hòn Nƣa gắn với các hoạt động thể thao mạo hiểm, lặn biển và nghỉ dƣỡng chất lƣợng cao; Xây dựng các khu du lịch nghỉ dƣỡng biển cao cấp ở Bãi Tràm, Bãi Nồm, Bãi Ôm...; các khu du lịch tổng hợp tại bãi Bàng, bãi Rạng, bãi Bình Sa...Đối với Khu du lịch đầm Ô Loan: xây dựng thành một trung tâm du lịch ẩm thực của tỉnh với các loài đặc sản của miền biển Phú Yên.
Đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở lưu trú có chất lượng và các công trình dịch vụ du lịch bổ trợ khác nhƣ các trung tâm mua sắm, các khu thƣơng mại dịch vụ cao cấp, các công trình dịch vụ du lịch nhƣ nhà hàng, bãi đỗ xe….
Nguồn vốn đầu tƣ là cơ sở để xây dựng CSHT và CSVCKT du lịch, đánh thức tiềm năng du lịch thành hiện thực kinh doanh khai thác du lịch. Đối với Phú
Yên, do xuất phát điểm có khoảng cách tụt hậu quá xa so với các địa phƣơng khác trong khu vực nên việc thu hút vốn đầu tƣ phát triển du lịch có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp du lịch Phú Yên có khả năng cạnh tranh với các trung tâm du lịch lớn trong khu vực, để mở rộng hơn nữa khả năng thu hút các nguồn vốn phát triển du lịch thì địa phƣơng cần:
Tạo mọi điều kiện thuận lợi và ƣu đãi nhằm khuyến khích các nhà đầu tƣ thuộc mọi thành phần kinh tế có thể tham gia đầu tƣ vào khai thác du lịch tại Phú Yên, đảm bảo thực hiện ổn định, lâu dài những biện pháp khuyến khích, ƣu đãi đầu tƣ, đồng thời phù hợp với nguyên tắc tạo mọi điều kiện thuận lợi và đảm bảo lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tƣ.
Cải tiến thủ tục hành chính, ƣu tiên xét duyệt cấp giấy phép nhanh chóng cho các dự án đầu tƣ vào lĩnh vực du lịch, rút ngắn thời gian cấp giấy phép đầu tƣ để giảm bớt thời gian và phiền hà cho các nhà đầu tƣ.
Đẩy mạnh tốc độ triển khai các dự án sau khi cấp giấy phép nhƣ hỗ trợ giải phóng mặt bằng, bồi thƣờng tài sản cho dân, giấy tờ về quyền sử dụng đất, về giấy phép xây dựng.. rút ngắn thời gian giao đất.
Xem xét và điều chỉnh lại các chính sách đất đai và giá thuê đất cho các dự án đầu tƣ vào những lĩnh vực du lịch.
Xoá bỏ các đặc quyền, đặc lợi đƣợc dành cho một số doanh nghiệp du lịch. Để môi trƣờng kinh doanh du lịch thực sự lành mạnh, mọi doanh nghiệp đều phải đƣợc có quyền và nghĩa vụ bình đẳng nhƣ nhau, có nhƣ vậy mới thúc đẩy hoạt động kinh doanh du lịch và thị trƣờng du lịch phát triển, mới tạo đƣợc lòng tin và cơ hội cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
Nguồn vốn chúng ta có thể huy động từ nhiều nguồn khác nhau như:
Tập trung đầu tƣ từ nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc (cả trung ƣơng và địa phƣơng)theo hƣớng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích thu hút các nguồn vốn đầu tƣ khác vào du lịch. Nguồn vốn đầu tƣ này chủ yếu dành cho xây dựng quy hoạch; cho phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng (đƣờng giao thông; cung
nguyên du lịch (đặc biệt là các di sản văn hóa, các giá trị đa dạng sinh học… có ý nghĩa cho du lịch); hỗ trợ cho công tác quảng bá và đào tạo… Chú trọng và ƣu tiên đầu tƣ nguồn vốn này cho các khu, điểm du lịch (cả quốc gia và địa phƣơng) ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa - nơi có tiềm năng du lịch hấp dẫn nhƣng có hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém... Đối với các khu du lịch cấp quốc gia nhƣ Đầm Ô Loan, Gành Đá Đĩa, vịnh Xuân Đài…cần đƣợc ƣu tiên đầu tƣ phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách Trung ƣơng, còn các khu, điểm du lịch cấp địa phƣơng cần đƣợc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng. Đây là nguồn vốn đầu tƣ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kích thích thu hút các nguồn vốn khác đầu tƣ cho phát triển du lịch trên phạm vi toàn tỉnh.
Kêu gọi đầu tƣ nƣớc ngoài: thông qua hình thức liên doanh liên kết với nƣớc ngoài, từ các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài. Đặc biệt ƣu tiên các nhà đầu tƣ là Việt kiều có tâm huyết.
Vốn trong nƣớc: từ các đơn vị kinh doanh trong ngành du lịch, từ các đơn vị kinh tế ở các ngành khác muốn đầu tƣ vào lĩnh vực kinh doanh du lịch, từ nguồn vốn của tƣ nhân.